CPU là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với máy tính hay laptop. Và một trong những loại CPU phổ biến đó là CPU Intel. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với chi tiết CPU này cũng như điểm qua những loại CPU từ nhà Intel được ưa chuộng nhất. Cùng theo dõi nhé.
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Intel
Intel là tập đoàn nổi tiếng bậc nhất về sản xuất chip điện tử. Tập đoàn Intel hay còn gọi là Integrated Electronics được thành lập từ năm 1968. Trụ sở chính của nó được đặt tại Santa Clara, California, Mỹ. Những dòng sản phẩm của tập đoàn này thường là CPU Intel, bo mạch chủ, các linh kiện máy tính khác.
Xem thêm
2. Các bộ xử lý Intel
Ở thị trường hiện nay có các bộ xử lý gồm CPU Intel Celeron, CPU Pentium, CPU Core và CPU Intel Xeon. Cùng điểm qua chi tiết những bộ xử lý này trong bài viết công nghệ dưới đây nhé.
2.1. CPU Intel Core vPro Processors family
Bộ xử lý này mang đến sức mạnh hiệu năng dành cho doanh nghiệp. Vì thế, chú trọng đến khả năng bảo mật dựa trên phần cứng cùng nhiều tính năng khác.
2.2. Processors for IOT and Embedded Applications
Để nhận được thông tin chi tiết hãy cùng khám phá phần Processors for IOT and Embedded Applications gồm:
- Intel® Xeon® Processors for Embedded Applications
- Intel® Core™ Processors for Embedded Applications
- Intel® Pentium® Processors for Embedded Applications
- Intel® Celeron® Processors for Embedded Applications
- Intel Atom® Processors for Embedded Applications
2.3. Các Đơn vị Xử lý Thị giác Intel Movidius
Nhắc đến vi xử lý này phải kể đến tính chất đặc thù chuyên về Trí tuệ Nhân tạo (AI) và thị giác điện toán hiện đại với mức sử dụng điện năng thấp:
- Intel® Movidius™ Myriad™ X Vision Processing Units
2.4. CPU Intel Atom
Bộ xử lý dùng trí thông minh một cách hiệu quả đến những không gian nhỏ hơn thuộc đường biên mạng.
- Bộ xử lý chuỗi Intel Atom® C
- Bộ xử lý Intel Atom® dòng P
2.5. CPU Intel Celeron
CPU Intel Celeron có giá thành còn rẻ hơn CPU Intel Pentium. Nó được xem là một phiên bản rút gọn hơn của Pentium và thực hiện những tác vụ cơ bản nhất. Thời điểm hiện nay thì ít ai dùng loại này nữa.
2.6. CPU Intel Pentium
Nếu bạn tìm một bộ xử lý tầm trung, cơ bản và có mức giá phù hợp thì Chip Intel Pentium có thể dành cho bạn. Loại bộ xử lý này dành cho những máy không quá chuyên nghiệp và không có những tác vụ phức tạp. Nó được sản xuất từ năm 2000. CPU Intel Pentium đã qua các giai đoạn như Pentium, Pentium 1, Pentium 2, Pentium 3, Pentium 4.
Đặc điểm của dòng này là:
- Thường có lõi 2 nhân (số khác 4 nhân).
- Dao động xung nhịp từ 1.1 ~ 3.5 GHz.
Còn dòng chip hiện đại nhất của loại này là Intel Pentium 4 Extreme Edition (P4 EE). Và nó có đặc điểm như sau:
- Được sản xuất trên công nghệ 0,13 µm.
- Bộ nhớ đệm L2 512KB, L3 2MB.
- Bus hệ thống: 800MHz.
- Sử dụng socket 478 & 775LGA.
Có một số lưu ý bạn cần biết về Intel Pentium:
- Nó không được hỗ trợ công nghệ Turbo Boots hay siêu phân luồng.
- Từ thế hệ thứ 4 (Haswell) thì nó được nâng cấp về hiệu năng và khả năng tiết kiệm điện năng.
2.7. CPU Intel Core
CPU Intel Core chắc hẳn là được nhiều người biết đến nhất. Nó đã trải qua 8 giai đoạn được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, dòng chip hàng đầu thế giới này còn được chia ra làm nhiều dòng khác nhau để phân loại về sức mạnh. Cùng khám phá tất tần tật về nó ngay bên dưới.
2.7.1. Các dòng chip Intel Core
Như chúng ta đã biết những con chip Intel đến từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới này được chia ra làm nhiều loại dành cho máy tính xách tay và máy tính để bàn như sau:
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
- Vi xử lý Intel Core i3
- Vi xử lý Intel Core m3
- Vi xử lý Intel Core X-Series
2.7.2. Các thế hệ chip Intel Core
CPU Intel Core được phân ra làm các thế hệ như bên dưới đây:
- Thế hệ Nehalem
- Thế hệ Bridge
- Thế hệ Ivy Bridge
- Thế hệ Haswell
- Thế hệ Broadwell
- Thế hệ CPU Intel kiến trúc Skylake
- Thế hệ Kaby Lake
- Thế hệ Coffee Lake
2.8. CPU Intel Xeon
Phổ biến sau CPU Intel Core, được ra đời năm 2013. Nó được thiết kế dành cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp sử dụng cho các máy trạm hoặc server (đáp ứng hiệu năng cao).
Ưu điểm của CPU Intel Xeon:
- Nhiều lõi CPU
- Độ bền ấn tượng
- Bộ nhớ đệm L3 cache cao ( đạt mức 15 ~ 30MB)
- Có cả công nghệ phân luồng và hỗ trợ RAM ECC
- Vận hành nhiều CPU 1 lúc
2.9. CPU Intel Xeon Có Thể Mở Rộng
Ở dòng bộ xử lý này có hiệu suất cực đỉnh cho tác vụ tính toán, lưu trữ, kết nối mạng và bảo mật. Bộ xử lý này gồm:
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Platinum
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Gold
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Silver
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Bronze
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp mọi thông tin về CPU AMD
3. Phân loại các chip Intel theo chức năng
Như chúng ta đã biết CPU của nhà Intel được chia làm nhiều dòng đa dạng khác nhau. Điểm để phân biệt chúng dễ nhất chính là nhìn vào chức năng. Người dùng có thể dựa vào các yếu tố sau để biết được tính năng của linh kiện này.
3.1. Dành cho máy tính xách tay
Đây là dòng chip Intel có hiệu năng khá ổn mà vẫn đảm bảo kích thước nhỏ gọn cho laptop để tiện việc di chuyển. Cả máy tính xách tay bình thường cũng như laptop 2 trong 1 đều sử dụng loại vi xử lý này. Chúng phục vụ tốt cho các nhu cầu của người dùng như giải trí, làm việc hay cả hai. Dưới đây là những sự lựa chọn cho nhu cầu của bạn:
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
- Vi xử lý Intel Core i3
- Vi xử lý Intel Core m3
- Vi xử lý trang bị công nghệ Intel vPro
- Vi xử lý Intel Pentium
- Vi xử lý Intel Celeron
3.2. Dành cho máy tính để bàn
CPU Intel cũng thường được trang bị trên những chiếc máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp hoặc gia đình. Máy tính dạng All in One hay cả máy mini cũng sẽ có hiệu năng và tính năng tuyệt vời với dòng chip này. Bên dưới là các mẫu chip Intel hay dùng cho máy để bàn:
- Vi xử lý Intel Core X-Series
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
- Vi xử lý Intel Core i3
- Vi xử lý trang bị công nghệ Intel vPro
- Vi xử lý Intel Pentium
- Vi xử lý Intel Celeron
3.3. Dành cho máy trạm
Thông thường, các loại máy trạm cố định hoặc di động sẽ chạy CPU Intel Xeon và Intel Core. Chúng sẽ giúp cho máy tính sở hữu hiệu năng khủng nhằm xử lý hiệu ứng hình ảnh, thiết kế đồ họa (CAD), kết xuất 3D hay phát triển AI và nhiều thứ hơn nữa. Bên dưới là một vài gợi ý của mẫu chip này:
- Vi xử lý có thể mở rộng Intel Xeon
- Vi xử lý Intel Xeon W
- Vi xử lý Intel Core i9
- Nền tảng Intel vPro
3.4. Bộ xử lý máy chủ
Những bộ xử lý máy chủ được trang bị những chip Intel nhằm cung cấp hiệu năng cao cũng như uy tín trên nhiều nền tảngm công việc cũng như yêu cầu dịch vụ dù cho ở trung tâm dữ liệu hoặc ở đám mây và biên. Bên dưới chính là sự lựa chọn tiêu biểu cho bạn:
- Vi xử lý có thể mở rộng Intel Xeon
- Vi xử lý Intel Xeon D
- Vi xử lý Intel Atom
- FPGA Intel
4. Phân loại các CPU Intel theo trường hợp sử dụng
Ngoài cách trên, chúng ta còn có thể phân loại được các loại CPU Intel dựa trên nhu cầu sự dụng. Từ đó, các bạn có thể đưa ra lựa chọn chính xác hơn để có được trải nghiệm tuyệt vời nhất.
4.1. Dành cho chơi game
Đương nhiên bạn cần có một chiếc máy tính hiệu năng mạnh mẽ để chơi game mượt mà. Do đó, CPU Intel Core sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để bạn cân các tựa game đồ họa nặng. Người dùng sẽ có thể vừa chơi game, vừa livestream hoặc ghi hình lại mà không giật, lag. Dưới đây là các lựa chọn tối ưu:
- Vi xử lý Intel Core X-Series
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
4.2. Dành cho sáng tạo nội dung
Mẫu chip này sẽ giúp cho trí tưởng tượng người dùng ngày càng bay cao. Trải nghiệm của các bạn sẽ được rộng mở với chất lượng 4K, thực tế ảo cùng với video 360 độ cực đơn giản. Với vi xử lý Intel, các bạn có thể điều chỉnh những dự án về sáng tạo, hoàn thiện hình ảnh của mình, kết xuất hiệu ứng và soạn nhạc phim nhằm xuất bản chúng lên internet. Chip Intel sẽ mang lại cho bạn khả năng xử lý cực đỉnh với các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao. Bên dưới là các dòng CPU phổ biến:
- Vi xử lý Intel Xeon W
- Vi xử lý Intel Core X-Series
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
4.3. IoT và Bộ xử lý nhúng
Chip Intel sẽ giúp cho các bạn có thể nhận được cấp độ cũng như loại máy tính hợp lý, chuẩn xác tại nơi cần thiết nhờ vào danh mục CPU cùng với bộ tăng tốc đa dạng được tối ưu cho IoT. Nó giúp cho bạn tiết kiệm đáng kể chi phí và điện năng. Cùng khám phá các dòng được ưa chuộng bên dưới:
- Intel CPU
- VPU Intel Movidius
- Sản phẩm của Intel Vision
4.4. Bộ xử lý AI cho Machine Learning và Deep Learning
Nó đóng vai trò đào tạo những dữ liệu to lớn, không có cấu trúc cho tới suy lận trên các máy tiêu thụ ít điện năng. Toàn bộ sẽ được chip Intel AI cân được tốt. Toàn bộ sẽ khả dụng với hệ thống có thể mở rộng cho bạn. Cùng tìm hiểu thêm về dòng CPU này bên dưới đây:
- Vi xử lý có thể mở rộng Intel Xeon
- VPU Intel Movidius
- FPGA Intel
5. Đánh giá CPU Intel
Mỗi loại bộ xử lý có những khả năng đáp ứng tác vụ khác nhau. Để nắm được những loại nào hợp với tác vụ nào, hãy cùng đánh giá chip Intel dưới đây với 3 loại tác vụ sử dụng là chơi game, đồ họa và tổng hợp.
5.1. Khả năng chơi game
Vì khi chơi game máy phải vận hành công suất hết mức có thể, khả năng ép xung lên tầm cao để đáp ứng được tác vụ này. Cho nên, bạn cần thiết bị có hiệu suất cao đủ đế giữ cho hiệu năng ổn định suốt quá trình chơi. Đây cũng được xem là có sự đòi hỏi cao nhất về mặt cấu hình và thường dùng cho máy tính hay laptop gaming.
Những gợi ý cho bộ xử lý chơi game gồm:
- Bộ xử lý Intel® Core™ X-Series
- Bộ xử lý Intel® Core™ i9
- Bộ xử lý Intel® Core™ i5 và i7
5.2. Khả năng xử lý đồ họa
Đây là thiết bị đáp ứng các công việc của những người làm nghề sáng tạo nội dung. Công việc họ đòi hỏi làm những việc chỉnh sửa hình ảnh, chỉnh sửa video, dựng phim, đưa các hiệu ứng và cải thiện hình ảnh trở nên tốt nhất.
Những gợi ý cho bộ xử lý đồ họa gồm:
- Bộ xử lý Intel® Xeon® W
- Bộ xử lý Intel® Core™ X-Series
- Bộ xử lý Intel® Core™ i9
- Bộ xử lý Intel® Core™ i7
5.3. IoT và Bộ xử lý nhúng
Nhờ vào danh mục CPU cũng như bộ tăng tốc phong phú đã được nâng cấp cho IoT, chip Intel sẽ giúp bạn sở hữu cấp độ cũng như loại máy tính phù hợp và chuẩn tại đúng nơi mà chúng ta cần. Vì thế, hiệu suất của nó được tối ưu đáng từng đồng tiền bát gạo, từng watt và còn có thể mở rộng cao từ biên này đến đám mây.
Những gợi ý cho bộ xử lý IoT và Bộ xử lý nhúng gồm:
- Intel® CPU
- VPU Intel® Movidius™
- Sản phẩm của Intel® Vision
Xem thêm: So sánh chip Intel và AMD
6. Quy tắc đặt tên CPU Intel
Để cho quá trình lựa chọn bộ vi xử lý dễ dàng hơn, bạn cần nắm được quy tắc đặt tên của nó. CPU thuộc nhà Intel có quy tắc chung, chỉ cần hiểu được quy tắc này thì việc đọc tên CPU sẽ không thành vấn đề. Cú pháp đọc tên như sau: Tên thương hiệu – Dòng sản phẩm – Số thứ tự thế hệ CPU – Số ký hiệu sản phẩm (SKU) – Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).
6.1. Tên thương hiệu
Tên thương hiệu của bộ xử lý đứng đầu tiên trong cách đặt tên sản phẩm của Intel. Đi kèm theo đó là tên dòng sản phẩm mà Intel sản xuất. Chẳng hạn như Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron…
6.2. Dòng sản phẩm
Với mỗi loại chip, có nhiều dòng sản phẩm khác nhau tùy vào phân khúc đối tượng khác nhau.
Ví dụ:
- Trong CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm với mức hiệu năng không giống nhau: i3, i5, i7, i9.
- Trong CPU Xeon có các dòng như Xeon E, Xeon W, Xeon D, Xeon Platinum,…
6.3. Số thứ tự thế hệ CPU
Chắc chúng ta đã quen với cụm từ chip Intel thể hệ thứ 10, chip Intel thế hệ thứ 11. Tên sản phẩm sẽ có chứa số thứ tự thế hệ để người dùng nắm rõ đây là bộ vi xử lý thuộc thế hệ nào. Vì cơ bản mỗi thế hệ sẽ có đặc điểm khác nhau và thế hệ sau được nâng cấp tốt hơn thế hệ trước.
6.4. Số ký hiệu sản phẩm (SKU)
Số ký hiệu sản phẩm (SKU) biểu thị cho hiệu năng của sản phẩm mỗi khi tiến hành so sánh sản phẩm cùng thế hệ và cùng dòng. Nói cách khác, nó thể hiện qua tốc độ xung nhịp của vi xử lý.
Ví dụ: Core i7-8700 tốc độ xử lý sẽ mạnh và ấn tượng hơn Core i7-8565.
6.5. Hậu tố
Xem thêm bài viết chi tiết: Ý nghĩa hậu tố CPU Intel trên các dòng U, M, K, HQ, QM, H, X, MX, Extreme
7. Tổng kết
Chúng ta đã tìm hiểu về CPU Intel có những dòng vi xử lý nào, thông số kỹ thuật ra sao? Với những thông tin cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bộ vi xử lý này.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật các thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Cám ơn các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc qua bài so sánh này.
Xem thêm:
- Active là gì? Hàng đã Active có gì khác so với hàng chưa Active
- 7 Cách chặn quảng cáo trên Facebook bằng điện thoại chi tiết cho bạn
- Hướng dẫn 9 Cách tải video trên Facebook về máy tính 2022 chi tiết
- Có nên mua Amazfit T-Rex 2 không? Có gì tốt mà người ta “săn đón”?
Di Động Việt