Phơi sáng, hay còn gọi là Exposure, đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo ra những bức ảnh hoàn hảo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm phơi sáng là gì cùng với những kỹ thuật cơ bản giúp người mới bắt đầu làm chủ nghệ thuật chụp ảnh phơi sáng.
1. Chụp phơi sáng là gì?
Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng là cách điều chỉnh thời gian màn trập của máy ảnh mở lâu hơn so với thông thường. Điều này cho phép ánh sáng đi vào cảm biến trong khoảng thời gian dài hơn. Nó giúp cải thiện chất lượng ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng và tạo nên những hiệu ứng ánh sáng kéo dài độc đáo, biến mỗi bức hình thành một tác phẩm nghệ thuật.

2. Giới thiệu tam giác phơi sáng
Khái niệm này chia kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng thành ba yếu tố chính, được gọi là “tam giác phơi sáng”: khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng (ISO). Trong đó, khẩu độ kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Khẩu độ càng lớn (chỉ số f càng nhỏ), ánh sáng lọt vào sẽ càng nhiều, và ngược lại.

Độ nhạy sáng ISO điều chỉnh mức độ cảm nhận ánh sáng của cảm biến máy ảnh. ISO càng cao, ảnh sẽ càng sáng. Thế nhưng đồng thời dễ xuất hiện nhiễu hạt, làm giảm chất lượng hình ảnh. Tốc độ màn trập không chỉ ảnh hưởng đến lượng ánh sáng mà còn quyết định cách đối tượng chuyển động được ghi lại trong khung hình.
Ba yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi bạn thay đổi một thông số, cần phải cân bằng và điều chỉnh hai thông số còn lại để đạt được kết quả mong muốn.
3. Phân loại
Phơi sáng được chia thành 4 kiểu chính, bao gồm: phơi sáng quá mức, phơi sáng thiếu, phơi sáng lâu và phơi sáng kép. Mỗi kỹ thuật này sẽ được sử dụng linh hoạt tùy theo điều kiện chụp và ý đồ sáng tạo của người chụp ảnh.
3.1. Phơi sáng quá mức
Phơi sáng quá mức (Overexposure) xảy ra khi cảm biến máy ảnh nhận quá nhiều ánh sáng, khiến bức ảnh có hiệu ứng sáng rực. Trong trường hợp có mặt trời hoặc ánh sáng ngược, bức ảnh càng trở nên rõ nét hơn. Tuy vậy, nếu sử dụng kỹ thuật này không đúng hoàn cảnh, bức ảnh có thể mất đi nhiều chi tiết quan trọng, làm giảm chất lượng tổng thể.

3.2. Thiếu phơi sáng
Thiếu phơi sáng (Underexposure) là một kỹ thuật đặc biệt trong nhiếp ảnh, trong đó lượng ánh sáng đi vào cảm biến bị giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn. Kết quả là bức ảnh mang tông màu tối, các chi tiết trở nên mờ nhạt hoặc khó nhận ra do ánh sáng không đủ. Những bức ảnh thiếu phơi sáng thường tạo cảm giác lạnh lẽo, u ám và trống vắng.

3.3. Phơi sáng lâu
Phơi sáng lâu, hay còn gọi là Long exposure, là một kỹ thuật sử dụng tốc độ màn trập chậm để ánh sáng được thu vào cảm biến trong khoảng thời gian dài hơn bình thường. Khi màn trập mở lâu, kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi chụp vào ban đêm. Tiêu biểu nhất là khi ghi lại cảnh bầu trời đầy sao. Tuy nhiên, do tốc độ màn trập thấp, các chuyển động trong khung hình sẽ tạo ra những vệt mờ độc đáo. Để đảm bảo hình ảnh sắc nét, bạn nên sử dụng tripod nhằm tránh rung lắc trong quá trình chụp.

3.4. Phơi sáng kép
Phơi sáng kép (Double exposure hoặc Multiple exposure) là kỹ thuật kết hợp hai bức ảnh với hai độ phơi sáng khác nhau để tạo ra một tác phẩm duy nhất. Phương pháp này có thể được thực hiện trực tiếp trên máy ảnh hoặc thông qua các phần mềm edit chuyên dụng.

4. Ưu điểm của tính năng
Kỹ thuật chụp phơi sáng mang lại sự cải thiện đáng kể cho chất lượng hình ảnh, giúp bức ảnh trở nên sắc nét, mượt mà và hạn chế tối đa tình trạng nhiễu hạt. Với chế độ này, không cần đèn flash LED bạn vẫn có thể ghi lại những khung hình sáng rõ như ban ngày. Đồng thời cũng tạo nên những hiệu ứng ánh sáng đầy tính nghệ thuật.

5. Nên chụp phơi sáng vào thời điểm nào?
Thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh phơi sáng là khi bạn ghi lại phong cảnh vào lúc hoàng hôn hoặc ban đêm. Đây là khoảng thời gian mà những bức ảnh thông thường dễ bị tối, nhiễu hạt hoặc mất đi nhiều chi tiết quan trọng.
Khoảnh khắc đẹp nhất để thực hiện kỹ thuật này là khi bầu trời chuyển mình giữa chập tối và bình minh. Sự hòa quyện của sắc xanh và đỏ trên nền trời tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng. Nếu bạn muốn phơi sáng cảnh thác nước, sông hay suối, hãy sử dụng kính lọc ND Filter để kiểm soát lượng ánh sáng và đạt được kết quả tốt nhất.

6. Những thiết bị cần có khi chọn chế độ chụp phơi sáng
Để chụp ảnh phơi sáng hiệu quả, điều kiện quan trọng nhất là bạn cần một chiếc điện thoại có chế độ chụp chuyên nghiệp (Pro Mode). Bên cạnh đó, một chiếc chân máy (tripod) là không thể thiếu, giúp cố định thiết bị và tránh rung lắc, đảm bảo hình ảnh không bị nhòe trong quá trình phơi sáng.

7. Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chụp phơi sáng. Hy vọng rằng Di Động Việt có thể giúp bạn tạo ra những bức ảnh phơi sáng đầy ấn tượng và độc đáo.
Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Di Động Việt hoạt động theo cam kết “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” với sự tận tâm, trách nhiệm và chu đáo đến từng khách hàng. Với sự tỉ mỉ và tử tế, hệ thống cửa hàng, đảm bảo mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho mọi khách hàng.
Xem thêm:
- Công nghệ màn hình AMOLED là gì? Tất tần tật các ưu và nhược điểm
- Công nghệ selfie AI Beauty là gì? Tìm hiểu về tính năng chụp siêu ảo
- AI Camera là gì? Mang lại tác dụng nào khi chụp trên điện thoại?
- Chế độ chụp ảnh bằng cử chỉ trên điện thoại là gì? Các lợi ích bất ngờ
Di Động Việt