1. Mainboard là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần biết khái niệm bo mạch chủ mainboard là gì. Đây là hai cách gọi của một bảng mạch có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với các bộ phận máy tính. Bộ phận này giúp kết nối toàn bộ các linh kiện bên trong máy, từ đó giúp chúng tạo thành một thể thống nhất. Thông thường, mainboard sẽ nằm ở trong thùng máy hoặc được tích hợp phía sau màn hình.
2. Vai trò của Mainboard là gì?
Sau khi đã biết khái niệm mainboard là gì, chắc hẳn bạn cũng nhận ra được phần nào tầm quan trọng của bộ phận này. Bo mạch chủ có tác động rất lớn đến khả năng vận hành cũng như liên kết và hoạt động của máy. Do đó một máy tính có đang hoạt động tốt hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của mainboard.
Dưới đây sẽ mô tả rõ hơn về vai trò của main máy tính là gì:
- Giúp liên kết toàn bộ các thiết bị ngoại vi, linh kiện của máy để tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
- Giúp điều khiển được tốc độ đường truyền dữ liệu của các thiết bị.
- Giúp phân phối điện áp đến các linh kiện khác nhau được gắn trên mainboard.
- Giúp quyết định cấu hình, cấu trúc và độ bền của máy.
3. Cấu tạo của Mainboard
Về cơ bản, bo mạch chủ mainboard được cấu tạo từ các thành phần: chipset, socket, BIOS, khe cắm PCI, khe RAM, CPU, và các cổng kết nối ngoại vi khác. Cụ thể về chức năng của từng bộ phận mainboard là gì sẽ được trình bày ở dưới đây.
3.1. Chipset
Đầu tiên, khi đề cập đến chipset của mainboard là gì, mọi người có thể hiểu đó là hai chip cầu bắc và cầu nam. Nhiệm vụ của hai chipset này là đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ. Sau đó mới tiếp tục đến CPU nhằm đảm bảo các thiết bị ngoại vi và card mở rộng có thể kết nối được với CPU cũng như nhiều thiết bị khác.
3.2. Socket
Thông qua chân socket để có thể kết nối được với CPU của máy tính. Thông thường mỗi CPU sẽ có số lượng chân socket khác nhau. Tuy nhiên hiện nay các socket đều được tích hợp sẵn trên các card onboard. Điều này hỗ trợ người dùng rất tốt trong việc không cần tốn chi phí để gắn thêm card rời.
3.3. BIOS
Được biết đến như là thiết bị đầu vào và đầu ra của main server. BIOS chứa các thông số làm việc của toàn bộ hệ thống.
3.4. CPU
Đây chính là bộ xử lý trung tâm và là phần cốt lõi quan trọng nhất của laptop hệ điều hành Windows và macOS. Nhìn chung, CPU đóng vai trò giống như não bộ của máy. Tất cả các thông tin, lệnh cũng như thao tác trên máy sẽ được xử lý trực tiếp tại CPU.
3.5. Khe cắm PCI
PCI là tên viết tắt của cụm từ Peripheral Component Interconnect. Khe cắm PCI được dùng để kết nối với card mạng, card CPU, và card VGA. Nói chung, PCI quyết định khả năng tương thích giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống máy tính.
3.6. Khe RAM
Đây là vị trí được dùng kể kết nối với RAM máy tính.
3.7. Cổng kết nối các thiết bị ngoại vi
Đây là nơi thường được dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Cụ thể như màn hình, USB, tai nghe, internet,…
4. Mainboard làm những gì?
Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với nguyên lý hoạt động của mainboard là gì. Quy trình này thường sẽ được diễn ra như sau:
- Bus là những thiết bị có tốc độ truyền tải dữ liệu. Vậy nên đầu tiên tại các Bus sẽ giúp truyền nhận các thông tin trong máy với nhau.
- Các con chip sẽ đảm nhận việc nối các phần của linh kiện lại với nhau.
- Sau đó, thông qua chip cầu bắc và cầu nam mà tốc độ Bus sẽ được điều khiển nhằm tạo được sự đồng bộ.
5. Điểm khác nhau của Mainboard trên laptop và PC
Khi tìm hiểu sâu về mainboard là gì, bạn sẽ biết bo mạch chủ của máy tính và laptop lại không hoàn toàn giống nhau. Đối với PC, mainboard là phần bo mạch với các khe kết nối. Những khe này tương tự như khe kết nối CPU, GPU, ổ cứng, RAM, nguồn.
Trong khi đó, mainboard dùng cho công nghệ laptop lại được hàn gắn liền như một linh kiện. Thông thường, CPU và GPU sẽ được gắn liền trực tiếp trên mainboard. Điều này giúp tiết kiệm không gian cho máy tính.
6. Lưu ý khi chọn Mainboard
Vì bo mạch chủ rất quan trọng, vậy nên bạn cần biết những điều cần lưu ý khi chọn mainboard là gì. Qua đó giúp chọn được mainboard phù hợp nhất cho thiết bị của bạn. Các tiêu chí khi chọn mainboard như sau:
- Do mỗi CPU phù hợp với từng loại socket riêng, vậy nên bạn cần tìm đúng loại để có thể tương thích hai bộ phận với nhau.
- Tuy nhiên bo mạch chủ trên laptop không cần phải quan tâm đến socket. Bởi lúc này CPU đã được gắn liền lên bo mạch. Vậy nên trong quá trình chọn bo mạch cho laptop, bạn cần phải chú ý đến khả năng nâng cấp linh kiện. Ví dụ như bộ nhớ hoặc RAM máy tính.
7. Tổng kết
Vậy là bạn đã cùng mình tìm hiểu những điều liên quan Mainboard là gì? Tìm hiểu vai trò và chức năng của Mainboard. Hy vọng thông tin mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điều liên quan đến bộ phận rất quan trọng của máy tính này.
Đừng quên tiếp tục theo dõi dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những vấn đề xoay quanh lĩnh vực công nghệ điện tử mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình!
Xem thêm:
- PSU là gì? Nguồn máy tính là gì? Cách lựa chọn PSU phù hợp
- Ổ cứng là gì? Có mấy loại? Lựa chọn ổ cứng phù hợp máy tính
- Ổ cứng SSD là gì? Bao gồm những loại nào? Tại sao nên mua
- Tản nhiệt là gì? Có bao nhiêu loại? Nên chọn loại nào?
Di Động Việt