iMessage từ lâu đã là thế mạnh của Apple mà Google không có gì để đối phó. Nếu không muốn nhắn tin qua nhà mạng. Người dùng các smartphone Android sẽ phải dùng những ứng dụng bên thứ 3. Đơn cử như Facebook Messenger, Zalo, Skype,… Rõ ràng là iMessage lợi thế hơn hẳn. Với quyết tâm đồng nhất các thiết bị, Google sẽ tung ra dịch vụ Google Chat.
- Xem thêm : Android và iOS hơn thua nhau những gì
Đã công bố trước đây những lại đi vào ngõ cụt
Thực tế, Google đã công bố thử nghiệm này vào tháng 4 năm 2018, nhưng rồi lại mất hút. Và sau đó 1 năm – tức cuối tháng 6 năm nay Google sẽ thử nghiệm Chat tại Anh và Pháp.
Rất có thể, ảnh hưởng của các nhà mạng viễn thông đã cản trở công nghệ này. Với đổ phủ của Wifi và 3G thì chắc chắn Chat sẽ làm SMS phải điêu đứng. Và không được sự đồng thuận của các nhà mạng nên Google sẽ phải tự tay phát triển Chats. Tương tự như cách mà Apple đã làm với iMessage . Ưu điểm của Chat so với SMS chính là khả năng đa dụng. Dùng SMS các bạn không thể gửi các tệp lớn hay hình hoặc là có 1 nhóm trò chuyện được. Và tất nhiên, chi phí sử dụng Google Chat chắc chắn rẻ hơn SMS rất nhiều lần.
Nền tảng hoạt động khác với iMessage
Thời buổi bảo mật cá nhân ngày càng được chú trọng thế này, không rõ Google đối phó ra sao. Bởi lẽ, như công bố Google sẽ sử dụng nền tảng RCS ( Rich Comunication Service). Nền tảng này cho phép người dùng tương tác với nhau bằng các tệp lớn hơn. Ví dụ như hình ảnh, Video,… chứ không đơn thuần là kí tự nữa. Và điểm yếu của RCS chính là các tin nhắn này hoàn toàn không được mã hóa. Nghĩa là, nhà mạng hoàn toàn có thể lấy được toàn bộ tin nhắn hay thông tin của bạn.
So sánh điều này với iMessage của Apple, hay những ứng dụng chat như Messenger, skype,… Nhà cung cấp các ứng dụng này khẳng định họ sử dụng giao thức (end to end Enscryption). Nghĩa là, tin nhắn của người gửi và người nhận sẽ được mã hóa hoàn toàn. Nếu nhà cung cấp có lấy dữ liệu, thì chúng chỉ là những con số, ký tự vô nghĩa.
Lời giải thích của Google
Tuy vậy, Google cũng đã có lời giải thích về vấn đề này. Có thể Google sẽ không cần thông qua các nhà mạng mà sẽ sử dụng mô hình “Point driven”. Từ đó, cung cấp dịch vụ đến với tất cả các thiết bị mình mong muốn, mà không cần server.
Và nếu được sự đồng thuận, thì 1 số nhà mạng sẽ có thể quản lý Chat trong phạm vi của mình. Tất nhiên họ sẽ phải có trách nhiệm giải thích với khách hàng của mình và chịu mọi vấn đề pháp lý. Thêm vào đó, Google cam kết, tất cả các tin nhắn sẽ bị xóa dấu vết sau khi được gửi. Tức là chỉ bạn và người nhận thấy tin nhắn đó và không có tí dấu vết nào của nó tồn tại OTA.
1 điểm mà chưa rõ gọi là ưu hay nhược
iMessage có cả 1 hệ thống “Apple Identity Service”” hỗ trợ nhận diện iPhone. Tức là, với iMessage khi nhắn tin với iPhone khác thì server sẽ tự nhận diện và gửi iMessage . Còn nếu gửi tin cho 1 máy hệ điều hành khác thì sẽ là tin SMS bình thường. Khi đó Apple Identity Service sẽ tự nhận dạng 2 thiết bị gửi và nhận có iMessage hay không.
Còn đối với Chat, do không có Server nên điều này sẽ không thể xảy ra. Thay vào đó, Chat sẽ hỏi bạn có muốn sử dụng Chat hay không, sau đó mới cài đặt và sử dụng. Đối với ở máy nhận, Chat sẽ “hỏi” thiết bị nhận có hỗ trợ giao thức RCS không. Nếu có, giao tiếp giữa 2 thiết bị sẽ được thông qua Chat. Được tự mình quyết định là tốt, nhưng so với trường hợp này có lẽ tự động tốt hơn.
Những khó khăn sắp tới của Google Chat
Do Android bị phân mảnh ra quá nhiều, nên cách định danh của Google là thông qua số điện thoại. Không như Apple với 1 nền tảng duy nhất, có thể định danh qua id riêng biệt của các thiết bị. Và việc định danh quá số điện thoại phải được sự hỗ trợ của các nhà mạng. Không phải nhà mạng nào cũng sẵn sàng hỗ trợ do đe dọa tới doanh thu SMS của họ. Không những thế những dịch vụ trong Universal Profile (danh sách tính năng chung) một số nhà mạng lại không có.
Không thể trách được Google, do là 1 nền tảng mở nên các dị bản của nó rất nhiều. Đơn giản như cứ mỗi nhà sản xuất lại có 1 phiên bản Android của họ. Và để cấp cho mỗi thiết bị bằng ID trong 1 bộ ID chung là không thể. Vậy nên để tạo thành 1 nền tảng chung thì không còn cách nào ngoài số điện thoại. Nhưng không phải ai cúng sẵn sàng chịu thiệt vì tiến bộ cả.
Tổng kết
Bước đi nhằm tạo ra 1 nền tảng tin nhắn chung giữa các thiết bị Android của Google là đúng. Bởi vì iMessage của Apple đã cho thấy những tiện ích quá lớn. Nhưng do rào cản về tiếng nói chung đã khiến nền tảng này chững lại. Nhưng không gì là không thể, với 75% số smartphone trên thị trường là Android. Google càng nên cấp bách hơn trong việc nghiên cứu. Nếu không thể có được sự đồng thuận, có thể là tìm một công nghệ quản lý nào đó khác chăng.
Di Động Việt