Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp và số lượng ca mắc rất lớn và chưa có dấu hiệu suy giảm. Để biết bản thân và người nhà có bị mắc COVID-19 hay không, bạn có thể thực hiện cách xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách test nhanh tại nhà. Những hướng dẫn test nhanh tại nhà sau đây sẽ giúp bạn thực hiện một cách hiệu quả và cho kết quả chính xác.
1. Hướng dẫn cách test nhanh COVID-19 các chủng mới tại nhà đúng chuẩn Bộ Y Tế mới nhất
Việc xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 hiện đang rất phổ biến không chỉ tại các cơ quan y tế mà tại gia đình, bạn cũng có thể áp dụng cách test nhanh tại nhà bằng que thật tiện lợi.
Tuy nhiên, nếu không làm đúng chỉ dẫn và quy trình, kết quả cho ra có thể không chính xác. Vì vậy, để có thể test nhanh tại nhà một cách hiệu quả nhất, bạn nên tìm hiểu hướng dẫn cách test nhanh tại nhà được cập nhật dưới đây.
1.1 Lưu ý về việc lựa chọn test nhanh
Hiện nay trên thị trường đang bán tràn lan vô số loại kit test nhanh COVID-19 và trong số đó có không ít loại kit kém chất lượng, cho kết quả không chính xác.
Để đảm bảo có thể test nhanh tại nhà một cách chính xác nhất, bạn nên chọn 1 trong 15 loại kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trong bảng sau đây:
Đây là những loại test nhanh đảm bảo chất lượng, được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và cho ra kết quá chính xác nhất.
Khác với những loại kit test giá rẻ trôi nổi trên thị trường thì những loại kit này có giá từ 75-160 nghìn đồng, dù đây là một mức giá khá cao cho một vật dụng cần dùng thường xuyên nhưng để đảm bảo cho việc test nhanh tại nhà được hiệu quả thì bạn nên chọn những loại test nhanh được Bộ Y Tế cấp phép được cập nhật ở trên.
1.2 Mua dụng cụ test nhanh ở đâu uy tín?
Dụng cụ test nhanh COVID-19 hiện đang được bán một cách phổ biến, không chỉ tại những nhà thuốc mà kể cả trên các sàn thương mại điện tử, mặt hàng này cũng được bán mà chưa được kiểm tra chất lượng.
Để có thể an tâm về kết quả test, bạn nên lựa chọn mua kit test nhanh tại những hệ thống nhà thuốc lớn, hoặc những nhà thuốc uy tín được cấp phép hành nghề. Bên cạnh đó thì những đơn vị phân phối lớn quan tâm đến cộng động như Di Động Việt cũng có bán mặt hàng thiết yếu này.
Tránh trường hợp mua hàng trên mạng không rõ nguồn gốc cũng như mua tại những shop không uy tín có thể gặp phải tình trạng kit test giả hoặc hàng nhái kém chất lượng.
1.3 Cần chuẩn bị trước khi tự test nhanh
Trước khi thực hiện cách test nhanh ở nhà, bạn cần chuẩn bị bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 với các thành phần đầy đủ trong 1 bộ như sau:
- Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng
- Ống đựng dung dịch đệm
- Nút màng lọc nhỏ giọt
- Que thử/khay thử
- Nắp đậy ống dung dịch sau khi dùng xong
- Hướng dẫn sử dụng
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ cũng như các thiết bị y tế khác để thực hiện cách test nhanh tại nhà một cách chính xác, an toàn cho bản thân và gia đình:
- Kéo nhỏ cắt que lấy dịch tỵ hầu
- Giấy thấm
- Đồng hồ để đếm thời gian
- Túi đựng rác thải lây nhiễm
- Và quan trọng hơn là một bình xịt khử khuẩn dùng sau khi xét nghiệm xong
Với những bước chuẩn bị đơn giản, bạn đã giúp cho việc test nhanh tại nhà diện ra nhanh chóng, hiệu quả và có kết quả chính xác hơn.
1.4 Bốn việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh Sars-CoV-2
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, có một số trường hợp thực hiện cách test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính giả. Để giảm nguy cơ “dương tính giả”, bạn cần thực hiện một số khuyến cáo sau:
- Rửa tay sạch trước khi bắt đầu lấy dịch
- Tránh để mũi chứa quá nhiều dịch mũi bằng cách xì mũi trước khi test
- Tránh ăn hoặc uống trước khi test trong một khoảng thời gian ngắn
- Thực hiện đúng hướng dẫn cách test nhanh được nêu rõ trong tờ hướng dẫn hoặc trên bao bì
Như vậy, chỉ cần lưu ý một số điều và chuẩn bị thật kỹ trước khi test nhanh là bạn đã giúp nguy cơ “dương tính giá” giảm xuống một cách đáng kể.
1.5 Quy trình 6 bước thực hiện test nhanh COVID-19
Quy trình thực hiện cách test nhanh tại nhà với dụng cụ test nhanh COVID-19 được chia thành 6 bước như sau:
1.5.1. Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất
Mặc dù Bộ Y Tế đã ra thông báo hướng dẫn chung về cách test nhanh tại nhà, tuy nhiên với từng nhà sản xuất bộ kit test nhanh thì họ có những chỉ định riêng để phù hợp với sản phẩm đặc thù của họ.
Vì vậy, bạn nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng kit test nhanh của nhà sản xuất để có thể áp dụng cách test nhanh thật chuẩn xác, trả kết quả có độ chính xác cao.
1.5.2 Bước 2: Chuẩn bị lấy mẫu
Trước tiên bạn nên sắp xếp các dụng cụ test nhanh trong bộ sản phẩm ra một khay đựng. Mở túi đựng để lấy que test/khay test nhanh ra ngoài và sử dụng thật nhanh, trong vòng 1 giờ là tốt nhất, tránh để kit test ở môi trường ngoài quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác.
Sau đó bạn lấy que ngoáy dịch tỵ hầu ra khỏi bao đựng để tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm COVID-19.
1.5.3 Bước 3: Lấy mẫu bệnh phẩm
Lưu ý: Cần thực hiện bước này đúng theo chỉ dẫn, nếu không kết quả cho ra sẽ không chính xác.
Có hai loại test nhanh là lấy dịch tỵ hầu và lấy dịch mũi. Bạn nên đọc kỹ và xác định loại kit test để lấy đúng mẫu bệnh phẩm.
1.5.3.1 Lấy mẫu dịch tỵ hầu (Đối với bộ test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)
– Trước tiên bạn cầm que lấy mẫu tại vị trí khất ở trên que, sau đó ngước cổ ra sau 70 độ. Lúc này bạn nên thở bằng miệng. Tiếp đến nhẹ nhàng đưa que vào trong mũi cho đến khi nào ngón tay cầm que (tại vị trí khất) chạm vào mũi là đạt yêu cầu.
– Sau khi đầu que lấy mẫu đã vào đến độ sâu cần thiết thì bạn dùng tay miết nhẹ que khoảng 8-15 giây rồi rút ra một cách nhẹ nhàng.
Riêng với người nghi F0 là trẻ nhỏ thì bạn có thể đặt bé ngồi lên đùi của bố mẹ, sau đó bạn giữ chặt cơ thể và tay bé rồi ngửa đầu bé ra phía sau.
Tiếp đến, bạn cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi, vừa đẩy vừa xoay để que đi vào dễ dàng. Đến độ sâu khoảng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía là đạt yêu cầu.
Bạn hãy giữ que ở yên vị trí từ 5-8 giây để đầu que thấm dịch thật đều. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra rồi cho vào ống đựng dung dịch đệm.
Lưu ý: Nếu chưa đạt độ sâu yêu cầu mà cảm thấy có lực cản thì bạn hãy lấy que ra rồi thử ở bên mũi kia.
1.5.3.2 Lấy mẫu dịch mũi (Đối với bộ test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi)
Tư thế của người được lấy mẫu cũng giống với việc lấy dịch tỵ hầu.
– Đầu tiên, bạn cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi ở độ sâu khoảng 2 cm rồi dừng lại, xoay nhẹ que từ 5-8 giây vào thành mũi để dịch thấm đều
– Sau khi lấy dịch thành công một bên mũi, bạn tiếp tục dùng đúng que đó và thực hiện với bên mũi còn lại. Nhẹ nhàng xoay rồi rút que lấy mẫu ra cho vào ống đựng dung dịch đệm chiết mẫu.
1.5.4 Bước 4: Tách chiết mẫu
– Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống đựng dung dịch đệm chiết mẫu. Xoay nhẹ và miết đầu que vào thành cũng như đáy ống khoảng 10 lần.
– Để đầu que ngâm trong dung dịch khoảng 1 phút. Sau đó bạn bóp 2 bên thành ống vào vào đầu que. Xoay chậm và ép đầu que khi rút ra để thu càng nhiều dịch càng tốt.
– Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt có màn lọc trong bộ sản phẩm.
– Lắc đều ống để trộn mẫu.
– Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống đựng dung dịch vào ô nhận mẫu (S) trên khay test và bắt đầu canh thời gian.
1.5.5 Bước 5: Xem và nhận biết kết quả
Thông thường thời gian để đọc kết quả chính xác là từ 15-30 phút tùy theo từng loại test nhanh. Không nên đọc kết quả trước hoặc sau khung thời gian quy định của từng loại kit test được nêu trong hướng dẫn, như vậy sẽ cho kết quả không chính xác.
Khi đọc kết quả test nhanh sẽ cho ra những trường hợp sau đây:
1.5.5.1 Kết quả Âm tính
Trường hợp bạn âm tính, kết quả trên khay thử chỉ hiện ở vạch chứng C (vạch đỏ)
Như vậy, cơ bản là chúng ta có thể yên tâm về sức khỏe của mình, bạn tạm thời bạn chưa mắc COVID-19.
1.5.5.2 Kết quả Dương tính
Nếu như bạn đã nhiễm SARS-CoV-2 thì khay test sẽ cho kết quả dương tính khi xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T. Đây là cách nhận biết test nhanh dương tính đáng tin cậy hiện nay.
Lúc này bạn nên sớm thực hiện các biện pháp cách ly và tuân theo đúng chỉ dẫn của Bộ Y Tế dành cho F0.
1.5.5.3 Kết quả không hợp lệ (“dương tính giả”)
Kết quả sẽ không hợp lệ chứng tỏ tính trạng “dương tính giả” khi cả vạch chứng C và vạch kết quả T đều không xuất hiện, hoặc chỉ có vạch kết quả T xuất hiện.
Điều đó có nghĩa là bạn thực hiện không đúng cách test nhanh tại nhà và cần chọn một thời điểm thích hợp để test lại. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ các cơ quan y tế để được hỗ trợ.
1.5.6 Bước 6: Xử lý vật liệu test nhanh đã sử dụng
Tất cả những vật liệu dùng cho việc xét nghiệm đều được xem là chất thải lây nhiễm, sau khi dùng xong bạn cần phải xử lý đúng cách. Hãy bỏ các vật liệu xét nghiệm vào túi rác thải lây nhiễm, sau đó xịt khử khuẩn, buộc kín miệng túi sau đó lại cho vào 1 túi rác khác rồi lại xịt khử khuẩn và buộc kín miệng một lần nữa. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các loại máy khử khuẩn và diệt virus đang có hiện nay.
Tiếp đến, bạn hãy dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM SAR-COV-2” bên ngoài, để cố định tại một vị trí và báo cho cơ quan chức năng.
Lưu ý: Không cho các vật liệu xét nghiệm đã sử dụng vào chung với rác thải sinh hoạt thông thường.
1.6 Những lưu ý khi sử dụng test nhanh kháng nguyên COVID-19
Có một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng kit test nhanh kháng nguyên COVID-19:
- Nhiệt độ khuyến cáo để bảo quản kit test nhanh là từ 2-30 độ C.
- Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào kit test
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng
- Không dùng bộ kit test đã hết hạn
- Kiểm tra gói hút ẩm
- Thực hiện đúng cách bảo quản, quy trình lấy mẫu thử theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
1.7 Nếu test nhanh Dương tính COVID-19 cần làm gì?
Trong trường hợp bạn áp dụng cách test nhanh tại nhà và cho kết quả dương tính thì bạn và người thân nên bình tĩnh, đeo khẩu trang và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo thông điệp 5K.
Người bệnh theo dõi sức khỏe hàng ngày và cách ly tại nhà, nếu có các triệu chứng nặng thì bạn nên báo cáo với nhân viên phụ trách COVID-19 tại địa phương và làm theo hướng dẫn.
F0 nên sinh hoạt một cách điều độ, nạp vào lượng chất dinh dưỡng và các vitamin phù hợp cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng, chống lại căn bệnh. Bạn cũng nên trang bị máy đo nồng độ Oxy trong máu SPO2 và sử dụng thường xuyên để theo dõi sức khỏe.
Sau 7-9 ngày, bạn có thể test lại một lần nữa để kiểm tra đã khỏi bệnh hay chưa. F0 nên tiếp tục tự cách lý 7-14 ngày sau khi đã khỏi bệnh để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
2. Tổng kết
Với phần hướng dẫn cách test nhanh trên đây, hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cần biết và có thể thực hiện theo quy trình, cho kết quả chính xác để có những điều chỉnh đúng đắn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bên cạnh những tin tức công nghệ thì những thủ thuật trong cuộc sống, những mẹo vặt hay ho cũng sẽ được cập nhật trong các bài viết của Di Động Việt.
Xem thêm:
- Cách đăng ký 4G VinaPhone gói 1 ngày, 3 ngày, tuần, tháng 5k, 10k, 50k tốt nhất năm 2022
- 15+ cách kiếm tiền online tại nhà không cần vốn hoặc ít vốn uy tín đơn giản nhất
- Phần mềm ERP là gì? Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên sử dụng?
- Ý nghĩa số điện thoại của bạn là gì? Cách chọn mua SIM hợp với năm sinh
Di Động Việt