Nghề Streamer ngày càng thu hút giới trẻ bởi sự năng động, sáng tạo và tiềm năng thu nhập cao. Tuy nhiên, ẩn sau ánh hào quang là những thách thức mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Bài viết kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Streamer nghĩa là gì, những khó khăn trong nghề Streamer là gì.
1. Streamer nghĩa là gì?
Bạn thường xuyên nghe cụm từ Streamer nhưng bạn có biết chính xác Streamer nghĩa là gì không. Streamer là những người thực hiện phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng như Facebook, YouTube, Twitch… Họ chia sẻ nội dung đa dạng, từ chơi game, ca hát, nấu ăn đến trò chuyện, chia sẻ kiến thức…
2. Những khó khăn trong nghề Streamer
Nghề Streamer dù được biết là ngành “hái ra tiền” và trở thành người nổi tiếng. Song, để trở thành streamer nhiều người biết đến lại chẳng dễ dàng như chúng ta nghĩ.
2.1. Định kiến xã hội
Áp lực từ gia đình và xã hội là rào cản đầu tiên mà các Streamer phải đối mặt. Quan niệm “ngồi chơi xơi nước” hay “không có tương lai” vẫn còn tồn tại, khiến nhiều người không ủng hộ con đường này. Nhiều bậc phụ huynh truyền thống, những người vẫn giữ quan điểm rằng thành con em mình nên đi làm tại các công ty ổn định thay vì trở thành “người nổi tiếng”. Đây không chỉ là rào cản về mặt tâm lý mà còn là thách thức trong việc thuyết phục gia đình.
2.2. Thu nhập thấp khi mới làm
Giai đoạn đầu, Streamer phải đầu tư thiết bị như máy tính, mic, webcam,…để xây dựng kênh và thu hút lượng người xem ổn định. Do đó, thu nhập ban đầu thường thấp, thậm chí không đủ chi phí sinh hoạt. Chính vì vậy, bạn cần phải thật kiên trì vượt qua thời gian đầu khó khăn.
2.3. Không ổn định
Với việc cạnh tranh trên nền tảng streaming ngày càng khốc liệt, thì thị trường Streamer ngày càng bão hòa với vô số kênh đa dạng. Không chỉ vậy, vì những yếu tố ngoại cảnh như sự kiện lớn hoặc sự thay đổi về sở thích, không ít lần Streamer phải đối mặt với sự suy giảm đột ngột về lượt xem cũng như doanh thu, một yếu tố quan trọng cần cân nhắc nếu bạn đang có ý định gắn bó lâu dài với nghề này.
2.4. Giờ giấc thất thường
Streamer thường hoạt động vào khung giờ cao điểm, thường là buổi tối hoặc đêm khuya. Vào lúc này người xem sẽ tập trung nhiều hơn các khung giờ khác. Làm việc ở những khung giờ này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cá nhân. Đổi lại với việc được làm việc tự do, các Streamer phải chấp nhận làm việc giờ giấc thất thường.
2.5. Áp lực tinh thần
Áp lực của Streamer là gì? Là họ luôn đối mặt với áp lực duy trì lượng người xem, luôn không ngừng sáng tạo nội dung mới để xây dựng thương hiệu và giữ hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Chưa kể, nhiều người phải nhận lời bình luận tiêu cực, miệt thị hay tấn công cá nhân từ cộng đồng mạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
3. Nghề Streamer kiếm tiền từ đâu?
Bạn có tò mò nguồn thu nhập khi làm Streamer là gì không? Đối với những người quan tâm hoặc mới gia nhập lĩnh vực này, thông tin sau đây sẽ là những gợi ý quan trọng cho hành trình kiếm tiền từ nghề này.
3.1. Donate
Đây là hình thức đóng góp tự nguyện từ người hâm mộ để hỗ trợ streamer duy trì hoạt động. Tuy nhiên, donate không phải là nguồn thu nhập chính của các streamer ở Việt Nam. Dù không phải là kênh thu chính trong số các nguồn thu nhập của Steamers, nhưng những đóng góp này thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng, giúp truyền cho bạn động lực tiếp tục hoạt động. Có một số người donate qua các hình thức sau đây:
- Qua thẻ cào điện thoại: Đơn giản chỉ cần mua thẻ cào điện thoại, truy cập link donate, nhập mã và số seri của thẻ, sau đó xác nhận.
- Banking ngân hàng: Truy cập Internet Banking trên điện thoại, thực hiện các bước chuyển tiền như bình thường, nhập số tài khoản của streamer, tên chi nhánh (nếu có yêu cầu), số tiền bạn muốn donate và xác nhận.
3.2. Quảng cáo
Khi sở hữu lượng người xem ổn định, có nhiều người theo dõi, nhà quảng cáo và các doanh nghiệp sẽ liên hệ hợp tác để hiển thị banner quảng cáo dưới livestream của bạn. Số lượng người xem càng cao, thu nhập của bạn càng tăng.
Ngoài ra, còn có các hình thức hiển thị quảng cáo khác như Google Ads, Facebook Ads xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình livestream. Hình thức này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Streamer, đồng thời giúp họ gia tăng độ phủ và nhận diện thương hiệu.
3.3. Số lượng người theo dõi
Một số kênh livestream sẽ trả cho streamer dựa trên số lượng người theo dõi. Tại Việt Nam, với những nền tảng phát sóng lớn như Bigo hay Twitch, những con số ấn tượng về lượt theo dõi có thể chuyển hóa thành những số tiền cho Streamer.
3.4. Làm bình luận viên
Đặc biệt, nếu bạn có năng khiếu và kiến thức chuyên sâu, công việc bình luận viên livestream các trận đấu game có thể là cơ hội để bạn tạo ra thu nhập “khủng”. Các tựa game lớn và công ty phát hành luôn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để có được những streamer tài năng quảng bá và tăng sức hút cho trò chơi của họ.
3.5. Những hoạt động khác
Ngoài những nguồn thu nhập chính kể trên, Streamer còn có thể kiếm tiền từ việc bán sản phẩm cá nhân, tham gia sự kiện,…Số tiền kiếm từ những hoạt động này không hề nhỏ và giúp thu nhập của họ thêm ổn định. Có không ít người sau khi làm Streamer một thời gian đã có đủ nguồn vốn cũng như lượng người hâm mộ đáng kể và quyết định chuyển sang công việc kinh doanh riêng. Đây cũng là một cách để tạo nền kinh tế lâu dài bên cạnh công việc mang tính “chưa ổn định” như Streamer.
4. Trở thành Streamer cần chuẩn bị những gì?
Chúng ta đã biết Streamer là gì, những khó khăn khi trở thành người làm trong nghề stream. Vậy, nếu muốn trở thành một Streamer đòi hỏi bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy xem qua những yếu tố sau đây nhé.
4.1. Tốc độ Internet tốt
Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị chính là một đường truyền kết nối mạng ổn định. Đường truyền Internet mạnh mẽ không chỉ giúp hình ảnh và âm thanh của bạn truyền tải mượt mà mà còn góp phần giữ chân khán giả ở lại trong stream của bạn. Bạn nên lựa chọn dịch vụ Internet cáp quang tốc độ cao để đảm bảo sự ổn định nhé.
4.2. Sử dụng phần mềm Stream
Một trong những bước đầu tiên để bạn có thể trở thành Streamer đó là chọn lựa phần mềm hỗ trợ livestream phù hợp; với những người mới nhập môn, OBS Studio là lựa chọn sáng suốt bởi sự đơn giản, dễ dàng trong cài đặt và tối ưu hóa cho việc phát sóng.
OBS Studio sở hữu loạt các tính năng chỉnh sửa chuyên nghiệp, đặc biệt là bạn có thể sử dụng miến phí. Trong khi đó, XSplit lại đã chinh phục người dùng bằng giao diện trực quan và tính năng tiện lợi.
4.3. Các thiết bị hỗ trợ
Để đảm bảo buổi livestream diễn ra tốt nhất, hãy đầu tư vào các thiết bị điện tử chất lượng. Các thiết bị không thể thiếu bao gồm máy tính, webcam, bàn phím và chuột. Ngoài camera chất lượng cao và chiếc mic rõ ràng, thì một chiếc ghế thoải mái cũng quan trọng không kém, giúp bạn duy trì sự thoải mái và tránh mệt mỏi khi livestream kéo dài nhiều giờ liền.
Thêm nữa, các thiết bị hỗ trợ khác như đèn led và bàn phím gaming cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của stream và hỗ trợ công việc của bạn tốt hơn.
4.4. Khả năng dẫn dắt câu chuyện
Khi công đoạn chuẩn bị phần cứng đã xong, vậy bạn cần chuẩn bị gì tiếp theo? Đối với những người làm nghề stream, bạn cần chú trọng đến ngoại hình khi xuất hiện trước khán giả. ĐIều quan trọng nhất chính là bạn cần luyện tập cách diễn đạt và phát âm để thu hút khán giả. Một lối nói chuyện thu hút và gần gũi sẽ khiến người xem cảm thấy thoải mái khi theo dõi livestream của bạn.
4.5. Tìm thấy nét riêng
Điều cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất chính là bạn cần tìm ra nét riêng của mình. Giữa thị trường đông đúc Streamers như hiện nay, việc sở hữu một phong cách riêng không những giúp bạn nổi bật mà còn làm cho nội dung của bạn trở nên độc đáo hơn.
Bạn cần xây dựng điểm nhấn ở riêng mình, để khi người xem nhìn thấy bạn sẽ nhớ ngay điểm gì đó thú vị từ bạn. Song, bạn cũng nên nhớ rằng nét đặc trưng của bạn nên phản ánh tính cách thật của bạn, đừng cố thể hiện điều gì đó “không phải của bạn” vì nó sẽ không được lâu dài.
5. Kết luận
Chúng ta đã tìm hiểu xong Streamer nghĩa là gì? Cần chuẩn bị gì để trở thành Streamer? Mong rằng thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu được công việc Streamer là gì cũng như những khó khăn của nó.
Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Di Động Việt hoạt động theo cam kết “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” với sự tận tâm, trách nhiệm và chu đáo đến từng khách hàng. Với sự tỉ mỉ và tử tế, hệ thống cửa hàng đảm bảo mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho mọi khách hàng.
Xem thêm:
- Donate là gì? Ý nghĩa của việc donate và cách donate online cho streamer đơn giản
- Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng phần mềm OBS Studio để Livestream, quay màn hình…
- Top 5+ phần mềm lọc tạp âm tốt nhất, bạn nên biết
Di Động Việt