Màn hình Anti-Glare chống lóa là loại màn hình được trang bị cho nhiều loại điện thoại, laptop hay máy tính bảng phổ biến hiện nay. Linh kiện này ưu thế hơn các loại màn hình thông thường do có chức năng giảm tán xạ ánh sáng, hiển thị sắc nét hơn dưới điều kiện ánh nắng gay gắt.
Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu xem màn hình Anti-Glare chống lóa là gì và nó được áp dụng như thế nào trên các thiết bị điện tử thông dụng hiện nay ở ngay bài viết phía dưới.
Màn hình Anti-Glare chống lóa là gì?
Màn hình Anti-glare hay còn mang tên gọi khác là màn hình chống lóa là các loại màn hình sở hữu một lớp vật liệu giúp chống chói được phủ trên mặt kính hoặc chỉ là một miếng dán được dán trên bề mặt. Cả hai công nghệ này đều có chung một mục đích là giúp giảm độ tán xạ ánh sáng trên màn hình.
Hiện nay, đa phần các sản phẩm laptop trên thị trường được giới thiệu là có khả năng chống lóa thì có nghĩa là màn hình của thiết bị đã được phủ một lớp cán mờ Anti-Glare ở trên bề mặt. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm có sẵn màn hình Anti-Glare này, bạn không cần phải mua thêm bất kỳ một miếng dán hay bộ lọc kính nào khác để hỗ trợ chống lóa nữa.
Màn hình Anti-Glare chống chói có đang được sử dụng rộng rãi hay không?
Cả 2 chất liệu là sapphire cùng với thủy tinh đều đứng đầu về khả năng truyền dẫn ánh sáng tốt trong không khí như chúng ta đã biết. Khi những thiết bị sở hữu các loại kính màn hình kết cấu từ 2 vật liệu trên, độ phản chiếu của chúng cũng sẽ là khác biệt nhau.
Nhằm làm giảm độ lóa, các hãng sản xuất đã sử dụng các kỹ thuật, công nghệ khác nhau để phân tán ánh sáng phản chiếu lên bề mặt để cho ra được kết quả chống lóa trên màn hình Anti-Glare khác nhau. Kỹ thuật được áp dụng rộng rãi và xuất hiện khá nhiều trên màn hình hiện nay chính là phủ lớp chống phản chiếu, hay còn có tên gọi khác là lớp phủ AR.
Công nghệ này được tiến hành dựa trên nguyên lý nhiễu màng mỏng. Một lớp sơn lỳ được phủ lên sẽ làm nhiễu bề mặt kính. Vì vậy, ánh sáng truyền đến tấm kính này sẽ không bị phản chiếu lại vào mắt người dùng làm cho màn hình bị chói, khó nhìn khi sử dụng thiết bị ngoài trời hoặc nơi có nguồn sáng mạnh.
Công nghệ sử dụng lớp phủ AR này đã được các hãng sản xuất áp dụng từ khá lâu. Họ chủ yếu sử dụng phương pháp này cho những sản phẩm đồng hồ cao cấp, sang trọng. Cho đến thời gian gần đây thì laptop hay các thiết bị công nghệ phổ biến khác như điện thoại, tablet mới được áp dụng.
Các thiết bị Apple iPad Air 2 hiện đã được tích hợp sẵn lớp phủ AR cho mình mà không hề bị giảm độ tương phản và cường độ màu do sở hữu nhiều linh kiện hiện đại cùng với việc được phủ chống chói nhiều lớp. Tuy nhiên, đây cũng chưa chắc là một phương pháp hoàn hảo bởi lớp phủ AR này dễ bị bong tróc và khiến cho thiết bị xuất hiện các vết trầy xước, làm giảm chất lượng trải nghiệm trên sản phẩm của người dùng.
Có nên trang bị thêm miếng dán màn hình Anti-Glare chống chói hay không?
Hiện nay, bạn sẽ có 2 tùy chọn nếu muốn dùng cách dán chống chói cho thiết bị chưa có sẵn màn hình Anti-Glare của mình là: lớp phủ AR hoặc lớp cán mờ. Cả hai cách này sẽ đều mang lại một số ưu điểm cũng như nhược điểm riêng mà bạn cần nắm trước khi quyết định sử dụng chúng.
Trước tiên về lớp phủ AR, chúng sẽ không gây ra hiện tượng sai lệch về màu sắc cũng như độ tương phản cho thiết bị. Như mình đã trình bày phía trên thì sau khi dùng cách này một thời gian dài, lớp phủ có thể sẽ bị xước và thiết bị sẽ bị giảm chức năng phản xạ ánh sáng. Do đó, các thiết bị khi sở hữu lớp phủ AR này phải được chăm chút và sử dụng cực kỳ cẩn thận.
Vì vậy, nếu bạn chọn phương pháp dùng kính bảo vệ AR để mang lại sự an toàn cho màn hình thì bạn nên thay chúng thường xuyên sau một khoảng thời gian sử dụng. Đương nhiên là chi phí cho việc thay lớp phủ AR nãy cũng sẽ tương đối cao.
Đối với cách sử dụng miến dán cán mờ để chống lóa cho màn hình, thiết bị sẽ được giảm chói và vẫn phân táng ánh sáng giống hệt với lớp phủ AR. Tuy nhiên, màu sắc được hiển thị trên màn hình có khả năng sẽ bị sai lệch một chút. Nhưng bù trừ lại thì giá của miếng dán cán mờ khá rẻ, dễ dàng được thay thế và đặc biệt là sẽ không làm trầy xước tới lớp kính của màn hình thiết bị.
Tổng kết
Tóm lại, nếu muốn được trải nghiệm trên màn hình có độ chuẩn xác nhất về màu sắc cũng như độ tương phản thì bạn nên chọn mua các sản phẩm được trang bị sẵn màn hình Anti-Glare có phủ lớp chống chói.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một người dùng phổ thông bình thường và chỉ cần quan tâm làm thế nào để sử dụng thiết bị ngoài trời không bị chói lóa thì hãy áp dụng ngay phương pháp dùng miếng dán cán mờ ở phía trên nếu máy chưa có sẵn màn hình Anti-Glare.
Đó chính là một vài kiến thức cơ bản về màn hình Anti-Glare chống lóa mình mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy đừng ngần ngại chia sẻ ở bên dưới phần bình luận để được giải đáp nhé.
Xem thêm:
- Apple Authorised Reseller (AAR) là gì? Đại lý ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam có độ uy tín ra sao?
- Cinematic Mode trên iPhone 13 là gì? Cách sử dụng Cinematic Mode để quay video chất như phim điện ảnh
- Hệ điều hành là gì? Thông tin về các hệ điều hành nổi bật hiện nay và các ưu, nhược điểm của chúng
- Tiêu chuẩn chống nước IP là gì? Ý nghĩa của các chỉ số kí hiệu và các chuẩn IP phổ biến hiện nay
Di Động Việt