Một mùa WWDC 2022 nữa lại trôi qua tốt đẹp và đúng như kỳ vọng của giới công nghệ lẫn người hâm mộ, Apple đã giới thiệu hệ điều hành iPadOS 16 mới dành cho máy tính bảng iPad của hãng với nhiều cải tiến về giao diện lẫn tính năng, bảo mật nâng cao.
1. Tìm hiểu các mẫu iPad hỗ trợ tính năng Stage Manager trên iPadOS 16
Điểm hấp dẫn nhất trên iPadOS 16 chính là tính năng Stage Manager, một giải pháp quản lý đa nhiệm cửa sổ “kéo” iPad gần hơn với các máy tính chạy MacOS. Tuy nhiên chỉ có một số mẫu iPad chạy chip M1 hỗ trợ tính năng này. Vì sao Apple lại bỏ rơi các dòng iPad khác? Stage Manager hoạt động như thế nào mà lại yêu cầu chip đời cao hơn? Chúng ta cùng bài viết tìm hiểu nhé.
1.1. Stage Manager là gì?
Stage Manager là trình quản lý đa nhiệm hoàn toàn mới trên iPadOS 16 và đặc biệt trình quản lý này hoàn toàn hoạt động giống với MacOS Ventura mới, tức là Apple đang từng bước đưa iPadOS và MacOS đến gần nhau hơn dù thị phần cả hai vốn khác biệt nhóm khách hàng.
Stage Manager sẽ hỗ trợ người dùng chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang mở với hiệu ứng 3D khá đẹp mắt có phần giống với Aero Flip 3D trên hệ điều hành Windows 7 trước đây. Người dùng thậm chí có thể nhóm các ứng dụng thường sử dụng theo thói quen như ứng dụng Excel sẽ đi kèm với ứng dụng máy tính Calculator hoặc ứng dụng Từ điển sẽ đi kèm với trình soạn thảo văn bản Word…và hàng trăm cách kết hợp khác, đem sự tối ưu, tiện lợi dành cho người dùng lên hàng đầu.
Stage Manager còn hỗ trợ khả năng kéo, phóng to thu nhỏ cửa sổ ứng dụng giống với cách làm việc của hệ điều hành dành cho laptop như MacOS, Windows 11,…
Chính vì Stage Manager quá hấp dẫn và đẹp mắt nên người dùng rất háo hức được dùng thử tính năng này trên iPad của mình, tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là Apple chỉ hỗ trợ giới hạn các dòng iPad chạy chip M1 mới dùng được tính năng Stage Manager này. Vì sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết nhé.
1.2. Tại sao Stage Manager chỉ hoạt động với iPad chip M1?
Để hoạt động hiệu quả, tính năng Stage Manager đòi hỏi iPad phải dùng đến tính năng Virtual Memory Swap – một cách mà hệ thống dùng bộ nhớ trong để tạo RAM ảo nhằm vượt qua giới hạn của RAM vật lý – cách làm khá phổ biến trên các máy Android gần đây.
Do tính năng Stage Manager còn có khả năng hỗ trợ Display Zoom, một tính năng cũng độc quyền cho iPad chip M1, và với việc chạy cùng lúc đến 8 ứng dụng, các máy iPad cũ không có công nghệ Memory Swap sẽ không thể chạy được tính năng này.
1.3. Những mẫu iPad nào hỗ trợ Stage Manager trên iPadOS 16?
Các model iPad hỗ trợ tính năng Stage Manager bao gồm:
iPad Pro 12.9 inch (đời thứ 5)
iPad Pro 11 inch (đời thứ 3)
iPad Air (đời thứ 5)
2. Lời kết
Thật đáng tiếc khi các mẫu iPad còn lại không hỗ trợ tính năng Stage Manager, tuy nhiên với việc hỗ trợ các dòng iPad chạy CPU Apple A9 trở về sau thì người dùng vẫn được đảm bảo cập nhật các tính năng mới khác, nâng cao bảo mật hơn khi sử dụng thiết bị.
Nguồn: Digitaltrends
Xem thêm:
- Trên tay nhanh iPadOS 16: Đổi mới đa nhiệm, gần với laptop hơn nhờ Stage Manager
- Tổng hợp 9 chiếc iPad đáng mua tốt nhất năm 2022 cho bạn
- Nên mua iPad nào năm 2022? Đâu là lựa chọn tối ưu nhất?
- Apple sẽ biến iPad thành chiếc laptop di động với iPadOS 16
Di Động Việt