Khí dung là gì? Quy trình xông khí dung đúng chuẩn để đạt được hiệu quả tối đa cho người bệnh

5 Lý do khách hàng lựa chọn Di Động Việt

Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp gồm có viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen phế quản,… Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị y tế này cần phải thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế mới mang lại hiệu quả cao nhất.


Xem thêm:


Khí dung là gì?

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

khai niem khi dung didongviet

Hiện có 2 loại máy khí dung chính là:

  • Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên;
  • Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.

Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng từ 3 – 4 tiếng. Vì vậy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung 2 – 4 lần/ngày. Tùy theo bệnh đường hô hấp trên hay dưới, tùy loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện cho phù hợp.

Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Quy trình khí dung chuẩn

Dưới đây chính là cách sử dụng máy khí dung chuẩn:

  • Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy một lượng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng thuốc đã pha sẵn thì không cần pha thêm
  • Dùng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) cho vào cốc đựng thuốc với nước muối hoặc nước cất. Nếu có thuốc pha sẵn thì dùng ống tiêm lấy theo lượng thuốc được bác sĩ chỉ định
  • Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc
  • Đặt mặt nạ lên mặt, chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên
  • Thở chậm và sâu bằng miệng (hít sâu, ngưng lại khoảng 1 – 2 giây rồi thở ra) cho tới khi hết thuốc trong cốc đựng (trung bình mất khoảng 10 – 20 phút). Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi
cach xong khi dung didongviet

Các loại thuốc thường sử dụng

Ứng với mỗi loại bệnh và mức độ nặng – nhẹ, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc khí dung khác nhau cho bệnh nhân. Cụ thể bên dưới như:

  • Bệnh nhân viêm mũi – xoang – họng dị ứng có biểu hiện hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi,… thường được dùng thuốc xông dạng corticoid, chống phù nề, sung huyết. Nếu người bệnh có nhiễm khuẩn, bội nhiễm có thể phải sử dụng phối hợp thêm kháng sinh
  • Các trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản do bệnh hen suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính,… cần dùng phương pháp khí dung với loại thuốc phù hợp để làm giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở
  • Khí dung và thuốc phù hợp được sử dụng làm loãng đờm cho người mắc bệnh phổi
  • Xông khí dung bằng nước muối cho trẻ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm nhớt để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho và tống đờm nhớt ra ngoài
  • Dùng tinh dầu từ lá khuynh diệp, bạc hà, sả, lá chanh, lá tía tô,… với máy khí dung để sát trùng, làm thông mũi – họng, giảm triệu chứng cảm cúm, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
thuoc khi dung didongviet

Những lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng khí dung cho trẻ em để đảm bảo độ an toàn cao:

  • Luôn đọc kỹ tên thuốc, chỉ sử dụng loại thuốc theo đúng liều lượng và thực hiện khí dung theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ví dụ tự ý sử dụng thuốc giãn phế quản salbutamol có thể gây một số tác dụng phụ như hồi hộp, run tay, lo lắng, đau ngực, tăng huyết áp, co thắt phế quản…
  • Mỗi máy phun khí dung đều có kèm theo mặt nạ hoặc ống ngậm. Dùng ống ngậm sẽ đưa lượng thuốc đến phổi nhiều hơn dùng mặt nạ. Tuy nhiên, việc sử dụng ống ngậm đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt từ người bệnh nên không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi. Khi sử dụng mặt nạ cần áp sát vào mặt để tránh thuốc đọng lại trên mặt hoặc thoát ra ngoài
  • Chọn thời điểm khí dung thích hợp: tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn, có nhiều hoạt động trong gia đình
  • Tạo môi trường yên tĩnh: Việc thực hiện khí dung thường kéo dài 10 – 20 phút. Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi nên cần tạo một môi trường yên tĩnh, duy trì sự bình tĩnh không lo lắng, bất an
  • Lưu ý tới các tác dụng phụ: sử dụng máy phun khí dung có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ bao gồm ho, khàn giọng, kích thích niêm mạc hầu họng, nhiễm nấm vùng hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.
tre em xong khi dung didongviet

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-dung-la-gi-vi-sao-khong-nen-lam-dung/

Di Động Việt

Đánh giá bài viết
Avatar of Đạt Phan

Xin chào, mình là Phan Thái Đạt, đang giữ vai trò Leader Content SEO tại Di Động Việt từ năm 2022. Với niềm đam mê, nhiệt huyết trong mảng công nghệ và 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, mình đã góp phần đem lại cho hàng ngàn bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và thú vị. Mong rằng những gì mình chia sẻ sẽ giúp bạn càng am hiểu và khám phá được nhiều thứ mới mẻ hơn nữa về công nghệ.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *