Backdoor hiện tại vẫn là một cái tên còn khá xa lạ với nhiều người dùng công nghệ hiện nay. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm các thông tin về phần mềm này, hiểu cách thức hoạt động của nó và các cách ngăn chặn sự xâm nhập của phần mềm này hiệu quả dưới đây nhé.
1. Backdoor là gì?
Backdoor còn được gọi với một tên khác là Crypto Backdoor, đây là một dạng phần mềm có thể xâm nhập cũng như truy cập trực tiếp vào hệ thống của thiết bị mà không cần phải thông qua một tuyến đường đường đã có bảo mật.
Sau khi người dùng đã cài đặt phần mềm này thì cổng dịch vụ của nó sẽ được mở ra, người dùng sẽ có thể thực thi được các lệnh trực tiếp trên hệ thống, tạo ra các Backdoor để kết nối từ xa với phần mềm và phục vụ chúng theo mục đích mong muốn của mình dễ dàng.
2. Phân loại các Backdoor
Backdoor là một phần mềm thường được sử dụng để kết nối thiết bị từ xa và thực hiện các dạng mệnh lệnh trên hệ thống và cập nhật được phần mềm độc hại. Đây là một hoạt động vừa có thể là tốt vừa có thể là xấu tùy vào mục đích người sử dụng. Hãy cùng bài viết phân loại phần mềm gây hại và vô hại này dưới đây nhé.
2.1. Backdoor gây hại
Backdoor gây hại được xem như là một chương trình gián điệp, khi nó đã xâm nhập vào hệ thống thiết bị, thì sẽ có thể thực hiện được các lượt truy cập không hợp pháp, đánh cắp thông tin mật. Đôi khi nó còn gây hại, mở cửa sau để tuồn ra các loại mã độc khác vào thiết bị nhằm để chiếm luôn quyền điều khiển của người dùng.
Phần mềm này không dễ bị phát hiện vì chúng có hình thức hoạt động rất là kín đáo. Backdoor được đánh giá là một trong những mối đe dọa đây nguy hiểm và có mức độ phổ biến trong danh sách các loại mã độc.
2.2. Backdoor vô hại
Các nhà sản xuất về phần mềm và phần cứng, thường sẽ cài đặt thêm Backdoor vào sản phẩm của mình để có thể theo dõi và cập nhật các phần mềm từ xa để có thể tìm ra được nguyên nhân của lỗi và thực hiện việc bảo trì nâng cấp. Trong doanh nghiệp thì phần mềm này cũng được sử dụng cài vào máy tính của nhân viên với mục đích tương tự. Nhưng điều này cần phải được nêu rõ trong hợp đồng và quy định của công ty và phải được sự đồng thuận từ nhân viên.
3. Cách thức hoạt động của Backdoor
Backdoor thường được dùng trong rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đây sẽ là nơi có sự hiện diện của phần mềm, với nhiệm vụ chính là đánh cắp dữ liệu, thông tin của người dùng sử dụng, lưu trữ và gửi các thông tin này lên trên server, có thể huỷ hoại một website,… Hiểu một cách đơn giản thì phần mềm này sẽ là việc trao đổi dữ liệu của người dùng với server.
4. Backdoor được dùng như thế nào? Có nguy hiểm hay là không?
Cũng như đã nói ở trên thì Backdoor được chia làm hai loại là có hại và vô hại.
Đối với loại có hại thì nó sẽ gây ra nguy hiểm cho thiết bị vì nó được phát triển thành một chương trình gián điệp theo dõi người dùng đúng với nghĩa đen. Nó sẽ đánh cắp thông tin của người dùng và gửi nó về thống của server, đồng nghĩa là tất cả các thông tin trên thiết bị của bạn sẽ bị đánh cắp.
Hiện tại, sẽ có một số cá nhân có ý đồ xấu để tạo ra một bộ source web đã cài Backdoor vào trong sau đó chia sẻ nó lên cộng đồng người dùng mạng xã hội. Nếu hiệu theo một cách khác nữa thì phần mềm này được xem là một tên gián điệp cực kỳ tinh vi, có thể xâm nhập vào thiết bị thông qua các đính kèm đường link hoặc ẩn mình trong các email, file tệp được tải xuống.
Lúc này phần mềm gián điệp này sẽ sao chép thông tin quan trọng và lây sang những hệ thống liên quan khác mà không cần phải có lệnh bổ sung hoặc bất kỳ yêu cầu người dùng thực hiện nào cả. Còn đối với Backdoor không nguy hiểm thì nó có một tính năng khá hữu ích. Có thể ví dụ như nếu bạn đang dùng một phần mềm diệt virus, sau vài ngày bạn không nâng cấp thì hệ thống sẽ tự động báo lỗi.
Lúc này bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao mình cần phải nâng cấp phần mềm này lên. Lúc này Backdoor sẽ lấy đi hết toàn bộ thông tin hiện tại của phần mềm để gửi về server chủ, rồi tự động so sánh, kiểm tra xem có bị lỗi hay không, nếu có thì sẽ có thông báo gửi đến bạn. Không chỉ vậy phần mềm này còn được dùng để kiểm tra và giúp xử lý bản quyền.
Bạn có thể lập trình một chức năng tự động kiểm tra rằng bạn đã có đăng ký mua bản quyền hay chưa. Các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng Backdoor để mục đích quảng lấy mã nguồn tương ứng phù hợp với từng khách hàng của mình, sau đó thiết lập cấu hình sử dụng tương ứng với từng đối tượng đó. Nếu tài nguyên của bạn bị sử dụng ở trên một tên miền nào đó thì lúc này phần mềm sẽ gửi thông báo lên server hoặc thông tin gửi đến bạn.
5. Những loại Backdoor thường gặp
Kế đến, hãy cùng bài viết tổng hợp qua một số Backdoor thường gặp dưới đây nhé.
5.1. Rootkits
Rootkits là một thanh phần của Backdoor độ hại cấp cao, chúng sẽ có thể che giấu đi được các hoạt động của mình trước giám sát của hệ điều hành để vận hành được quyền truy cập root cho rootkits. Phần mềm độc hại này thường sẽ cho phép các hacker có thể truy cập được vào thiết bị của người dùng từ xa để theo dõi các hoạt động các nhân, cũng như phá huỷ dần đi hệ thống máy của bạn. Rootkits thường sẽ có 2 dạng là phần mềm và dạng chip để thay đổi vật lý.
5.2. Trojans
Trojans là một trong những nhân tố cũng thuộc hệ thống của Backdoor, ẩn sau danh nghĩa của một loại tệp hợp pháp. Với mục đích giành quyền truy cập vào thiết bị của người dùng, thường các trường hợp Trojans xuất hiện thì màn hình sẽ hiển thị dạng hộp thoại “insert program here”, người dùng sẽ ít để ý và bấm luôn vào nút OK.
Sau khi mà Trojans đã được tự động cài đặt trên thiết bị thì sẽ có thể thực hiện các thao tác thay đổi trên thiết bị một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, thì nó còn có thể cài đặt thêm những tệp độc hại khác phức tạp vào nghiêm trọng hơn lên trên thiết bị của bạn.
5.3. Hardware Backdoor
Cửa hậu phần cứng được hiểu là một loại chip máy tính đã được sửa đổi lại hoặc là chương trình cơ sở, các phần cứng khác cung cấp cho bạn khả năng truy cập vào một thiết bị. Điều này có thể sử dụng trên điện thoại thiết bị loT như là bộ điều nhiệt, các hệ thống an ninh, máy tính, bộ định tuyến,…
Các loại Backdoor phần cứng thường sẽ có thể giao tiếp dữ liệu người dùng, có thể cấp quyền truy cập thiết bị từ xa để giám sát. Các cửa hậu phần cứng có thể được sử dụng với một số mục đích lành mạnh, nhưng cũng có thể là cài đặt vật lý với mục đích đánh cắp.
5.4. Cryptographic Backdoor
Cryptographic Backdoor là một khoá chính có thể mở khóa được toàn bộ dữ liệu đã được mã hoá sử dụng trên một giao dịch mã hoá nào đó cụ thể. Các tiêu chuẩn mã hoá như là AES sẽ được sử dụng để mã hoá đầu cuối cho các bên trao đổi, khoá mật mã sẽ được tạo ra một cách ngẫu nhiên mới có thể giải mã được các thông tin được chia sẻ lúc đó.
Cryptographic là một cách để phá vỡ được các cuộc trò chuyện có bảo mật, vận dụng bài toán phức tạp của một dạng giao thức mật mã để cung cấp đến cho người dùng bên ngoài có thể truy cập vào các dữ liệu đang được mã hoá, bảo mật giữa các bên.
6. Cách để phát hiện khi bị Backdoor
Các lỗ hổng bảo mật sẽ luôn có thể tồn tại trong các hệ điều hành hoặc các ứng dụng. Backdoor được xem là lỗ hổng bảo mật để những kẻ xấu có thể xâm nhập vào các trang web, ứng dụng, phần mềm của thiết bị.
Các lỗ hổng của hệ điều hành sẽ rất nghiêm trọng nhất là khi mà hacker đã có được truyền truy cập vào hệ thống và có thể truy cập được vào hết toàn bộ chương trình, dữ liệu. Các lỗ hổng bảo mật này sẽ giúp cho những tên tin tặc có thể xem và xen vào sửa đổi các dữ liệu trên máy tính mà không bị phát hiện.
Một số các cuộc tấn công Backdoor có thể nhìn thấy được ngay tức thì vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng của hệ thống. Đối với một số trường hợp khác thì không thể phát hiện ra được trong hàng giờ, nhiều ngày, thậm chí là cả tháng. Để tìm ra được thì cần phải phân tích mã web. Các Backdoor thường sẽ được tìm thấy ở trong tệp PHP trên trang chủ web, cũng có thể là nhúng trong các tệp lõi, plugin,…
Để có thể loại bỏ thì người dùng cần phải sao lưu lại các tệp cơ sở dữ liệu của web và xem lại các tệp khoá truy cập HTTP. Vì khi sử dụng Backdoor thường sẽ được thực hiện thông qua yêu cầu của một HTTP Post tới tệp. Để loại bỏ thì bạn cần tìm ra mã truy cập bất hợp pháp này và loại bỏ đi.
7. Hướng dẫn những cách phòng tránh bị Backdoor
Tiếp đến, hãy cùng bài viết tìm hiểu qua một số cách phòng tránh bị Backdoor trên thiết bị công nghệ của mình dưới đây nhé.
7.1. Dùng phần mềm diệt virus
Người dùng có thể sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín và đáng tin như là Mcafee Total, Security, Norton Internet Security,… Đồng thời cần phải cài đặt và update chúng thường xuyên.
Các phần mềm này sẽ phát hiện ra được virus Backdoor và tiến hành loại bỏ nó ra khỏi hệ thống trước khi chúng có cơ hội nhiễm vào máy của bạn. Phần mềm này sẽ bao gồm các công cụ giám sát wifi, tường lửa, bảo vệ web, giám sát kết nối riêng tư micro, webcam,…, để đảm bảo được truy cập cập trực tuyến an toàn tốt nhất cho thiết bị.
7.2. Đổi mật khẩu mặc định của người dùng
Người dùng nên thay đổi mật khẩu mặc định của mình thường xuyên hơn, việc thay đổi sẽ giúp kích hoạt yếu tố xác thực thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời bạn cũng nên sử dụng các mật khẩu khác nhau cho từng loại ứng dụng phần mềm trên thiết bị của mình cũng rất hiệu quả.
7.3. Giám sát kỹ hoạt động mạng
Bạn nên giám sát các hoạt động mang thường xuyên sau khi đã sử dụng các ứng dụng, phần mềm của mình. Đồng thời bạn cũng có thể kết hợp thêm việc sử dụng tường lửa để theo dõi được hoạt động từ các ứng dụng, phần mềm mà mình đã cài đặt.
7.4. Dùng tường lửa trên thiết bị
Tường lửa là một trong những điều rất cần thiết phải có để bảo vệ thiết bị khỏi Backdoor, chúng sẽ giúp người dùng giám sát được tất cả các lưu lượng đến và đi của thiết bị. Nếu như có ai đó bên ngoài mạng cố truy cập vào thiết bị của bạn thì tường lửa sẽ chặn lại. Nếu một ứng dụng cố gắn gửi dữ liệu đến một vị trí mạng không xác định thì tường lửa cũng chặn ứng dụng này.
7.5. Chỉ tải những app trên các website uy tín
Người dùng chỉ nên tải các ứng dụng phần mềm trên các trang web uy tín. Ví dụ nếu bạn sử dụng Android, Chromebook thì có thể tải ứng dụng trên Google Play. Nếu bạn sử dụng iOS, macOS thì có thể dùng App Store để đảm bảo an toàn.
7.6. Thường xuyên cập nhật phần mềm mới
Các nhà phát triển sẽ luôn thường xuyên đưa ra các bản nâng cấp để vá các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của mình. Nếu bạn đang dùng macOS hay Windows thì hãy điều hướng cài đặt và bật tính năng cập nhật tự động. Điều quan trọng là bạn phải cập nhật hệ điều hành của mình thường xuyên vì Backdoor sẽ phục thuộc vào việc này để đánh lừa hệ điều hành của bạn.
7.7. Dùng những công cụ bảo mật chất lượng tốt
Người dùng có thể sử dụng các công cụ bảo mật chất lượng để giúp đảm bảo an toàn hơn cho thiết bị của mình.
8. Tổng kết
Bài viết “Backdoor là gì? Cách chống Backdoor để thông tin an toàn” đã cập nhật chi tiết các thông tin liên quan đến Backdoor, mong rằng các bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách thức hoạt động, nhưng nguy hiểm và các cách phòng chống sự xâm nhập của phần mềm này trên thiết bị của mình. Hãy theo dõi và cập nhật thêm thông tin bài viết thủ thuật, kiến thức, công nghệ mới tại Dchannel nhé.
“DI ĐỘNG VIỆT CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, chính thống, những dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi hàng đầu, chương trình khuyến mãi hấp dẫn đầy cạnh tranh, cùng nhiều chế độ bảo hành độc nhất mang trải nghiệm mua sắm tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
- Scam là gì? Các loại Scam hay gặp, cách nhận ra và phòng tránh chuẩn nhất
- DoS và DDoS là gì? Hướng dẫn cách phát hiện và ngăn cản tấn công từ chối dịch vụ
- Trojan là gì? Có nguy hiểm hay không? Cách để ngăn chặn Trojan xâm nhập vào máy tính tốt nhất
- NFC là gì? Cùng khám phá tất tần tật những điều hay ho và thú vị NFC mang lại cho chúng ta
Di Động Việt