PSU là gì? Cách chọn lựa PSU chuẩn nhất cho máy tính 2022

5 Lý do khách hàng lựa chọn Di Động Việt

PSU là một trong những bộ phận của máy tính quan trọng mà không thể không có. Nếu bạn là người thường xuyên làm sử dụng máy tính hay laptop có lẽ biết điều này. Song, vậy PSU là gì và làm thế nào để chọn được PSU phù hợp nhất cho thiết bị của mình. Cùng giải đáp câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn máy tính hay PSU là gì?

Để nắm rõ hơn về PSU, đầu tiên ta cần biết PSU là gì. PSU hay được biết với tên gọi khác là bộ nguồn máy tính. Tên tiếng Anh của nó là Power Supply Unit. PSU trực thuộc phần cứng và nằm trong thùng máy tính. Nguồn máy tính này tiếp nhận công việc cung cấp năng lượng đến cho những linh kiện khác trong máy bằng việc chuyển dòng điện AC thành DC.

PSU là gì
PSU

Thành phần trong bộ nguồn máy tính này gồm có ổ cứng, mainboard, bàn phím, card màn hình, CPU và chuột. Và tất cả chúng đều dùng dòng điện DC 1 chiều. Theo đầu pin thì dòng điện xoay chiều (AC) sẽ được chuyển thành dòng điện DC nhờ bộ nguồn PSU.

2. Chức năng của nguồn máy tính là gì?

Nếu chipset đóng vai trò đầu não của máy thì PSU chính là nguồn sống của máy. Bởi vì nó có chức năng là cung cấp điện năng đến các linh kiện bên trong máy. Từ đó, nó giúp máy vận hành ổn định.

PSU là gì
Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU

3. Những thông số cần lưu ý trên PSU

Chỉ biết về PSU là gì thì chưa đủ, bài viết công nghệ này sẽ giúp bạn hiểu rõ quá trình vận hành của thiết bị. Vì thế, cần nắm được những thông số quan trọng dưới đây:

3.1. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính PSU

Đầu cắm cần biết đó là đầu bo mạch chủ. Nó còn được biết với tên tiếng Anh là motherboard connector. Đầu cắm bo mạch chủ thông thường có từ 20-24 chân tùy vào từng loại bo mạch khác nhau. Thông thường, nhằm giúp quá trình sử dụng trở nên thuận tiện và dễ dàng tương thích  nhà sản xuất đã thiết kế phù hợp cho cả hai loại bo mạnh 20 chân và 24 chân. Chúng được gọi là đầu cắm dạng 20+4.

PSU là gì
Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính PSU

Loại đầu cắm thứ 2 là đầu cắm nguồn CPU: nó được phân chia làm hai loại chính: loại 4 chân và loại 8 chân.

  • Loại 4 chân: Loại này thường được dùng ở cách bo mạch chủ đời cũ trước.
  • Loại 8 chân: Bạn sẽ bắt gặp loại 8 chân trong các bo mạch chủ đời mới.
  • Dây cắm kết nối của PSU thường được đánh đánh dấu khác nhau bằng màu sắc. Trong đó dây đỏ là dòng điện +5v, dây vàng biểu thị +12V và dây đen là dây mát hay còn được gọi là dây trung tính. Và 3 loại dây này có thể tạo thành tập hợp thành một số loại chân cắm sau đây:
  • Molex: Nó được dùng để kết nối với ổ đĩa quang, ổ đĩa cứng hay để kết nối với  một số thiết bị card màn hình, mainboard cũ.
  • Đầu cấp nguồn chính: có 2 loại 20 và 24 chân.
  • Dây điện phụ 12V: Gồm 4 đầu cắm với 2 chân mát  đi kèm 2 chân 12V.
  • Đầu cắm ổ SATA: để kết nối với các ổ cứng SATA sẽ có 2-4 cổng kết nối dẹp. 
  • Đầu cắm PCI-Express (PCIe): Sử dụng cho việc cung cấp các thiết bị bộ nhớ mở rộng chuẩn PCIe.
  • Đầu cắm ổ đĩa mềm: Có 2 dây mát và 1 dây 5V, 1 dây +12V và nó được sử dụng  chủ yếu cho các ổ đĩa mềm hoặc card mở rộng.
  • Đầu cắm EPS 12V 8 chân: Không phải máy nào cũng có mà chỉ có ở các máy tính chuyên nghiệp và dùng cho các bo mạch chủ của máy trạm workstation.

3.2. Quy ước đầu dây trên nguồn máy tính PSU – Power Supply Unit

Nếu bạn đã hiểu về nguồn máy tính là gì, bạn cũng không thể không biết quy ước đầu dây trên nguồn máy tính PSU. 

PSU là gì
Quy ước đầu dây trên nguồn máy tính PSU
  • Màu đen: Đây là dây chung hay còn gọi là COM hay GNS, có mức điện áp quy định = 0V.
  • Màu cam: Đây là dây có mức điện áp +3,3V.
  • Màu đỏ: Đây là dây có mức điện áp +5V.
  • Màu vàng: Đây là dây có mức điện áp +12V.
  • Màu xanh dương: Đây là dây có mức điện áp -12V.
  • Màu xanh lá: Đây là dây có vai trò quan trọng kích hoạt nguồn. Bạn có thể kích hoạt nguồn bằng cách nối dây xanh lá với dây đen thủ công. Chỉ với cách này bạn có thể kích hoạt nhanh chóng giúp kiểm tra nguồn có hoạt động ổn định không trước khi bạn tiến hành lắp ráp.
  • Màu tím: Dây màu tím được biết là có mức điện áp 5Vsb (5V standby). Dù có được kích hoạt hay không thì dây này luôn có điện. Và nếu bạn muốn kiểm tra nguồn có hoạt động hay không thì có thể dùng cách đo điện áp giữa dây đen và dây tím. Dòng điện duy trì ở dây tím này sẽ cung cấp cho chuột, bàn phím, các cổng USB và việc khởi động thiết bị.
  • Ngoài các màu trên thì còn một số dây có màu khác. Và những màu này thì được sử dụng với các đường cấp điện áp khác nhau. Đồng thời, cũng có các nguồn cũng có thể sử dụng với các dây hỗn hợp.

3.3. Quy ước công suất PSU – Power Supply Unit

Công suất PSU có nhiều yếu tố khác nhau như công suất tối đa, công suất tiêu thụ và công suất cung cấp…Còn đối với hiệu suất thì sẽ không được hiển thị trên phần nhãn bên ngoài bộ nguồn.

3.3.1. Công suất tiêu thụ

Chúng ta đều biết công suất này được tính bằng W, số tiền mà bạn phải trả sẽ dựa vào số W này. Công suất mà một máy tính tiêu thụ so với nguồn điện dân dụng được gọi là công suất tiêu thụ. 

PSU là gì
Công suất tiêu thụ

3.3.2. Công suất cung cấp

Công suất này được tính bằng công thức là tổng công suất mà bộ nguồn cung cấp cho CPU, bo mạch chủ và các linh kiện liên quan. Nó sẽ dựa vào vào tần số sử dụng cũng như đặc tính làm việc của thiết bị. Hiển nhiên, nó sẽ nhỏ hơn công suất cực đại.

PSU là gì
Công suất cung cấp

Công suất cung cấp sẽ không giống nhau vì nó còn tùy vào  chế độ làm việc và các thời điểm. Các thiết bị làm tác động đến công suất tiêu thụ như:

  • CPU máy tính: Nó gồm có nhiều chế độ tiêu thụ như khi làm việc ít, khi giảm tốc, lúc làm việc tối đa.
  • Card đồ họa VGA: Những lúc hoạt động tác vụ nặng như chơi game, chỉnh sửa video sẽ tiêu tốn năng lượng lớn hơn tác vụ nhẹ.
  • Chipset cầu bắc: Linh kiện này tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trên mainboard.
  • Ổ quang: Nó sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn khi đọc – ghi.
  • Quạt: Quạt tản nhiệt máy tính sẽ điều chỉnh tốc độ tùy theo độ tản nhiệt.

3.3.3. Công suất cực đại tức thời

Đây là công suất lớn nhưng được tính trong một khoảng thời gian khá ngắn, đơn vị được tính bằng mili giây (ms). Và công suất cực đại sẽ được dán trên nhãn sản phẩm.

3.3.4. Công suất cực đại liên tục

Nếu công suất cực đại tức thời trong thời gian ngắn thì công suất này sẽ được tính trong thời gian dài. Và nó cực kỳ quan trọng khi giúp bạn biết thiết bị có ổn định hay không.

psu là gì
Công suất cực đại liên tục

4. Lựa chọn PSU phù hợp nhất với máy tính của bạn

Sau khi tìm hiểu về PSU là gì cũng như chức năng và  các thông số của nó. Chúng ta sẽ cùng vận dụng vào để lựa chọn được loại PSU phù hợp với thiết bị của mình.

4.1. Công suất sử dụng

Để chọn một bộ nguồn phù hợp thì bạn phải dựa vào công suất sử dụng. Bạn không nên chọn bộ nguồn có công suất quá lớn vì không tận dụng hết công suất hiện có.

PSU là gì
Công suất sử dụng

4.2. Dựa vào thương hiệu

Khi mua PSU hay bất cứ thiết bị nào như điện thoại, laptop…chúng ta đều quan tâm đến thương hiệu của nó. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất PSU. Các nhà sản xuất luôn không ngừng đưa ra mẫu mới. 

Trong đó có những cái tên thương hiệu nên mới nổi có thể kể đến như Silverstone, Seasonic, Corsair và Antec (đều sử dụng nguồn của Seasonic). Những thương hiệu này phụ trách sản xuất linh kiện cao cấp cho các dòng máy xịn nên giá thành hơi cao.

PSU là gì
Thương hiệu PSU

Nếu bạn muốn mua thiết bị tầm trung thì có thể cân nhắc đến Acbel, FSP, Thermaltake, Cooler Master. Dù linh kiện không quá cao cấp nhưng chất lượng vẫn vô cùng tốt.

Hoặc bạn có tủi tiền ít thì PSU cấp thấp hơn một chút nữa thì có sản phẩm của Huntkey, Golden Field và Arrow. Chúng đều  đạt chuẩn ATX. Còn nếu bạn muốn giá thành cực rẻ nữa thì có sản phẩm từ thương hiệu không tên tuổi. 

4.3. Quan tâm đến giá thành của PSU

Ngoài việc tìm hiểu về PSU là gì và tất tần tật thông tin liên quan đến nó. Người dùng còn chú ý đến giá cả. Giá thành ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của bạn. Bạn cần chọn ra sản phẩm vừa với túi tiền của mình. Chi phí lý tưởng bạn dành ra để đầu tư cho máy là khoảng 10-15% tổng  cho bộ máy. 

5. Tạm kết

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về PSU là gì? Nguồn máy tính là gì? Cách lựa chọn PSU phù hợp. Mong rằng những kiến thức trong bài viết này sẽ đem đến thông tin bổ ích cho bạn.

Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật các thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Cám ơn các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc qua bài so sánh này.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (2 bình chọn)
Avatar of Thi Minh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *