Bộ vi xử lý CPU: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, phân loại

5 Lý do khách hàng lựa chọn Di Động Việt

Chúng ta thường nghe nói nhiều về CPU mỗi khi tham khảo lĩnh vực công nghệ, hoặc khi tìm mua một thiết bị thông minh mới. Vậy CPU là gì? Bộ vi xử lý này đóng vai trò như thế nào cũng như thương hiệu chip nào đang thịnh hành hiện nay? Với những ai không quá am hiểu về công nghệ, bạn cũng không cần lo lắng bởi tất cả những thắc mắc đó sẽ được làm rõ trong bài viết này.

1. Khái niệm CPU là gì?

CPU (viết tắt của từ Central Processing Unit) có thể tạm dịch là bộ vi xử lý trung tâm, là mạch điện tử xử lý, thực hiện các lệnh nó nhận được từ các phần cứng cũng như phần mềm trên thiết bị. Nói một cách cụ thể hơn, bộ vi xử lý này sẽ thực hiện các phép tính liên quan đến số học, đo lường, so sánh, logic, đồng thời nhập hoặc xuất dữ liệu từ các mã lệnh trên máy tính.

CPU
Khái niệm CPU: bộ vi xử lý trung tâm của các thiết bị công nghệ

Khi nhắc đến CPU, chúng ta xem đó là bộ phận xử lý, điều khiển, phân biệt nó với các yếu tố cốt lõi khác trong máy tính, chẳng hạn như bộ nhớ, bo mạch, … CPU có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xử lý của các thiết bị, đặc biệt là CPU càng cao cấp, hiện đại thì những thiết bị như máy tính, laptop, điện thoại càng xử lý mượt mà hơn.

Cấu trúc của CPU có thể phức tạp, tuy nhiên bạn có thể hình dung nó bao gồm những bộ phận số học logic (còn gọi là ALU), các thanh ghi và một bộ phận kiểm soát để nạp các mã lệnh, đồng thời thực hiện mã lệnh đó bằng cách chỉ đạo các thành phần khác phối hợp thực hiện.

2. Lịch sử phát triển của chip máy tính

Mặc dù rất hiện đại với công nghệ tiên tiến như hiện nay, song ít ai biết những chiếc CPU đầu tiên khởi đầu mới cấu trúc khá đơn sơ. Cung quay ngược về quá khứ để xem lịch sử phát triển CPU từ những con chip máy tính ban đầu.

2.1. CPU đời đầu

Thuật ngữ CPU đã xuất hiện từ thế kỷ trước, được định nghĩa là một thiết bị dùng để chạy phần mềm. Sự ra đời của những chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới cũng đánh dấu sự xuất hiện của CPU. Những CPU đời đầu được thiết kế tùy chỉnh và được xem là một phần của máy tính lớn. Thay vì thiết kế CPU cho một ứng dụng cụ thể nào đó, các nhà phát triển đã xây dựng những con chip đa mục đích và sản xuất chúng với số lượng lớn.

CPU
Chiếc CPU trông khá đơn giản

Đầu tiên, lịch sử ghi nhận những chiếc máy tính có kích thước thật to, tuy nhiên, theo xu hướng thì các dòng máy mini nhỏ gọn dần ra đời. Đồng thời các loại CPU dùng vi mạch (IC) ngày càng phổ biến. Thời gian sau, CPU tiếp tục được phát triển với 2 quy trình chủ yếu là tiêu chuẩn hóathu nhỏ hóa, đẩy nhanh quá trình các thiết bị thông minh như máy tính xuất hiện dày đặc trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với công nghệ vi mạch, CPU ngày càng nhỏ gọn và được xây dựng trên tiến trình nm cực nhỏ.

2.2. Các CPU dùng transistors

Kiến trúc CPU có thể coi là ngày càng phức tạp hơn khi con người phát triển nên nhiều công nghệ hiện đại, tạo điều kiện để xây dựng những thiết bị cỡ nhỏ hơn và đáng tin cậy hơn, mang nhiều chức năng tiện tiến. Cải tiến đấu tiên có thể kể đến là sự ra đời của transistors. Từ đó, CPU bán dẫn không còn được xây dựng với những phần tử chuyển mạch cồng kềnh hay mong manh nữa, thay vào đó là những loại CPU phức tạp được xây dựng trên các mạch in chưa các thành phần riêng biệt.

CPU
Hình ảnh phóng to vi mạch bán dẫn

Máy tính sử dụng CPU mạch bán dẫn đã có cho mình một số lợi thế so với những dòng máy tính thế hệ đầu trước đó. Độ tin cậy của CPU tăng lên, đồng thời việc lượng điện năng tiêu thụ cũng giảm đi. Các bóng bán dẫn giúp CPU hoạt động tốt hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn so với các rơ-le hoặc đèn điện tử. Nhờ transistors, các nhà phát triển đã mở ra một thời kỳ mới về công nghệ vi xử lý.

2.3. Các CPU tích hợp quy mô nhỏ

Ý tưởng về việc sản xuất nhiều transistors và liên kết chúng với nhau trong một không gian nhỏ bé đã được phát triển rộng rãi. Nhờ có các mạch IC, một lượng lớn bóng bán dẫn có thể được tích hợp trên một con chip bán dẫn. 

CPU
Các loại CPU tích hợp khác ra đời

Giờ đây, việc sản xuất CPU dựa trên những khối vi mạch hay còn được gọi là thiết bị “tích hợp quy mô nhỏ” (SSI) thường được áp dụng cho các loại máy tính, các thiết bị cao cấp như máy tính hướng dẫn tàu Apollo. Vi mạch SSI có thể tích hợp đến vài nghìn transistors.

2.4. Các CPU tích hợp quy mô lớn

Những năm tiếp theo, người ta bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng chip tích hợp quy mô lớn (LSI), tuy nhiên quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Khi công nghệ phát triển hơn, người ta có thể gia tăng số lượng bóng bán dẫn trên 1 IC, nhờ đó có thể giảm số lượng IC để sản xuất nên một con chip. Việc sản xuất vi mạch MSI và LSI đã trở nên khả hơn. 

Đến năm 1968, các nhà phát triển đã giảm số lượng IC để tạo một CPU hoàn chỉnh xuống còn 24. Khác với những loại vi mạch SSI và MSI, vi mạch LSI đầu tiên chỉ chứa 1 CPU gồm 4 mạch LSI.

2.5. Các bộ vi xử lý

Từ sự ra đời của con chip thương mại đầu tiên với tên gọi Intel 4004, cũng như bộ vi xử lý được sử dụng rộng rãi khác Intel 8008, mô hình này dường như đã vượt qua những bộ vi xử lý trung tâm khác. Các hãng máy tính mini bắt đầu phát triển với những chương trình độc quyền để nâng cấp kiến trúc máy tính vốn có của họ. Các dòng máy tính cá nhân bắt đầu phổ biến trong đời sống.

CPU
Hiện nay nhiều dòng chip được phát triển với công nghệ tiên tiến hơn

Thuật ngữ CPU từ giai đoạn này được sử dụng độc quyền, dành cho các bộ vi xử lý. Kích thước CPU được thu gọn nhỏ hơn. Thời gian chuyển đổi và thực hiện các phép tính, các lệnh cũng được cải thiện lên nhiều lần. Xung nhịp của CPU có thể phát triển từ MHz lên đến GHz, các transistors cực nhỏ cũng được xây dựng. CPU ngày càng có thể xử lý các lệnh phức tạp hơn nhờ việc tăng số lượng bóng bán dẫn.

Công nghệ vi xử lý ngày càng cải tiến, các đơn đặt hàng từ các công ty máy tính ngày càng nhiều. Cho đến nay, các bộ vi xử lý đã được ứng dụng cho nhiều thiết bị công nghệ khác nhau, không chỉ riêng máy tính, điện thoại, đem công nghệ hiện đại phổ biến lên mọi mặt đời sống.

3. CPU – Chip máy tính hoạt động như thế nào?

Mặc dù có thiết kế phức tạp song nói về hoạt động của CPU thì chỉ bao gồm những bước cơ bản sau: tìm và nạp thông tin, giải mã thông tin, thực thi các lệnh từ phần mềm. Đây được gọi chung là một chu kỳ lệnh được thực hiện trên bộ vi xử lý. Hoạt động của CPU không phụ thuộc vào hình thức vật lý, chủ yếu là thực hiện các lệnh được mã hóa và lưu trữ, còn được gọi là các chương trình.

CPU
CPU hoạt động như thế nào?

Các chu kỳ lệnh sẽ được lặp lại, sau 1 lệnh thì lệnh tiếp theo sẽ được thực thi trong chuỗi giá trị. Có nhiều dạng lệch khác nhau, chẳng hạn thao tác truy cập vào một chương trình nào đó, được quy vào lệnh nhảy, đồng nghĩa màn hình của bạn sẽ hiện lên một cửa sổ khác. Ngoài ra còn hàng loạt những loại lệnh khác như tính toán, logic, so sánh, …

4. CPU – Bộ vi xử lý bao gồm các thành phần nào?

CPU là một kiến trúc phức tạp, tuy nhiên chúng ta có thể tạm chia bộ vi xử lý thành 5 thành phần cơ bản như sau:

  • Khối điều khiển: Ghi tắt là CU – Control Unit. Đây là thành phần quan trọng, cốt lõi có vai trò thông dịch các lệnh của phần mềm, chương trình, qua đó điều khiển hoạt động xử lý của chip cũng như điều tiết xung nhịp một cách chính xác.
  • Khối tính toán: Còn gọi là ALU – Arithmetic Logic Unit. Bộ phận này có chức năng chính là thực hiện các phép tính số học và logic, sau đó sẽ trả kết quả cho bộ nhớ hoặc thanh ghi.
CPU
Các thành phần của bộ vi xử lý
  • Các thanh ghi: Còn gọi là Registers. Đây là một bộ phận trong CPU, bao gồm các bộ nhớ dung lượng nhỏ tuy nhiên tốc độ truy cập lại cao, được xem là một bộ lưu trữ tạm thời các kết quả tính toán, các thông tin và địa chỉ trong ô nhớ. Có nhiều thanh ghi và mỗi thanh được áp một chức năng cụ thể, trong đó thanh ghi quan trọng nhất là Program Counter hay còn gọi là bộ đếm chương trình, dùng để chỉ đến lệnh tiếp theo cần thực hiện.
  • Opcode: Là bộ phận không bắt buộc phải có, là bộ nhớ dùng để chứa mã máy của CPU, nhờ đó nó có thể thực hiện các lệnh trong file cần thực thi.
  • Phần điều khiển: Một bộ phận quan trọng khác có chức năng điều khiển các khối và tần số xung nhịp. Các thao tác xử lý trong và ngoài CPU được đồng bộ nhờ mạch xung nhịp hệ thống theo thời gian không đổi. Khoảng thời gian giữa 2 xung nhịp còn được gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ xung nhịp có thể được tính theo đơn vị MHz hoặc GHz.

5. Hai cấu trúc phổ biến của CPU

Hiện nay trên thị trường có hai dòng chip phổ biến, ứng dụng 2 cấu trúc khác nhau là x86ARM. Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể tham khảo những thông tin về từng cấu trúc sau đây.

5.1. Cấu trúc x86

Cấu trúc x86 là cấu trúc của những con chip được sản xuất bởi thương hiệu Intel, bắt đầu ra mắt vào những năm 1978. Sau này Intel đã nhượng quyền cấu trúc chip này cho một số nhà sản xuất chip khác. Một số con chip sử dụng cấu trúc x86 có thể thấy trên thị trường như dòng chip Intel Core i3, i5, i7 … cũng như một số loại chip khác như Ryzen, EPIC, Threadripper đến từ AMD

CPU
Chip xử lý cấu trúc x86

Các loại chip x86 có thể xử lý được các lệnh phức tạp dựa trên kiến trúc CISC, cũng như thực hiện nhiều phép toán cùng lúc. Dòng chip này có tốc độ xử lý nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm RAM tốt hơn.

5.2. Cấu trúc ARM

Cấu trúc ARM thường được nhượng quyền cho các nhà phát triển chip để họ tùy biến, thêm vào GPU, RAM, từ đó tạo ra System on Chip (SoC). Các loại chip ứng dụng kiến trúc ARM khá là quen thuộc với những Apple fans bởi gần đây dòng chip M1, M2 trên các dòng sản phẩm MacBook, iPad đang nhận được những phản hồi tích cực. Ngoài ra đại diện cho dòng chip này còn có Qualcomm S2Q tích hợp trên chiếc máy Surface Pro X.

CPU
Chip xử lý với kiến trúc ARM

Về cách hoạt động, con chip sẽ xử lý, giải quyết các lệnh nhỏ và đơn giản với kiến trúc RISC. Ngoài ra, các phần mềm sản xuất cho chip ARM cũng được tối ưu đáng kể, từ những tác vụ lớn nhất cho đến nhỏ nhất. Nhờ đó, chip ARM có tốc độ xử lý nhanh chóng, thậm chí nó còn có thể xử lý trước các tác vụ ngầm liên quan. Một nhược điểm là hệ thống có thể cần sử dụng nhiều RAM trong việc xử lý các lệnh.

6. Các thông số cơ bản của CPU

Các loại CPU đều bao gồm nhiều thông số khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu mua máy tính thì chỉ cần quan tâm đến một vài thông số quan trọng sau đây.

6.1. Clock Speed: Tốc độ xung nhịp

Tốc độ xung nhịp (Clock Speed) là tốc độ mà CPU hoạt động. Tốc độ này thường được đo với đơn vị GHz (Gigahertz) Xung nhịp càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh chóng. Hầu hết các bộ vi xử lý trên máy tính, laptop hiện nay đều có khả năng tự điều chỉnh xung nhịp để phù hợp với các tác vụ, các lệnh cần thực hiện và tương ứng với nhiệt độ của máy tính. Do đó, bạn có thể thấy trong thông số của máy tính, laptop thường có chỉ số xung nhịp tối thiểu và tối đa của CPU.

CPU
Chip có xung nhịp cao cho thấy tốc độ xử lý càng nhanh

6.2. Turbo Speed: Tốc độ xung nhịp tối đa

Tốc độ xung nhịp tối đa (Turbo Speed) là xung nhịp CPU có thể đạt được khi ép xung. Mặc dù việc này có thể tăng tốc CPU lên gần như gấp đôi song lại có một số ảnh hưởng cho thiết bị. Bạn nên tìm hiểu máy tính nào có thể ép xung được trước khi áp dụng cho thiết bị của mình.

6.3. Core: Số nhân

Mỗi loại CPU đều được cấu tạo từ nhiều nhân, còn gọi là core. Trong đó mỗi nhân là một đơn vị độc lập với các chức năng xử lý các dải chỉ dẫn của hệ thống khác nhau. Các nhân trong CPU có thể tự sắp xếp và phân chia công việc, nhờ đó hệ thống có thể xử lý và chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Nhờ vậy, nếu CPU có càng nhiều nhân thì khả năng xử lý sẽ tốt hơn, hỗ trợ tối ưu công việc, tác vụ từ người dùng.

CPU
Các nhân sẽ phân chia công việc, càng nhiều nhân thì càng tăng khả năng xử lý

6.4. Thread: Số luồng

Luồng (Thread) có chức năng chia sẻ dữ liệu với các luồng khác trong cùng một tiến trình. Luồng hỗ trợ các chương trình xử lý được nhiều công việc hơn trong cùng một thời điểm.

6.5. Socket: Chân cắm

Nhiều người mua máy tính thường ít quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên chân cắm (Socket) có vai trò rất quan trọng và cần lưu ý đặc biệt. Chân cắm đóng vai trò như mối nối bộ vi xử lý với mainboard, đồng thời cố định vị trí của con chip. Nhờ vậy, dù bạn có xê dịch PC, laptop thì con chip vẫn có thể giữ nguyên vị trí. Ngoài việc lạ mối nối, chân cắm còn là phương tiện truyền dữ liệu giữa CPU và mainboard.

6.6. iGPU: Card đồ họa tích hợp (Card Onboard)

Card đồ họa tích hợp GPU là bộ phận xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, hình ảnh 2D, 3D có sẵn trên thiết bị, hỗ trợ tích cực nếu như máy chưa trang bị card rời. Việc dùng CPU có card đồ họa tích hợp mang đến nhiều lợi ích, nhất là trong những trường hợp máy tính gặp sự cố với card rời.

CPU
Bộ phân GPU của chip

7. Các loại CPU dành cho máy tính, laptop

Tại Việt Nam hiện nay đang có 2 thương hiệu CPU máy tính phổ biến, nổi tiếng với chất lượng tốt, dễ sử dụng, hiệu năng khá mạnh mẽ, ổn định.

7.1. Chip Intel

Intel được xem là thương hiệu CPU lớn nhất trên thế giới, với độ phủ rộng rãi, được nhiều người biết đến và sử dụng. Với việc chiếm lĩnh thị trường chip dành cho máy tính, PC, laptop, hiện tại khó có đối thủ nào có thể vượt mặt được Intel.

CPU
Intel là dòng chip máy tính phổ biến hàng đầu hiện nay

Được biết, Intel cũng là dòng chip thương mại đầu tiên trên thế giới. Trải qua hơn 50 năm phát triển, các sản phẩm mới của hãng ngày càng tiến bộ về khoa học, công nghệ, với hiệu suất lớn hơn trong khi đó giá thành lại giảm so với trước đó. Từ đó tạo điều kiện cho nhiều người dùng build PC có thể sở hữu CPU mạnh mẽ với giá thành tốt hơn, hoặc bạn cũng dễ dàng tìm mua những chiếc laptop với các chip hiện đại mà mức giá lại hợp túi tiền.

CPU Intel đến nay có thể xem là khá đa dạng. Bao gồm các dòng chip phổ biến như Intel Pentium, Intel Celeron, Intel Xeon, Intel Core i3, i5, i7, …

7.2. Chip AMD

Luôn bám sát theo Intel, AMD là thương hiệu CPU máy tính đứng vị trí thứ 2. Bên cạnh các dòng chip xử lý, các dòng card đồ họa của AMD cũng có chỗ đứng vững chắc, cạnh tranh khá gay gắt với loại card đồ họa NVIDIA.

CPU
Chip AMD cũng rất phổ biến với các dòng máy tính

CPU AMD cũng được phân cấp thành các loại R3, R5, R7, R9 tương tự như chip Intel. Xét về hiệu năng, các dòng chip AMD cũng mạnh mẽ không thua kém đối thủ của mình.

8. Các loại CPU dành cho điện thoại

Bên cạnh các loại CPU dành cho máy tính thì như đã nói, CPU là phần cứng không thể thiếu cho các thiết bị thông minh. Vì vậy, ở thời đại bùng nổ về smartphone hiện nay, các dòng vi xử lý cho điện thoại cũng rất đa dạng.

8.1. Chip Apple A series

Dành cho các mẫu smartphone của mình Apple đã phát triển SoC với dòng chip Apple A Series nổi tiếng, khởi đầu trên chiếc điện thoại iPhone 3GS ra đời cách đây nhiều năm. Những con chip Apple A được xây dựng trên nền tảng ARM, bao gồm hệ thống vi mạch, CPU và GPU.

CPU
Chip Apple A series có mắt trên các mẫu điện thoại iPhone

Qua nhiều năm, chip Apple vẫn được đánh giá cao trên thị trường và được xem là những con chip đi trước thời đại. Chip Apple A mới nhất hiện nay, được tích hợp trên thế hệ điện thoại iPhone 13 Series đó là chip Apple A15 Bionic, với cấu trúc 6 nhân, gồm 2 nhân hiệu suất cao và 4 nhân tiết kiệm năng lượng, được sản xuất trên tiến trình 5nm. Với dòng chip này, hiện Apple vẫn là thương hiệu điện thoại vô đối nhờ tốc độ xử lý thần tốc, đáp ứng mọi tác vụ từ cơ bản đến phức tạp.

8.2. Chip Snapdragon

Chip Snapdragon được phát triển bởi nhà sản xuất Qualcomm, là một trong những thương hiệu hàng đầu về chip xử lý đa phân khúc dành cho các dòng điện thoại Android. Chip Snapdragon được cấu thành từ các bộ phận như CPU, GPU, RAM, bộ xử lý camera, bộ xử lý màn hình hiển thị, ….

CPU
Chip Snapdragon khá mạnh mẽ, có nhiều phân khúc

Chip Snapdragon được phân cấp thành các phân khúc đa dạng như: Từ 8xx là dòng chip cao cấp, 6xx là chip trung cấp, 4xx là chip phổ thông và từ 2xx là các loại chip giá rẻ. Hiện nay, con chip mới nhất là Snapdragon 8 Gen 1 với hiệu năng khủng, được sản xuất trên tiến trình 5nm, tích hợp trong các mẫu điện thoại cao cấp như Samsung Galaxy S22 Ultra.

8.3. Chip Kirin

Gia nhập vào cuộc đua công nghệ vi xử lý, thương hiệu Huawei đến từ Trung Quốc cũng cho ra mắt dòng chip Kirin, được biết là đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác như Exynos, MediaTek, …

CPU
Chip Kirin xuất phát từ thương hiệu Huawei

Con chip đầu tiên được ra mắt của thương hiệu này là Kirin 620, tạo được ấn tượng tốt trong phân khúc vi xử lý tầm trung. Tiếp theo đó, những con chip bán dẫn khác ngày một được ra mắt, như Kirin 650, 659, Kirin 710, 710A, Kirin 810, 820 đều sở hữu 8 nhân và được tích hợp vào các dòng điện thoại của công ty mẹ.

8.4. Chip Exynos

Chip Exynos được sản xuất bởi ông trùm công nghệ xử sở Kim Chi – Samsung. Bên cạnh việc sử dụng những con chip của đối tác bên thứ 3 như Snapdragon, Mediatek thì Samsung cũng tự sản xuất ra những dòng chip cho riêng mình, tạm gọi là “cây nhà lá vườn”. Đây là một nước đi hết sức đúng đắn trong thời buổi khan hiếm chip hiện nay.

CPU
Chip Exynos được sản xuất bởi ông lớn Samsung

Tính đến nay, Exynos đã phát triển qua 19 thế hệ, được nhà sản xuất Hàn Quốc tích hợp cho các mẫu điện thoại Samsung của mình. Dòng chip này phổ biến ở phân khúc từ phổ thông cho đến cao cấp, hiệu năng khá mạnh mẽ và đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác.

8.5. Chip Helio

Chip Helio đến từ thương hiệu MediaTek của Đài Loan, chủ yếu hướng đến phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ cho đến tầm trung. Ưu điểm của chip Heplio là giá thành phải chăng, nhưng bên cạnh đó nó cũng cung cấp hiệu năng ổn định để thiết bị xử lý tốt, đáp ứng các tác vụ phổ thông từ người dùng. Ngoài ra, các loại chip cũng thường được biết đến với khả năng đáp ứng chơi game khá tốt.

CPU
Helio là phân nhành giá rẻ – tầm trung của hãng MediaTek

Chip MediaTek Helio chia làm các dòng GP, trong đó con chip G70, G80, G90, G90T thuộc phân khúc tầm trung. Chip P35 thuộc phân khúc giá rẻ, còn Helio P90 sẽ là đối thủ trực tiếp của Snapdragon 710. 

9. Thương hiệu CPU uy tín, chất lượng

Thị trường sản xuất chip xử lý ngày càng sôi động nhưng trước những thách thức của riêng lĩnh vực này, hiện tại trụ vững vàng không không có quá nhiều tên tuổi. Có thể điểm qua một số thương hiệu CPU danh tiếng sau đây.

9.1. Intel

Intel là thương hiệu chip máy tính hàng đầu hiện nay. Gia nhập ngành từ rất sớm, Intel đã dẫn đầu cuộc cách mạng công nghệ vi tính và mang đến những con chip thông minh, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Với độ phủ rộng rãi, chip Intel có mặt tại các châu lục, có đối tác là nhiều hãng PC, laptop. Không ngủ quên trước thành công, thương hiệu ngày càng phát triển, nỗ lực nghiên cứu hơn nữa để mang đến những cải tiến công nghệ về vi xử lý và cho ra đời những dòng chip tân tiến hơn.

CPU
Intel với vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ chip máy tính

9.2. AMD

AMD là hãng chip máy tính lớn thứ 2, có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ngoài việc thành công với các loại chip xử lý, hãng cũng ghi tên mình vào lĩnh vực card đồ họa và các linh kiện điện tử.

CPU
AMD xếp thứ 2 nhưng cũng không quá kém cạnh

Chip AMD thường có giá thành rẻ hơn so với chip Intel, có nhiều dòng chip trải dài từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. Thường được đặt lên bàn cân với chip Intel, chip AMD cũng sở hữu nhiều ưu điểm, bên cạnh đó cũng có những nhược điểm riêng tùy vào các dòng chip khác nhau.

9.3. Samsung

Là một ông lớn trong ngành điện tử tiêu dùng và thiết bị công nghệ, ít ai biết Samsung Electronics cũng là một thương hiệu chip rất được ưa chuộng. Hãng chủ yếu sản xuất ra dòng chip Exynos để phục vụ ngành kinh doanh điện thoại. Ta có thể thấy gần đây ngày càng có nhiều mẫu điện thoại Samsung tích hợp chip Exynos với hiệu năng mạnh mẽ tương đương với nhiều dòng chip cao cấp khác.

CPU
Samsung nổi tiếng đa lĩnh vực cũng bắt tay vào sản xuất chip

9.4. Apple

Apple đã phát triển nhiều SoC dựa trên cấu trúc ARM, mà phổ biến nhất là dòng chip Apple A Series có trên các mẫu điện thoại, máy tính bảng, ngoài ra mới đây còn có sự nhập cuộc của dòng chip M Series trên các dòng MacBook.

CPU
Apple xây dựng hệ thống chip riêng cho các thiết bị của mình

Hầu hết các sản phẩm của thương hiệu đều sử dụng công nghệ vi xử lý do hãng xây dựng, bổ sung thêm các tính năng. Đến nay, thương hiệu Apple vẫn thành công với lối đi riêng của mình và đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới.

9.5. Qualcomm

Thương hiệu Qualcomm hay tên đầy đủ là Qualcomm Incorporated là một công ty chuyên về bán dẫn, hoạt động với quy mô toàn cầu, trụ sở đặt tại Mỹ. Bên cạnh thành công với các thiết bị viễn thông, không dây thì dòng sản phẩm chủ lực được công ty phát triển trong những năm gần đây là loại chip Snapdragon. 

CPU
Qualcomm từng có thời gian dẫn đầu về công nghệ chip điện thoại

Trải đều nhiều phân khúc khác nhau, chip Qualcomm Snapdragon rất được ưa chuộng, hãng cũng đã hợp tác với nhiều thương hiệu smartphone lớn trên thế giới như Samsung, Xiaomi, … Qualcomm cũng có thời gian được biết đến với vị trí dẫn đầu trong ngành sản xuất chip điện thoại, tuy nhiên trong thời buổi ngày nay, cuộc cạnh tranh luôn diễn ra rất gay gắt.

9.6. MediaTek

Cũng là một công ty chuyên về bán dẫn khác, MediaTek có trụ sở tại Đài Loan, được thành lập vào năm 1997. Năm 2013, Mediatek trở thành một trong những thương hiệu thiết kế IC lớn nhất thế giới.

CPU
Mediatek cũng là một đối thủ đáng gờm

Các dòng chip của hãng thường dành cho điện thoại, rơi vào phân khúc giá rẻ – tầm trung. Tương như Qualcomm thì MediaTek cũng hợp tác với nhiều thương hiệu sản xuất smartphone khác như Samsung, Xiaomi, OPPO, … Bên cạnh dòng chip Helio giá tầm trung thì MediaTek còn cung cấp dòng Dimensity chuyên dành cho các mẫu điện thoại chiến game.

10. Một số câu hỏi thường gặp

10.1. CPU chuyển dữ liệu nhanh như thế nào?

Tương tự những thiết bị sử dụng tín hiệu điện, với CPU, dữ liệu có thể được di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Được biết, tốc độ ánh sáng là 299.792.458 m/s. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào kim loại truyền tín hiệu. Thông thường, dữ liệu trong CPU có thể được truyền đi với tốc độ bằng 75-90% tốc độ ánh sáng.

10.2. Liệu GPU có thể được sử dụng thay cho CPU?

Gần như điều này là không thể. Mặc dù GPU có thể xử lý và thực hiện nhiều tác vụ tương tự CPU, tuy nhiên nó là không có khả năng thực hiện các yêu cầu từ hệ điều hành cũng như chương trình, phần mềm đang chạy.

CPU
Một số thắc mắc về CPU

10.3. Máy tính có thể làm việc mà không có một CPU không?

Câu trả lời là không thể. Tất cả các loại máy tính đều cần thiết phải tích hợp CPU. Nó được xem là cơ quan đầu não của máy tính, thực hiện hầu hết tất cả nhiệm vụ. Với những cải tiến về khoa học công nghệ gần đây, CPU càng đóng vai trò quan trọng hơn, và gần như các bộ phận khác đều hỗ trợ cho hoạt động của CPU.

11. Tạm kết

Qua những thông tin được cập nhật, bạn cũng đã có cái nhìn sơ nét CPU là gì, chức năng của nó như thế nào, những chặng đường phát triển và các loại CPU phổ biến hiện nay.

Để theo dõi những tin tức khác, bạn đừng quên theo dõi các bài viết của Dchannel nhé.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (2 bình chọn)
Avatar of Suisen Trần

ABANI KARACHI BÚT BI BÚT MÁY ... HỘT GA SÔ DA CHANH MUỐI ...

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *