Kết nối Bluetooth là gì? Giới thiệu những lợi ích và chuẩn Bluetooth hiện nay

5 Lý do khách hàng lựa chọn Di Động Việt

Bluetooth thuật ngữ quen thuộc được dùng trong lĩnh vực công nghệ. Giải nghĩa đơn giản đây là công nghệ kết nối không dây ở khoảng cách ngắn và được dùng để liên kết các thiết bị với nhau. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về kết nối này cho bạn nhé. Xem ngày nào!

1. Kết nối Bluetooth là gì?

Kết nối Bluetooth là sự chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa các thiết bị điện tử trong khoảng cách ngắn bằng kết nối không dây. Bạn có thể sử dụng công nghệ này để chia sẻ dữ liệu trong tầm ngắn giữa các thiết bị di động như điện thoại, tablet, laptop với nhau hoặc với bất kỳ thiết bị cố định nào mà không cần một sợi cáp để thực hiện truyền tải.

Bluetooth
Kết nối không dây

2. Lịch sử phát triển và hình thành của Bluetooth đến hiện tại 

Trước hết, giải mã tên gọi của công nghệ không dây này. Chữ Bluetooth bắt nguồn từ danh xưng của một vị vua Đan Mạch có tên là Harald Bluetooth. Ông rất giỏi trong việc thương lượnggiao tiếp với mọi người. Năm 1994, một kỹ sư điện có tên là Ericsson đã phát triển thành công công nghệ không dây này.

Bluetooth
Công nghệ kết nối không dây ngày càng được cải tiến và phát triển vượt bậc

Một khoảng thời gian sau đó, nó được Bluetooth Special Interest Group (SIG) chuẩn hóa. Đây là một tổ chức được thành lập bởi sự tập hợp các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Ericsson, IBM, Intel, Nokia, Toshiba và sau này có sự góp mặt của 3 ông lớnMicrosoft, LenovoApple. Tổ chức này ra đời thực hiện chức năng giám sát việc phát triển của các tiêu chuẩn Bluetooth và cấp phép cho các nhà sản xuất công nghệ không dây này. Ngày 20/5/1999, công nghệ này được chuẩn hóa thành công và được công bố rộng rãi và nhanh chóng trở thành công nghệ phổ biến chỉ sau vài năm ra mắt.

3. Tổng hợp các chuẩn Bluetooth hiện nay

Hiện nay trên thị trường thế giới xuất hiện rất nhiều các chuẩn Bluetooth đa dạng. Có đến 10 loại khác nhau, mình sẽ liệt kê và nêu chi tiết từng cái cho các bạn dễ dàng theo dõi nhé.

  • Bluetooth 1.0: Tốc độ xấp xỉ 1 Mbps nhưng xảy ra nhiều vấn đề về tính tương thích khi kết nối giữa các thiết bị với nhau.
  • Bluetooth 1.1: Đây là phiên bản sửa lỗi của 1.0 nhưng tốc độ vẫn được giữ nguyên.
  • Bluetooth 1.2: Nâng cấp thời gian dò tìm và kết nối giữa các thiết bị với nhau. Tốc độ truyền tải cũng được cải tiến nhanh hơn so với phiên bản 1.1.
  • Bluetooth 2.0 +ERD: Được ra mắt vào tháng 7/2007, phiên bản này được nâng cấp ổn định hơn với tốc độ chia sẻ nhanh hơn, và đồng thời tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
  • Bluetooth 2.1 +ERD: Sở hữu những ưu điểm của bản 2.0, ngoài ra Bluetooth 2.1 còn thiết kế thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
  • Bluetooth 3.0 + HS (High Speed): Được công bố vào ngày 21/4/2009, phiên bản này sở hữu tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Riêng các phiên bản 3.0 nhưng không có +HS trên thực tế sẽ không đạt được tốc độ trên. Tuy có tốc độ cao nhưng với bản 3.0 này vẫn chỉ hỗ trợ nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối với loa hoặc tai nghe…
  • Bluetooth 4.0: Phát hành tháng 6/2010, phiên bản 4.0 là sự kết hợp của các phiên bản classis Bluetooth với nhau ( phiên bản 2.13.0 ), bản này vừa thực hiện chức năng truyền tải nhanh mà lại tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều.
  • Bluetooth 4.1: Bluetooth nâng cấp lên bản 4.1 vào năm 2014, cải thiện được tình trạng chồng chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G, tối đa hóa hiệu năng nhờ tự điều chỉnh băng thông, nhờ tính năng tối ưu thời gian chờ kết nối lại nên tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn.
  • Bluetooth 4.2: năm 2014 lại cho ra mắt phiên bản nâng cấp này nữa, tăng tốc độ truyền dữ liệu lên và gấp 2.5 lần so với phiên bản 4.1, cũng tiết kiệm năng lượng hơn, song thiết kế thêm tính năng hạn chế lỗi kết nối cũng như bảo mật khá tốt. Tính năng nổi trội nhất là hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng Internet theo giao thức IPv6.
  • Bluetooth 5.0: Là phiên bản mới nhất hiện tại được SIG ra mắt người dùng vào ngày 16/6/2016 với nhiều cải tiến vượt bậc bao gồm tốc độ truyền tải nhanh hơn gấp đôi và tiết kiệm điện hơn gấp 2.5 lần so với 4.0 và tầm phủ sóng của phiên bản tân tiến này gấp 4 lần.
Bluetooth
Tổng hợp các chuẩn kết nối không dây hiện nay

4. Nguyên lý hoạt động của kết nối Bluetooth

Khi kết nối, Bluetooth sẽ tự động dò tìm tần số tương thích trong 79 băng tần (kênh) để kết nối hai thiết bị với nhau. Nhưng Bluetooth chỉ hoạt động chủ yếu ở tần số 2.4Ghz (sóng Radio).

Để đảm bảo quá trình truyền tải dữ liệu diễn ra ổn định, các cặp thiết bị sẽ liên tục thay đổi tần số Bluetooth mà chúng đang kết nối. Vì thế, sóng Bluetooth cũng sẽ không gây nhiễu hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị ngoài sóng kết nối của chúng.

Bluetooth
Nguyên lí hoạt động

Về tầm phủ sóng thì có thể chia công nghệ không dây này thành 3 loại khác nhau là:

  • Loại 1: với tầm phủ sóng gần 100m và công suất hoạt động là 100mW.
  • Loại 2: với tầm phủ sóng khoảng 10m và công suất hoạt động là 2.5mW.
  • Loại 3: với tầm phủ sóng khoảng 5m và công suất hoạt động là 1mW.

5. Những ứng dụng của Bluetooth trong đời sống con người

Ngoài chức năng truyền các tập tin mà người dùng hay sử dụng ở Bluetooth, nó còn thực hiện được nhiều tính năng hơn như thế.

Bluetooth
Những ứng dụng vô cùng tiện lợi

Bên dưới là các ứng dụng nổi bật của nó trong đời sống con người:

Bluetooth
Kết nối giữa điện thoại và tai nghe không dây
  • Nó có thể hỗ trợ kết nối mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một phạm vi hẹp đòi nhất định và chỉ đòi hỏi ít băng thông.
  • Nó cũng cho phép giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phímmáy in,..
Bluetooth
Kết nối máy tính với các thiết bị vào ra
  • Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây cáp truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.
  • Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
  • Gửi các các tập tin dữ liệu qua lại giữa các thiết bị dùng Bluetooth khác.
  • Điều khiển các thiết bị trò chơi điện tử từ xa. 
Bluetooth
Điều khiển từ xa
  • Kết nối Internet cho máy tính bằng cách dùng điện thoại di động thay cho modem.

6. Giới thiệu một vài cấu hình thông tin được Bluetooth hỗ trợ 

Bên dưới là một số cấu hình thông tin, hay còn gọi là Bluetooth Profiles, được Bluetooth hỗ trợ.

  • HSP: tên gọi đầy đủ Headset Profile, sử dụng để nhận diện và truyền tín hiệu từ micro với âm thanh đơn 64kps.
  • HFP: tên gọi đầy đủ Hands Free Profile, công dụng tương tự như HSP nhưng hỗ trợ cho âm thanh stereo (âm thanh hai kênh)
  • A2DP: tên gọi đầy đủ Advanced Audio Distribution Profiles, dùng để truyền tải tín hiệu stereo sở hữu chất lượng và độ trễ thấp, tương đương tai nghe có dây.
  • AVRCP: tên gọi đầy đủ Audio/Video Remote Control, sử dụng để truyền tải các lệnh điều khiển như ngừng, phát nhạc, tăng giảm âm lượng từ thiết bị điều khiển.
  • Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn âm thanh không dây khác để cải thiện chất lượng bluetooth như aptX, LDAC,…
Bluetooth
Một vài cấu hình thông tin được Bluetooth hỗ trợ

7. Ưu điểm và nhược điểm kết nối Bluetooth mang lại

Bất kể thiết bị hay công nghệ nào cũng đều có ưu và khuyết điểm của nó, công nghệ kết nối không dây cũng không ngoại. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

7.1. Ưu điểm

  • Thay thế hoàn toàn các kết nối cần dây cáp thông thường.
  • Kiểm định không nguy hại đến sức khoẻ con người.
  • Bảo mật tốt với công nghệ mã hóa bên trong. Thiết bị khác không thể nghe trộm hoặc đánh cắp dữ liệu khi bạn đã kết nối không dây giữa 2 thiết bị với nhau.
  • Cho phép các thiết bị kết nối với nhau trong vòng 20m mà không cần trực diện (hiện nay có các phiên bản Bluetooth kết nối lên đến 100m).
  • Kết nối điện thoại di động và tai nghe không dây giúp việc nghe máy khi lái xe hoặc bận việc dễ dàng.
  • Giá bán thị trường rẻ.
  • Tiêu hao ít năng lượng, thời gian chờ tốn 0.3mAh, tối đa 30mAh trong chế độ truyền dữ liệu.
  • Không gây nhiễu các tần số của thiết bị ngoài kết nối khác.
  • Khả năng tương thích khá cao nên được nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm hỗ trợ.
Bluetooth
Ưu điểm

7.2. Nhược điểm

Bên cạnh đó, nó cũng tồn tại một vài khuyết điểm cần được khắc phục.

  • Tốc độ khá thấp, chỉ khoảng 720kbps ở mức tối đa.
  • Khi có vật cản trở, nó bắt sóng khá kém.
  • Thời gian thiết lập kết nối lâu.
Bluetooth
Nhược điểm

8. Những phương án để dùng Bluetooth an toàn hơn

Mình cũng cung cấp một vài biện pháp để sử dụng Bluetooth an toàn hơn:

  • Khi không có nhu cầu sử dụng nữa hãy vô hiệu hóa (tắt) kết nối Bluetooth trên thiết bị đang kết nối.
  • Để thiết bị của bạn ở chế độ “Hidden/ ẩn” khi thực hiện kết nối Bluetooth.
  • Ở những nơi công cộng nên hạn chếcẩn thận khi sử dụng kết nối không dây Bluetooth.
  • Sử dụng triệt để các tùy chỉnh bảo mật trên thiết bị như đặt mật khẩu khi kết nối không dây, các phần mềm diệt virus,…
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ các thiết bị đã kết nối không dây với các thiết bị cá nhân của bạn.
Bluetooth
Những phương pháp sử dụng an toàn các thiết bị kết nối không dây

9. Giải đáp những thắc mắc hay gặp có liên quan về Bluetooth

Tồn tại một vài thắc mắc hay gặp về công nghệ kết nối không dây này, bài viết này sẽ giải mã giúp bạn.

Bluetooth và WiFi có khác nhau không?

WiFi (Wireless Fidelity) là hệ thống kết nối mạng Internet không dây. Dù WiFi và Bluetooth đều sở hữu chung 2 yếu tố là chuẩn kết nối không dây và hoạt động chủ yếu ở tần số 2.4Ghz (sóng Radio) nhưng chúng  lại là 2 loại sóng vô tuyến hoàn toàn khác nhau. Và chúng cũng thực hiện chức năng khác nhau. Wifi giúp các thiết bị truy cập vào mạng Internet tốc độ cao thì công nghệ kết nối không dây lại giúp liên kết giữa thiết bị với nhau trong phạm vi gần nhằm mục đích chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị.

Phạm vi kết nối tối đa của Bluetooth là bao nhiêu mét?

Hầu hết các thiết bị Bluetooth có thể kết nối hoạt động ổn định trong khoảng cách 10m. Và phạm vi kết nối sẽ giảm dần khi có chướng ngại vật chắn ngang giữa 2 thiết bị kết nối (ví dụ như tường, đài radio, lò vi sóng,…). Tuy nhiên, phiên bản 5.0 hiện đại nhất thời nay đã giúp cải tiến phạm vi kết nối lên đến khoảng 40m – 60m. Mình đánh giá cao khoảng cách hoạt động này khá hiệu quả đối với chuẩn một chuẩn kết nối không dây tầm gần.

10. Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp tất tần tật các thông tin về Bluetooth mà các bạn có thể tham khảo. Đồng thời, mình cũng giải đáp các thắc mắc của nhiều bạn đọc về các câu hỏi thường gặp đối với công nghệ kết nối không dây này.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin mới nhất trong lĩnh vực công nghệ mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình. Và hãy nhớ “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để sở hữu thiết bị mà bạn cần với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (1 bình chọn)
Avatar of Đạt Phan

Xin chào, mình là Phan Thái Đạt, đang giữ vai trò Leader Content SEO tại Di Động Việt từ năm 2022. Với niềm đam mê, nhiệt huyết trong mảng công nghệ và 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, mình đã góp phần đem lại cho hàng ngàn bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và thú vị. Mong rằng những gì mình chia sẻ sẽ giúp bạn càng am hiểu và khám phá được nhiều thứ mới mẻ hơn nữa về công nghệ.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *