Rằm tháng Giêng là một dịp đặc biệt trong văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Khi đến dịp này, các gia đình thường thực hiện nhiều nghi lễ cúng để cầu nguyện được bình an và may mắn cả năm. Cùng xem ngay cách cúng Rằm tháng Giêng 2023 Quý Mão chuẩn xác nhất và đơn giản ngay bên dưới.
1. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng (Quý Mão) đầy đủ
Mâm cúng Rằm tháng Giêng được xem là điều vô cùng quan trọng của nghi lễ này. Lễ vật có thể đơn gian cũng được, không cần quá cầu kỳ nhưng cần chỉn chu và tươm tất để thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Dưới đây là gợi ý 2 mâm cúng mặn và chay để các bạn có thể dễ dàng áp dụng tùy theo văn hóa và phong tục các vùng miền và của mỗi nhà.
1.1. Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2023 đầy đủ
Mâm cỗ mắn để cúng Rằm tháng Giêng Quý Mão sẽ gồm các món không thể nào thiếu đó là: bánh chưng, xôi gấc, gà luộc. Theo quan niệm dân gian, gà là lễ vật cúng bái linh thiêng nhất. Trong khi đó, người ta nghĩ rằng màu đỏ có trong món xôi gấc sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho cả gia đình.
Mâm cỗ mặn dâng cúng tổ tiên sẽ thường sở hữu 4 chén và 6 dĩa. Trong số đó, 4 chén sẽ bao gồm: canh bóng, canh măng, chén miến và mọc. Ngoài ra, chúng ta cũng còn có 6 dĩa, gồm: thịt heo hoặc gà luộc, chả lụa, nem, dưa muối hoặc dưa hành, món xào, bánh chưng hay xôi.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý chuẩn bị thêm những vật phẩm quan trọng khác để dâng cúng như: đèn cầy, hoa, nhang, trầu cau, vàng mã, rượu và đặc biệt là phải để riêng ra với những lễ vật cúng cho Phật.
Mâm lễ vật để cúng Rằm tháng Giêng sẽ thường gồm có những thứ như sau:
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 chén canh măng
- 1 dĩa đồ xào thập cẩm
- 1 dĩa nem
- 1 dĩa rau xào
- 1 dĩa xôi gấc
- 1 dĩa chả lụa
- 1 dĩa trái cây
- Những vật dụng cần thiết khác như: vàng mã, nhang cúng, đèn cầy, rượu và trầu cau
Đặc biệt chính là trong mâm lễ vật này cần có sự góp mặt của chè trôi nước (bánh trôi). Việc ăn bánh trôi nước vào dịp Tết Nguyên Tiêu toát lên ý nghĩa là cầu mong được một năm sung túc, trôi chảy và vạn sự bình an.
iPhone 14 Pro Max đang giảm giá sốc tại Di Động Việt nhân dịp rằm đầu năm mới
1.2. Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng 2023 đầy đủ
Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng 2023 cho Phật sẽ gồm những thứ như sau:
- Trái cây
- Xôi chè
- Canh xào không thêm nhiều gia vị
- Những món đậu
- Chè trôi nước
Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm cỗ chay sẽ có số lượng các món như: 10, 12 cho đến 25 món. Điểm nổi bật trong mâm cúng Rằm tháng Giêng chay chính là đều có sự xuất hiện của các sắc màu biểu hiện của ngũ hành. Bên cạnh đó, việc ăn chay cũng là một điều lành, giúp cho tâm hồn chúng ta thanh thản hơn, thanh lọc cơ thể.
Cụ thể, mâm cúng chay vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch cần sở hữu các màu sắc để tượng trưng cho ngũ hành, gồm: xanh (Mộc), đỏ (Hỏa), trắng (Thủy), đen (Thổ), vàng (Kim) và có đủ 10 món. Những món này sẽ hội tụ từ tứ phương là: núi, biển, đồng bằng, sông. Toàn bộ những lễ vật sẽ góp phần tạo nên mâm cỗ hấp dẫn, cầu mong điều lành tới với gia đình cũng như xua đuổi đi những điều xui xẻo, buồn rầu nếu có.
2. Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào tốt?
Khi dịp Tết Nguyên Tiêu đang cận kề, cũng có không ít người thắc mắc là nên chọn cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày hay là cúng trước ngày đó. Vào năm 2023, dịp Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) sẽ rơi vào ngày Chủ nhật 05/02 Dương lịch.
Theo như phong tục, người ta thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ (nghĩa là từ 11 – 13 giờ) trong ngày chính rằm (ngày 15/1 Âm lịch). Đến hiện tại, đa phần các gia đình Việt Nam cúng vào đúng ngày Rằm tháng Giêng là tốt nhất và giờ giấc cúng thì linh động và tùy vào điều kiện mỗi nhà. Tuy nhiên, nếu như nhà nào có việc hoặc không sắp xếp được thì có thể cúng trước ngày Rằm, có thể là ngày 13 – 14 tháng 1 Âm lịch. Thậm chí có gia đình còn cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 11 hoặc 12.
Tuy nhiên, thật may mắn là Tết Nguyên Tiêu năm Quý Mão trùng với dịp cuối tuần nên tốt nhất là chúng ta nên cúng vào đúng ngày (Chủ nhật) hoặc trước 1 ngày (Thứ 7). Vì thế, mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị mâm cúng chu đáo.
3. Rằm tháng Giêng cúng vào khung giờ nào đẹp?
Dưới đây là các gợi ý giờ cúng Rằm tháng Giêng đẹp dành cho các gia chủ:
- Ngày 15 tháng Giêng (Ngày chính Rằm): Đinh Mão (5h-7h) là giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ (11h-13h) là giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân (15h-17h) là giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu (17h-19h) là giờ Minh Đường hoàng đạo.
- Ngày 14 tháng Giêng: Bính Thìn (7h-9h) là giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11h-13h) là giờ Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi (13h-15h) là giờ Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất (19h-21h) là giờ Kim Quỹ hoàng đạo.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng giờ Ngọ (11 – 13h) chính là thời điểm cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất. Lý do chính là đây là khoảnh khắc Phật giáng thế nên sẽ chứng giám được tấm lòng chủ nhà để ban phát ơn lành cho chúng sanh.
Bạn cũng nên lưu ý là nên thực hiện việc cúng Rằm tháng Giêng 2023 Quý Mão kể từ sáng sớm 14 tháng 1 cho tới trước 19 giờ ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Nếu qua thời gian này thì việc cúng bái sẽ bị mất linh nghiệm.
4. Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng năm Quý Mão
Sau đây là mẫu bài cúng Rằm tháng Giêng tại nhà được trích từ văn khấn cổ truyền:
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ……………..
Ngụ tại:……………………………………..
Hôm nay là ngày rằm (hoặc 14 âm lịch) tháng Giêng năm Quý Mão, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……….. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể tham khảo thêm mẫu văn khấn Rằm tháng Giêng khi đi chùa lễ Phật như sau:
Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)
Nguyện mây hương lành này,
Biến khắp mười phương giới,
Trong có vô biên Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm,
Viên mãn đạo Bồ Tát,
Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)
Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)
(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại Chân Như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy)
Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)
(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
Đều vì ba độc: tham, sân, si
Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra
Hết thảy con nay xin sám hối.
Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng
Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư
Niệm niệm âm vang tận pháp giới
Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)
Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy)
5. Mọi người cũng thường hỏi về Rằm tháng Giêng
Bên cạnh những thứ mà mình đã giải đáp tất tần tật bên trên, chắc hẳn cũng còn có vài vấn đề về ngày Rằm tháng Giêng mà các bạn thắc mắc. Cùng giải đáp ngay ở phần bên dưới đây nhé.
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 13 có được không?
Gia chủ vẫn có thể cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch nếu như có việc bận không thể sắp xếp được vào ngày 15 tháng Giêng.
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 có được không?
Gia chủ vẫn có thể cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch nếu như có việc bận không thể sắp xếp được vào ngày 15 tháng Giêng.
Tại sao cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?
Theo như GS. Lương Ngọc Huỳnh, vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ có 3 tích:
– Rằm tháng Giêng là ngày vía Phật và cũng là ngày Rằm mở đầu của năm mới Âm lịch. Vì thế, toàn bộ tinh hoa, may mắn đều hội tụ trong ngày này.
– Rằm tháng Giêng chính là ngày Tết Nguyên Tiêu và được xem là Tết của những vị vua và trạng.
– Rằm tháng Giêng là ngày Rằm thứ nhất của tổ tiên, dòng họ trong năm Âm lịch mới. Vì thế, đây là dịp đặc biệt nhất để bày tỏ lòng thành kính với bậc ông bà đã khuất cũng như cầu mong một năm mới bình anh, hạnh phúc.
Đồ cúng Rằm tháng Giêng?
Bên cạnh thức ăn, những đồ lễ khác cũng không thể nào thiếu trên mâm cúng Rằm tháng Giêng là: hoa tươi, nhang, trầu cau, đèn cầy, rượu và vàng mã.
Cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời hay trong nhà?
Với nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, nhiều gia đình chỉ làm một mâm cúng trên bàn thờ chính để dâng lên cho tổ tiên và thần linh. Bên cạnh đó, cũng có vài gia đình cầu kỳ hơn khi chuẩn bị mâm cúng cho cả 2 loại là: trong nhà và ngoài trời để cúng lúc giờ Ngọ.
Với nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, nhiều gia đình chỉ làm một mâm cúng trên bàn thờ chính để dâng lên cho tổ tiên và thần linh. Bên cạnh đó, cũng có vài gia đình cầu kỳ hơn khi chuẩn bị mâm cúng cho cả 2 loại là: trong nhà và ngoài trời để cúng lúc giờ Ngọ.
Rằm tháng giêng cúng chay hay mặn
Không có quy định về việc rằm tháng giêng phải cúng chay hay cúng mặn. Tùy thuộc sự tín niệm của mỗi gia chủ. Nhưng để tránh sát sanh rất nhiều gia đình đã chọn cúng chay trong ngày 15/1 âm lịch để dâng lên bàn thờ phật và gia tiên.
6. Tạm kết
Hy vọng bài viết Cúng Rằm tháng Giêng 2023 (Quý Mão): Mọi thông tin cần biết ở trên cũng giúp bạn có thể chuẩn bị thật chu đáo cho nghi lễ cúng lớn này. Chúc bạn và gia đình có một năm mới thật bình an và gặp nhiều may mắn nhé.
Đừng quên liên tục theo dõi kênh Dchannel đến từ hệ thống Di Động Việt để cập nhật toàn bộ các thứ mới nhất về công nghệ hiện tại nhé. Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới các bạn đã đọc bài viết này của mình. Và đặc biệt là hãy nhớ rằng “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để rước các em dế cưng mới xịn sò với giá bán tốt nhất nhé.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2023 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc
- Hướng dẫn cách cúng khai trương buôn bán, cửa hàng đầu năm để gặp nhiều thuận lợi, tài lộc
- Cách cúng ông Công ông Táo 2023 đầy đủ nhất và đơn giản nhất
- Tổng hợp bài cúng khai trương cửa hàng buôn bán, đầu năm 2023 đầy đủ và chi tiết nhất
Di Động Việt