OpenAI thời gian gần đây đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều người dùng công nghệ với ChatGPT. Hãy cùng bài viết tìm hiểu xem Open AI là gì, các tính năng và ứng dụng nổi bật của công nghệ này trong bài viết dưới đây nhé.
1. OpenAI là gì?
OpenAI là một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo AI, được thành lập bởi tập đoàn OpenAI LP và công ty mẹ phi lợi nhuận là Open AI Inc. Công ty này đã tiến hành nghiên cứu AI với mục đích thúc đẩy phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo thân thiện, mang lại lợi ích cho nhân loại.
Tổ chức này được thành lập vào năm 2015 tại San Francisco bởi Sam Altman, Elon Musk và các thành viên khác đã cam kết tài trợ 1 tỷ USD. Vào tháng 2 năm 2018 thì Musk đã rời khỏi hội đồng quản trị, nhưng vẫn tiếp tục tài trợ cho tổ chức này. Microsoft và Matthew Brown Companies đã đầu tư cho 1 tỷ vào tổ chức này năm 2019.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào tháng 12 năm 2015, Sam Altman, Elon Musk, Reid Hoffman, Greg Brockman, Jessica, Peter Thiel, Infosys, YC Research đã công bố thành lập công ty OpenAI với cam kết hơn 1 tỷ đô la mỹ để liên doanh. Tổ chức này đã tuyên bố sẽ cung cấp bằng sáng chế và nghiên cứu đến công chúng, sẽ đảm bảo sự tự do cộng tác với các tổ chức và nhóm nghiên cứu khác.
Vào tháng 4 năm 2016 thì công ty này đã ban hành ra bản beta công khai là OpenAi Gym. Nền tảng nghiên cứu học tập và củng cố, đến tháng 12 năm 2016 thì nền tảng Universe, giúp đo lường và đào tạo trí thông minh chung của Ai trên toàn thế giới về mặt cung cấp các trò chơi, ứng dụng.
Vào năm 2018 thì Musk đã từ chức khỏi hội đồng quản trị của tổ chức này vì lý do có khả năng sẽ xảy ra xung đột về mặt lợi ích trong tương lai về việc phát triển AI ô tô tự lái, nhưng vẫn sẽ tài trợ cho tổ chức. Vào năm 2019 thì tổ chức này đã thay đổi trạng thái từ phi lợi nhuận sang có lợi nhuận vì giới hạn lợi nhuận gấp 100 lần cho bất kỳ 1 khoản đầu tư nào.
Vào năm 2020 thì GPT 3, một mô hình ngôn ngữ đã được đào tạo dựa vào hàng nghìn tỷ từ Internet. Họ đã thông báo rằng 1 API sẽ đóng vai trò là nền tảng của sản phẩm thương mại. Vào năm 2021 thì Open AI đã cho ra mắt DALL-E, một mô hình học có khả năng tạo ra được những hình ảnh kỹ thuật số từ mô tả ngôn ngữ tự nhiên.
Đến tháng 12 năm 2022, sau khi đã ra bản Free Preview của ChaGPT, Chatbot AI mới được dựa vào GPT-3.5, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đưa tin rộng rãi từ các phương tiện truyền thông.
3. Đội ngũ chính nghiên cứu và tạo ra OpenAI
Đội ngũ nhân viên chủ chốt của tổ chức này bao gồm Sam Altman giám đốc điều hành và là đồng sáng lập. Cựu chủ tịch của công ty tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator và là đồng sáng lập. Greg Brockman là cựu CTP, nhân viên thứ 3 của Stripe.
IIya Murati là nhà khoa học trưởng và đồng sáng lập, cựu chuyên gia về máy lọc của Google. Giám đốc Công nghệ Mira Murati, từng làm việc lại Leap Motion và Tesla. Giám đốc điều hành Brad Lightcap và trước đây thì Y Combinator và JPMorgan Chase là hội đồng quản trị của tổ chức phi lợi nhuận OpenAI.
Nhà đầu tư với tư cách cá nhân Reid Hoffman, Peter Thiel đồng sáng lập ra Linkedin, Jessica Livingston đồng sáng lập ra PayPal. Nhà đầu tư doanh nghiệp bao gồm Microsoft liên doanh, Khosla Infosys.
4. Động cơ để Open AI được ra đời
Một số nhà khoa học, trong đó gồm có Stephen Hawking và Stuart Russell đã bày tỏ sự lo lắng rằng nếu AI tiên tiến phát triển được khả năng tự thiết kế lại với tốc độ tăng, thì sẽ có một sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo, mối đe dọa hiện hữu lớn nhất của nhân loại.
OpenAI đã được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận để tập chung nghiên cứu tạo ra những đóng góp tích cực lâu dài. Open AI đã tuyên bố rằng thật khó để hiểu được AI ở cấp độ con người sẽ mang đến nhiều lợi ích cho xã hội đến mức nào. Nó có thể sẽ gây hại cho xã hội đến mức độ như thế nào nếu bị sử dụng không đúng cách.
Nghiên cứu về an toàn không thể bị hoãn lại, không thể dự đoán được khi nào thì AI có thể đạt được cấp độ của con người. AI sẽ giúp mở rộng ý chí cá nhân của con người trên tinh thần là tự do và phân phối rộng rãi, đồng đều.
5. Những ứng dụng và sản phẩm đến từ OpenAI
Kế đến, hãy cùng bài viết tổng hợp qua những ứng dụng, sản phẩm đến từ tổ chức OpenAI dưới đây nhé.
5.1. Open AI Gym
OpenAI Gym được ra đời với mục đích cung cấp một điểm chuẩn về trí thông minh chung dễ thiết lập với nhiều môi trường khác nhau, mở rộng hơn. ImageNet Large Scale Visual Recognition Challenge đã được sử dụng trong các nghiên cứu học tập và giám sát.
Nó cũng được dùng để chuyển hoá cách xác định môi trường trong những ấn phẩm nghiên cứu AI, làm cho nghiên cứu đã xuất bản có thể tái tạo lại dễ dàng. Dự án này tuyên bố sẽ cung cấp giao diện vô cùng đơn giản cho người dùng và được sử dụng với Python từ tháng 6 năm 2017.
5.2. RoboSumo
RoboSumo là các robot siêu học có hình người ảo được giao mục tiêu là học cách di chuyển xung quanh và đẩy đặc vụ đối phương ra khỏi võ đài mặc dù nó không biết cách đi lại. Các tác nhân học cách thích ứng với điều kiện thay đổi thông qua một quá trình học tập đối nghịch.
Khi một tác nhân bị loại bỏ ra khỏi môi trường ảo này và được đặt trong một môi trường ảo mới có gió lớn hơn, tác nhân sẽ cố giữ thẳng đứng, cho thấy nó đã học được cách cân bằng tổng quát. Igor Mordatch của OpenAI cho rằng sự cạnh tranh giữa các tác nhân sẽ có thể dẫn đến một cuộc đua vũ trang về trí tuệ nhân tạo. Giúp cải thiện được khả năng hoạt động của 1 tác nhân ngay cả khi nó không cạnh tranh.
5.3. Universe
Tháng 12 năm 2016, công ty đã công bố ra một sản phẩm khác với tên gọi là Universe. Trên blog của OpenAI đã cho biết rằng đây là nền tảng phần mềm để có khả năng đo lường được và đào tạo ra trí thông minh chung của tất cả AI trên toàn thế giới về game, trang web, cùng nhiều ứng dụng khác.
Trong lĩnh vực về trí tuệ nhân tạo, thì hệ thống AI sẽ bắt buộc phải hoàn thành thành công tất cả những nhiệm vụ mà khi con người có thể thực hiện trên máy tính. Ngoài ra, thì Universe còn sẽ giúp đào tạo 1 tác nhân AI để hoàn thành được các tác vụ máy tính. Khi được kết hợp cùng với Gym, thì cơ chế học sâu này sẽ sử dụng các kinh nghiệm của nó và thích nghi với những môi trường khó khăn, vô hình để có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
5.4. Debate Game
Công ty đã phát hành ra Debat Game vào năm 2018, đã dạy cho máy móc có thể tranh luận các vấn đề về đồ chơi ở trước mặt giám khảo là con người. Mục tiêu là để xem rằng liệu cách tiếp cận này có giúp kiểm tra được các quyết định về AI và phát triển AI có thể giải thích được hay là không.
5.5. Những mô hình sản xuất ra dữ liệu
Tiếp theo, hãy cùng bài viết đi tìm hiểu sâu hơn một chút về những mô hình sản xuất ra dữ liệu của OpenAI dưới đây nhé.
5.5.1. GPT
Alec Radford và những người đồng nghiệp của mình đã viết ra bài báo cáo gốc về đào tạo tổng quát GPT của một mô hình ngôn ngữ, được xuất bản ở dạng in trước khi lên web của Open AI vào ngày 11.6.2018. Điều này đã chứng minh cách đào tạo trước trên một ngữ liệu với đa dạng các đoạn văn bản liền kề, một mô hình ngôn ngữ nào đó tổng quát sẽ có thể tiếp thu kiến thức thế giới xung quanh và xử lý các phụ thuộc dài hạn.
5.5.2. GPT-2
GPT-2 là một mô hình ngôn ngữ theo dạng biến áp không được giám sát, là phiên bản kết thừa từ GPT. Mô hình này được công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2019, chỉ với các phiên bản trình diễn giới hạn ban đầu đã được phát hành đến công chúng. Vào tháng 11 cùng năm, thì OpenAI đã phát hành phiên bản hoàn chỉnh cho mô hình ngôn ngữ GPT-2 này.
5.5.3. GPT-3
GPT-3 là một trong những mô hình ngôn ngữ biến áp không được giám sát được kế thừa từ GPT-2. Nó đã được mô tả lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2020 và được tuyên bố rằng phiên bản hoàn hiện đầy đủ của GPT-3 sẽ chứa được 175 tỷ tham số, lớn hơn 2 bậc so với 1.5 tỷ tham số trên bản hoàn thiện của GPT-2 trước đó.
Đặc biệt trong GPT-3 này đã thành công ở một số nhiệm vụ meta learning, nó sẽ có thể khái quát hoá mục đích của một cặp đầu vào/ra duy nhất. Đến ngày 23 tháng 9 năm 2020 thì GPT-3 đã được chính thức cấp phép độc quyền dành riêng cho Microsoft.
5.5.4. ChatGPT
Chắc hẳn thời gian gần đây mọi người đã liên tục nhìn thấy cụm từ ChatGPT xuất hiện ở đâu đó trên các mặt bản tin truyền thông. ChatGPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo dùng cung cấp giao diện đàm thoại.
Nó cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên của mình và sau đó hệ thống sẽ tự động trả lời câu hỏi đó trong vòng vài giây. ChatGPT đã được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 và nhanh chóng thu hút được 1 triệu người dùng chỉ trong 5 ngày ra mắt.
5.5.5. API
Vào tháng 6 năm 2020 thì OpenAI đã công bố một API với mục đích được cho là dùng để truy cập các mô hình AI mới cho chính Open AI phát triển. Sẽ cho phép các nhà phát triển sử dụng API cho tất cả những nhiệm vụ AI nào sử dụng tiếng Anh.
5.5.6. Music
OpenAI’s MuseNet năm 2019 là một trong những mạng lưới thần kinh sâu đã được đào tạo để dự đoán được các nốt nhạc tiếp theo trong các tệp nhạc của MIDI. Nó sẽ có thể tạo ra được các bài hát với 10 loại nhạc cụ khác nhau theo 15 phong cách khác nhau. OpenAI’s Jukebox là một thuật toán nguồn mở giúp tạo nhạc có giọng hát.
Sau khi đã đào tạo trên 1.2 triệu mẫu, hệ thống đã chấp nhận 1 thể loại, nghệ sĩ, cùng 1 đoạn lời bài hát và sẽ xuất ra các mẫu bài hát khác nhau. Công ty đã cho biết các bài hát thể hiện sự gắn kết của âm nhạc địa phương và vẫn sẽ tuân theo các mẫu hợp âm truyền thống.
Nhưng phải thừa nhận rằng các bài hát bị thiếu đi cấu trúc âm nhạc lớn hơn như là các đoạn điệp khúc được lặp lại, tạo ra một khoảng cách đáng kể giữa công nghệ Jukebox với âm nhạc do chính con người tạo ra.
5.5.7. Dall-E và Clip
Dall-E là mẫu Transformer giúp tạo hình ảnh từ dạng mô tả văn bản, được tiết lộ vào tháng 1 năm 2021. Clip thì sẽ đi ngược lại, nó sẽ giúp tạo ra một mô tả cho bất kỳ 1 hình ảnh nhất định nào đó. Đồng thời có thể tạo ra được hình ảnh của vật thể thực tế cũng như các vật thể không hề tồn tại trong thực tế.
5.5.8. Microscope
Microscope là một tập hợp những hình ảnh trực quan của từng lớp và nơron quan trong ở trong 8 mô hình mạng nơron khác nhau thường được dùng để nghiên cứu về khả năng diễn giải.
Microscope đã được tạo ra để có thể dễ dàng phân tích các tính năng được hình thành trong các phần kinh này. AlexNet, VGG 19 và các phiên bản khác nhau của Inception, cùng những phiên bản khác nhau của CLIP Resnet nằm trong số những mô hình được bao gồm.
5.5.9. Codex
Codex là hậu duệ tiếp nối của GPT-3 cũng đã được đào tạo về mã từ 54 triệu kho lưu trữ của GitHub. Nó đã được công bố vào thời điểm giữa năm 2021 khi AI cung cấp năng lượng đến các công cụ tự động hoàn thành mã GitHub Copilot.
Một mã API đã được phát hành dưới dạng beta riêng tư vào tháng 8 năm 2021. Theo công ty cho biết thì mô hình này có thể tạo ra được mã hoạt động bằng hơn chục các ngôn ngữ lập trình trong đó thì Python là ngôn ngữ hiệu quả nhất.
5.6. Dactyl
Dactyl đã sử dụng học máy để tiến hành huấn luyện cho Shadow Hand, một bàn tay rô bốt giống với con người. Vào năm 2018 thì công ty đã cho thấy hệ thống này có khả năng sẽ điều khiển được một khối lập phương và một trụ hình bát giác.
5.7. Bot trò chơi video cùng điểm chuẩn
Ngoài những mô hình sản xuất dữ liệu, thì các bot trò chơi video của OpenAI cũng cực kỳ thú vị, hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm dưới đây nhé.
5.7.1. OpenAI Five
OpenAI Five là tên của một nhóm trong đó gồm 5 bot do công ty quản lý được sử dụng trong các trò chơi điện tử thi đấu dạng 5 đấu 5 Dota 2. Những bót này sẽ học cách đấu với con người ở trình độ kỹ năng cao hoàn toàn sẽ thông qua thuật toán thử và sai.
5.7.2. Gym Retro
Gym Retro là một nền tảng được dùng để nghiên cứu trò chơi điện tử RL, được sử dụng để điều tra những thuật toán RL và giúp khái quát hoá. Nghiên cứu RL trước đây thì chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hoá những tác tân để giúp giải quyết những tác vụ đơn lẻ. Gym Retro sẽ cho phép bạn khái quát được các trò chơi có khái niệm tương tự nhưng ở các hình thức khác nhau.
6. Tổng kết
Bài viết OpenAI là gì? Các tính năng, ứng dụng tiêu biểu của Open AI, đã tổng hợp các thông tin liên quan cơ bản nhất về Open AI. Mong rằng những thông tin được cập nhật trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn trí tuệ nhân tạo AI.
Hãy theo dõi trang Dchannel để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức công nghệ mới mẻ với đa dạng chủ đề khác nhau mỗi ngày nhé.
Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” ngay, rất nhiều chương trình khuyến mãi giảm số đang chờ bạn nhé.
Xem thêm:
- AppleCare+ là gì? Có nên mua không? Những điều cần phải biết
- iD Apple là gì? Tất tần tật thông tin “iFan” cần biết
- EXP nghĩa là gì? Tổng hợp tất cả các ý nghĩa của thuật ngữ EXP
- GOAT là gì? Nguồn gốc từ này và cách dùng ra sao? Vĩ đại như thế nào mới được xem là The G O A T?
Di Động Việt