Công nghệ thực tế ảo (VR) là gì? Có gì khác so với AR? Những ứng dụng hữu ích trong đời sống

5 Lý do khách hàng lựa chọn Di Động Việt

Những năm trở lại đây, công nghệ thực tế ảo ngày càng phát triển mạnh mẽ và để lại dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực đời sống cùng xã hội. Sự xuất hiện của chúng đã giúp cho con người có thể cảm nhận không gian ảo một cách chân thực nhất nhờ vào các thiết bị đeo đi kèm. Vậy ứng dụng của công nghệ thực tế ảo VR ở thực tế ra sao? Cùng khám phá chi tiết qua bài kiến thức này!

1. Công nghệ thực tế ảo (VR) là gì? Có gì khác biệt so với thực tế ảo tăng cường (AR)?

Virtual Reality hay còn được gọi với cái tên quen thuộc Thực tế ảo. Đây là thuật ngữ mô tả một môi trường được ảo hoá (do con con người tạo ra) nhờ vào các phần mềm chuyên dụng. Và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh đi kèm.

Không những tạo ra không gian ảo mà công nghệ này còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua từng cử chỉ hay các giác quan khác nhau. Chẳng hạn như: Thính giác, Xúc giác và Khứu giác.

Thực tế ảo
Thực tế ảo là gì?

Vậy công nghệ thực tế ảo có khác với thực tế ảo tăng cường AR không? Câu trả lời là có, chúng hoàn toàn khác nhau về cách thức hoạt động. Khi VR tạo ra một môi trường ảo thì AR sẽ dựa trên không gian thật ở môi trường xung quanh để thêm một vài yếu tố ảo hoá ở bên trong. Đồng thời, AR và VR sẽ tồn tại song song với nhau bởi chúng đều có những tính năng riêng biệt mà công nghệ còn lại không có.

2. Những thành phần bên trong công nghệ thực tế ảo

Thông thường, một hệ thống thực tế ảo sẽ bao gồm 5 thành phần: phần mềm (SW), phần cứng (HW), mạng liên kết, người dùng cùng các ứng dụng. Trong đó, phần mềm, phần cứng và các ứng dụng là thành phần chính quan trọng nhất.

2.1. Phần mềm

Phần mềm (Software) được xem là linh hồn chính của Virtual Reality cũng như đối với bất cứ hệ thống máy tính hiện đại nào khác. Về mặt nguyên tắc thì có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ hoạ nào để mô hình hoá cùng mô phỏng các đối tượng của công nghệ này. Đồng thời, Software phải đảm bảo 2 công dụng chính là Tạo hình và Mô phỏng.

Thực tế ảo
Phần mềm

Các đối tượng của Virtual Reality được mô hình hoá từ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế từ các phần mềm CAD khác chẳng hạn như 3D Studio, AutoCAD,…). Tiếp đến, phần mềm của chúng phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học cùng mô phỏng ứng xử của đối tượng.

2.2. Phần cứng

Phần cứng (Hardware) là một hệ thống bao gồm máy tính (có thể là PC hay Workstation có cấu hình, đồ hoạ mạnh), các thiết bị đầu vào và các thiết bị đầu ra.

  • Các thiết bị đầu vào (Input devices): gồm các thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu ở thế giới ảo. Chẳng hạn như: màn hình đội đầu HMD, tai nghe âm thanh nổi, chuột,… Hay các thiết bị đầu vào có thể ghi nhận nơi mà người dùng đang nhìn hoặc hướng họ đang chỉ tới.
  • Các thiết bị đầu ra (Output devices): bao gồm hiển thị đồ hoạ (như màn hình, HDM,…) để có thể nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh vòm để nghe được âm thanh vòm (như Surround, Hi-Fi,…). Bộ phản hồi cảm giác để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng (như găng tay,…). Và bộ phản hồi xung lực để tạo lực tác động (như đạp xe hay đi đường xóc nảy,…)
Thực tế ảo
Phần cứng

3. Các điểm đặc trưng của công nghệ VR (thực tế ảo)

Công nghệ VR thông thường sẽ có 3 đặc tính chính là: Tương tác (Interactive), Nhập vai (Immersion) và Tưởng tượng (Imagination).

3.1. Tương tác trên thời gian thực (Real-Time Interactivity)

Lúc này, máy tính có khả năng nhận biết tín hiệu của người dùng và ngay lập tức thay đổi thế giới ảo. Người sử dụng sẽ nhìn thấy mọi sự thay đổi diễn ra trên màn hình theo ý muốn của họ và sẽ bị thu hút bởi sự ảo hoá này.

Thực tế ảo
Tương tác trên thời gian thực

3.2. Cảm giác chìm đắm

Cảm giác chìm đắm là hiệu ứng tạo khả năng thu hút sự tập trung cao độ (có chọn lọc) vào chính các thông tin từ người sử dụng hệ thống VR. Lúc này, họ sẽ cảm thấy mình thực sự hoà lẫn và là một phần trong thế giới ảo.

Thực tế ảo
Cảm giác chìm đắm

Virtual Reality còn khiến cảm giác này trở nên chân thực hơn nữa nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác. Như vậy, người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ hoạ 3D hay điều khiển được chúng mà còn sờ được (cứ như chúng thực sự tồn tại). Ngoài ra hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách tạo thêm các cảm giác khác trong công nghệ này như: ngửi và nếm.

3.3. Tính tương tác tốt

Tính tương tác có hai khía cạnh chính là: động lực học môi trường và sự du hành bên trong thế giới ào.

Sự du hành là người dùng có thể di chuyển khắp nơi một cách độc lập và cứ như đang đi ở môi trường thật. Ngoài ra, các nhà phát triển có thể thiết lập một số áp đặt đối với việc truy cập vào những khu vực ảo nhất định. Cho phép người dùng có nhiều mức độ tự do khác nhau như: bay, xuyên tường, lặn,…

Thực tế ảo
Tính tương tác tốt

Ở một khía cạnh khác trong sự du hành chính là sự định vị điểm nhìn của người dùng. Đây là việc mà người dùng có thể theo dõi chính họ từ một khoảng cách, quan sát cảnh tượng thông qua đôi mắt của người khác,…

Trong khi đó, động lực học là những quy tắc về cách thức mà con người, sự vật cùng mọi thứ,… Tương tác với nhau theo một trật tự nhất định để trao đổi thông tin hoặc năng lượng.

4. Những thiết bị được hỗ trợ công nghệ thực tế ảo

Thiết bị hỗ trợ công nghệ thực tế ảo hiện nay giúp người dùng có thể tự do hoà mình vào không gian ảo chính là thiết bị đeo đầu chuyên dụng. Mà phổ biến nhất hiện nay chính là kính Virtual Reality.

Đây là loại kính sẽ bao trùm tầm nhìn đôi mắt của bạn, sau đó chúng sẽ phủ lên lớp hình ảnh ảo hoá. Cũng tuỳ vào chủng loại hay các tính năng đi kèm mà kính VR có khả năng tương tác với người dùng. Nghĩa là bạn có thể thông qua ngôn ngữ cơ thể như cầm nắm, nhìn, gật đầu,… để điều khiển không gian ảo.

Thực tế ảo
Samsung Gear VR

Samsung Gear VR, Google Cardboard, Lenovo VR là một số các hãng kính công nghệ VR nổi tiếng nhất hiện nay. Đặc biệt Oculus Rift vẫn mang tới khả năng trải nghiệm tuyệt vời hơn. Giá bán kính Virtual Reality thường dao động từ trăm nghìn đến vài triệu đồng tuỳ theo chất lượng cùng các tính năng kèm theo.

5. Các ứng dụng của VR trên thực tiễn

Virtual Reality cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống cùng thực tiễn. Không đâu xa, chúng đều hết sức quen thuộc và ngay bên cạnh chúng ta.

5.1. Lĩnh vực giải trí

Lĩnh vực giải trí chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho công nghệ thực tế ảo ra đời. Người dùng có thể sử dụng Virtual Reality mà tha hồ đắm chìm trong không gian ảo của một trò chơi hay những video giải trí,…

Thực tế ảo
Lĩnh vực giải trí

Ưu điểm của công nghệ này là khi chúng ta ứng dụng vào việc giải trí thì chúng sẽ mang đến cảm giác y như thật. Mọi thứ diễn ra trong không gian ảo sẽ có tác động mạnh đến cảm giác của con người.

Chẳng hạn khi ta xem một bộ phim giả lập bằng kính thực tế ảo thì người dùng có thể thay đổi góc nhìn bằng cách quay đầu sang trái, phải. Hay di chuyển xung quanh không gian của phim. Trong khi đó một bộ phim thông thường sẽ không làm được điều này.

5.2. Du lịch số

Với công nghệ hình ảnh 3D, ngày nay con người có thể tạo ra bối cảnh không gian 3 chiều giống như thực tế. Một trong số đó điển hình nhất là tái hiện lại cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,… mà con người chỉ cần có kính VR là trải nghiệm được ngay mà không cần đi xa.

Thực tế ảo
Du lịch số

Đặc biệt sẽ có một số hệ thống thực tế ảo tích hợp thêm các yếu tố như: hiệu ứng ánh sáng, rung lắc, gió,… Giúp làm tăng cảm xúc và độ trải nghiệm của người dùng.

5.3. Bất động sản

Bất động sản là lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhất trong những năm này. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp người dùng có thể tham quan, ngắm xem chi tiết các bối cảnh của một kiến trúc, toà nhà,… rõ ràng hơn.

Thực tế ảo
Bất động sản

Không những vậy mà người dùng sẽ có cái nhìn khái quát và chính xác nhất với những gì sẽ được tạo ra và xây dựng trong tương lai. Mặc dù ở hiện tại việc ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực bất động sản còn đang gặp nhiều khó khăn vì vấn đề chi phí. Tuy nhiên, với công năng vô cùng hữu ích có thể di động đến bất kỳ đâu thì dự kiến công nghệ này sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai.

6. Tổng kết

Công nghệ thực tế ảo là gì? Có gì khác so với AR? Những ứng dụng hữu ích trong đời sống qua bài viết trên hi vọng sẽ giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về công nghệ hữu ích này.

Hãy theo dõi trang Dchannel để cập nhật thêm các bài viết công nghệ cùng kiến thức với các chủ đề đa dạng và làm mới mỗi ngày.

Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” ngay vì đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi giảm sốc áp dụng trên rất nhiều mã sản phẩm khác nhau đang chờ bạn đấy. 


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (2 bình chọn)
Avatar of Kiều Trang

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *