Kính cận là thấu kính gì? Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Giá của Di Động Việt luôn rẻ hơn các loại rẻ

Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay thì nhu cầu làm việc với các thiết bị điện tử là không thể tránh khỏi. Việc tiếp xúc với các thiết bị đó trong thời gian dài đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, trong đó đáng nói đến là trình trạng cận thị ở con người. Vậy thì cận thị là gì ? Người cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính, kính cận là thấu kính gì và ưu nhược điểm của từng loại kính cận là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì?

1. Kính cận là thấu kính gì?

Kính cận là thấu kính gì và kính cận sinh ra để làm gì? Tại sao kính cận nó khả năng giúp người mắc tật cận thị nhìn rõ hơn.

Một trong những phương pháp hỗ trợ cho người cận thị phổ biến nhất đó là dùng kính cận. Kính cận có khả năng giúp người cận thị nhìn rõ được những thứ ở xa, cải thiện được các hoạt động thường ngày.

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì, có tác dụng gì?

Vậy kính cận là thấu kính gì? kính cận là thấu kính phân kỳ, đây là loại kính cầu lõm, phần chính giữa lõm và dày ở xung quanh. Dùng loại thấu kình này làm kính cận với mục đích hướng ánh sáng tập trung vào võng mạc, giúp người cận thị có thể nhìn rõ những vật ở xa.

Việc dùng kính cận là biện pháp phổ biến nhất hiện nay đối với những người cận thị, vì đây là biện pháp an toàn với chi phí hợp lí.

2. Mắt thế nào là cận thị?

Sau khi tìm hiểu kính cận là thấu kính gì, tiếp theo chúng ta sẽ nói về cận thị. Nói một cách đơn giản nhất khi bạn mắc cận thị bạn sẽ nhìn rõ những thứ ở khoảng cách gần tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi quan sát những vật ở xa, những vật ở xa mà bạn nhìn thấy sẽ bị mờ và nhòe đi. Độ cận càng lớn thì khoảng cách bạn có thể nhìn rõ càng thu hẹp.

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì? Người cận thị có những dấu hiệu như thế nào?

Những dấu hiệu có thể nhận biết bạn dần mắc cận thị chính là việc thấy các vật ở xa đang mờ đi, chỉ có thể nhìn rõ khi che đi một bên mắt, mỏi mắt, mắt khó chịu khi hoặc động dẫn đến việc thường xuyên dụi mắt, chớp mắt.

3. Cận bao nhiêu độ thì phải đeo kính?

Ở những phần trước chúng ta đã hiểu rõ kính cận là thấu kính gì, mắt cận là như thế nào. Trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu về những mức cận thị khác nhau sẽ có những hướng dẫn sử dụng kính cận khác nhau như thế nào.

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì? Có phải cận nặng mới nên đeo kính?

Mỗi mức cận khác nhau đều được bác sĩ khuyên dùng kính cận theo những cách khác nhau, điều này có nghĩa là bạn không chỉ đeo kính khi cận nặng mà sử dụng kính cận phù hợp có thể giúp bạn hạn chế việc tăng độ. Vậy bác sĩ có những lời khuyên nào cho những người cận thị:

  • Mức 0,25 độ: Đây được xem là cấp độ nhẹ nhất, người cận thị ở mức độ này vẫn có thể nhìn thấy khá rõ mọi thứ xung quanh, các hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng quá nhiều. Ở mức độ này bạn có thể không sử dụng kính cận.
  • Mức 0,5 độ: Ở mức độ này bạn sẽ gặp một chút khó khăn khí quan sát các vật ở xa, tuy nhiên nhiều người ở mức độ này vẫn có thể sinh hoạt bình thường khi không dùng kính cận, vì vậy bạn có thể cân nhắc không dùng kính cận nếu sinh hoạt, làm việc không bị ảnh hưởng.
kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì? Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?
  • Mức 0,75 – dưới 2 độ: Bạn nên đeo kính cận để đảm bảo các hoạt động trong công việc, học tập không bị ảnh hưởng, dùng kính khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử, đây là mức độ được khuyên dùng kính cận tuy nhiên ngoài các hoạt động trên có thể không cần dùng kính khi không cần thiết.
  • Mức từ 2,0 độ trở lên: Đây được xem là mức độ cận thị nặng, ở mức độ này bạn cần thường xuyên sử dụng kính, ngay cả trong công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày. Việc đeo kính thường xuyên

Việc sử dụng kính cận như thế nào cũng rất quan trọng, việc sử đúng cách có thể giúp cho chúng ta hạn chế việc tăng độ, dễ dàng hoạt động trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

4. Nên khám mắt bao lâu một lần?

Thông thường kính cận được dùng cho một mức độ cần là khá lâu, tuy nhiên để đảm bảo các chuyên gia khuyên người cận thị nên đi khám và tiến hành đo mắt khoảng 6 – 12 tháng một lần. Bạn sẽ phải thay kính mới nếu độ cận của bạn có sự thay đổi và ngược lại bạn có thể tiếp tục sử dụng kính cũ nếu độ cận của bạn không có sự thay đổi.

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Việc khám mắt định kì là vô cùng quan trọng

Trong một số trường hợp, việc đi khám cần phải diễn ra thường xuyên. Những trường hợp bao gồm: tăng độ nhanh chóng khi còn trẻ, mắc bệnh đục thủy tinh thể, bị chứng lão thị ở tuổi trung niên, đã từng phẫu thuật mắt, bệnh tiểu đường.

5. Đeo kính thường xuyên có giúp giảm cận không?

Như đã tìm hiểu ở các phần trước, kính cận là dụng cụ hỗ trợ cho những người mắc chứng cận thị có thể nhìn rõ hơn và hoạt động như bình thường, tuy nhiên đeo kính cận thường xuyên không giúp giảm cận, khi sử dụng kính cận với tần suất hợp lí có thể giúp bạn hạn chế việc tăng độ cận thị.

kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì? Đeo kính cận với một tần suất hợp lí phù hợp với nhu cầu và mức độ

Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà tần suất sử dụng kính cận sẽ khác nhau. Những người cận từ 1-2 độ được khuyên rằng chỉ nên dùng kính cận khi cần thiết và thường xuyên có khoảng nghỉ trong thời gian sử dụng kính cận, tránh mắt bị phụ thuộc vào kính, nhưng những người cận từ 3 độ được khuyên dùng kính cận một cách thường xuyên để nhìn rõ và giảm nguy cơ tăng thêm độ.

6. Những loại kính cận phổ biến

Kính cận có 2 loại đó là kính gọng và kính áp tròng, hai loại kính đều có những ưu và nhược điểm riêng, người cận thị có thể dựa vào chúng để có thể lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu bản thân.

6.1. Kính gọng

Loại kính đeo có gọng gắn vào tai để cố định phần kính trước mắt, kính gọng an toàn và dễ sử dụng với tròng kính đa dạng. Kính gọng là loại kính cận được sử dụng phổ biến hơn cả.

Ưu điểm:

  • Mang lại tầm nhìn tốt và rõ, sử dụng đơn giản, dễ đeo, dễ mang theo bên mình
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi
  • Chi phí cho một chiếc kính gọng bình thường được cho là rẻ ngoài ra không phát sinh thêm các chi phí khác như là chi phí bảo dưỡng. Kính được thiết kế bền, có thể sử dụng lâu dài nếu không có sự thay đổi về độ cận.
  • Có thể bảo vệ mắt khi đeo, tránh các tác nhân gây hại cho mắt từ môi trường như khói, bụi, …
  • Kính được đặt cách xa mắt nên mắt vẫn duy trì được độ ẩm, không bị khô, tránh nguy cơ viêm nhiễm mắt.
kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì?

Nhược điểm:

  • Bị thu hẹp tầm nhìn do gọng kính, khi tháo kính ra sẽ thấy mắt bị thay đổi theo hướng không tốt đối với những bạn đeo kính trong thời gian lâu.
  • Các hoạt động thể thao, vận động mạnh bị hạn chế vì kính gọng có thể dễ dàng rơi trong lúc hoạt động, nếu kính bị va đập dẫn đến vỡ có thể làm cho mắt bị thương.
  • Bất tiện cho người sử dụng khi kinh gọng sẽ dễ dàng bị hơi sương, hơi nước làm mờ mặt kính, cược kì bất tiện trong những ngày thời tiết lạnh.

6.2. Kính áp tròng (Lens)

Kính áp tròng là loại kính đeo trực tiếp vào mắt, ngày nay kính áp tròng càng trở nên phổ biến và đa dạng với nhiều loại kính có chất liệu từ cứng đến mềm, tuy nhiên việc sử dụng và bảo quản khá khó khăn.

Ưu điểm:

  • Cũng cho tầm nhìn rõ ràng, sắc nét và tầm nhìn mang lại là rộng, toàn cảnh như mắt không đeo kính vì lớp kính bao hết mắt nên sẽ không bị giới hạn tầm nhìn như khi dùng kính gọng.
  • Nhỏ gọn, có thể mang đi và sử dụng ở bất kì đâu.
  • Thích hợp cho các hoạt động thể thao và vận động mạnh khi nguy cơ rơi vỡ và gây chấn thương cho mắt là vô cùng thấp.
  • Đeo kính áp tròng còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt, ngoài ra kính áp tròng còn có thể giúp bạn thay đổi màu mắt và nâng kích cỡ mắt để đẹp hơn.
kinh-can-la-thau-kinh-gi
Kính cận là thấu kính gì, loại kính nào là phù hợp cho người cận?

Nhược điểm:

  • Có cách sử dụng và bảo quản khó khăn, người sử dụng phải học cánh đeo và tháo khi sử dụng, khi sử dụng cần bảo quản, vệ sinh kính kỹ càng để chắc rằng kính không gây hại cho mắt.
  • Chỉ có thể sử dụng kính áp tròng trong một thời gian ngắn (8 tiếng/ngày), sử dụng lâu và không tra thuốc mắt thường xuyên sẽ dẫn đến đau và khô mắt. Ngoài ra mắt gặp các vấn đề như đau, nhức hay các bệnh về mắt không thể sử dụng kính áp tròng. Không nên sử dụng nhiều khi dùng các thiết bị điện tử.
  • Kính áp tròng có thời hạn sử dụng ngắn, thường là dưới một năm.

7. Kết luận

Bài viết chia sẻ kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc kính cận là thấu kính gì, các vấn đề liên quan đến cận thị và cách sử dụng kính cận. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ về kính cận, tật cận thị, các vấn đề liên quan được khuyến khích đối với người cận khi sử dụng kính và kiến thức về các loại kính cận phổ biến để bạn có thể lựa chọn loại kính cận phù hợp.

Để tiếp tục cập nhật thêm tin tức mới đừng quên theo dõi Dchannel trên hệ thống Di Động Việt nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình! Đặc biệt là đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để có những trải nghiệm tốt nhất nhé.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (1 bình chọn)
Avatar of Ngân Ngân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *