Máy trạm hay còn được gọi là laptop workstation hiện đang được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi. Khác với những dòng máy tính thông thường, máy trạm sở hữu nhiều tính năng vượt trội được người dùng tin tưởng lựa chọn. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu máy trạm là gì, ưu nhược điểm của loại máy này nhé!
1. Máy trạm là gì?
Máy trạm hay còn được gọi là máy tính trạm, máy tính workstation, hay máy trạm workstation,… Đây là dòng máy mà từ linh kiện đến công nghệ đều được nâng cấp hiện đại và tối ưu. So với máy tính thông thường, máy trạm có tính năng vượt trội hơn hẳn. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì dòng máy này được trang bị cấu hình cực mạnh mẽ. Thiết bị hoạt động nhanh hơn, được thiết kế chuyên biệt để chạy các ứng dụng khoa học, kỹ thuật.
Không những thế, máy trạm còn có khả năng tối ưu hóa, xử lý dữ liệu phức tạp khác nhau. Thiết bị còn có thể kết nối thông qua mạng máy tính, phục vụ cùng một lúc nhiều người dùng.
Sau khi đã làm rõ được khái niệm máy tính trạm là gì. Tiếp đến, hãy cùng nhau tìm hiểu mục đích sử dụng của máy trạm ngay sau đây. Về cơ bản, máy trạm được sử dụng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, kỹ thuật, đồ họa, máy tính. Một chiếc máy trạm thông minh và hiện đại, mọi nhu cầu nêu trên đều sẽ được đáp ứng hết.
2. Tính năng nổi bật của máy trạm
Qua chia sẻ ở trên, các bạn đọc đã nắm rõ thông tin máy chủ máy trạm là gì. Hãy cùng mình tìm hiểu đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa máy tính thông thường với máy trạm là gì nhé!
2.1. Cấu hình mạnh
Khi được hỏi máy trạm là máy như thế nào thì đáp án đầu tiên người ta nghĩ đến là thiết bị cấu hình mạnh. Đây cũng chính là ưu điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng máy trạm so với máy tính thông thường. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì chung máy trạm có cấu hình vượt trội hơn hẳn. Thiết bị có thể đảm nhiệm khối lượng tính toán lớn, truy xuất nhanh chóng, an toàn.
2.2. Độ tin cậy cao
Vai trò của máy trạm là gì? Hầu hết các loại máy trạm đều được trang bị bởi những linh kiện cao cấp hàng đầu. Điển hình là RAM ECC – điều khiển dòng dữ liệu truy xuất bên trong và sửa lỗi tự động. Đặc biệt, máy trạm có bộ nguồn hoạt động công suất lớn cùng hệ thống tản nhiệt cực tốt. Nhờ vậy thiết bị có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.
2.3. Thay linh kiện dễ dàng
Ngày nay, đa phần máy trạm đều được thiết kế dạng tool-less thuận lợi cho việc nâng cấp máy. Việc tháo lắp và thay thế linh kiện cũng trở nên dễ dàng, không cần đến công cụ hỗ trợ.
3. So sánh máy trạm với máy tính thông thường
Sự khác biệt giữa máy tính thông thường và máy trạm là gì? Bí mật sẽ được bật mí ngay sau đây, hãy cùng xem nhé!
3.1. Hiệu năng
Hiệu năng máy chủ máy trạm là gì mà lại được đánh giá cao như thế? Máy trạm được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất, card đồ họa chuyên dụng. Đây là điều mà bạn hiếm khi tìm thấy được ở máy tính thông thường.
Máy trạm có khả năng xử lý tác vụ cực tốt, xử lý đồ họa phức tạp vẫn cực kỳ mượt mà. Trong khi đó, máy tính thông thường khả năng xử lý chậm chạp, tốn nhiều thời gian.
3.2. Thiết kế
Máy trạm có các thiết bị nhập/xuất tương tự như chuột, bàn phím… tương tự máy tính thông thường. Thiết bị được trang bị bởi những linh kiện chất lượng, ngoài hình vững chắc, chuyên nghiệp với khả năng chịu lực cực tốt. Trong khi đó, so sánh máy trạm và máy chủ thì máy chủ không có các thiết bị nhập/xuất như máy tính thường.
3.3. Bộ vi xử lý
Máy trạm sử dụng CPU Intel Core với hiệu năng xử lý cực mạnh, tần suất lớn. Bộ vi xử lý thường là Intel Core i7 hoặc Intel Xeon thay CORE I CPU như máy tính thường. Đặc biệt, máy trạm có khả năng xử lý đa luồng, bộ nhớ đệm cao, tốc độ CPU 4.0Ghz.
3.4. RAM
Bộ nhớ RAM của máy trạm thường đạt 16GB, sở hữu tốc độ xung cao cấp nhất hiện tại. Đặc biệt, nếu muốn bạn có thể nâng cấp tối đa lên mức 4 slot RAM, tăng tốc độ render hình ảnh trong vài giây. Ngoài ra, bộ nhớ còn có chức năng tự kiểm tra, sửa lỗi ECC Memory cực đỉnh.
3.5. Đồ họa
Sự khác biệt giữa CPU máy tính thường với dòng máy trạm là gì? Hiện tại, máy trạm được card đồ họa chuyên dụng nhất hiện nay. Đây là dòng card được ứng dụng chuyên biệt cho các ứng dụng đồ họa hiện nay. Trong khi đó, những dòng máy tính thông thường sẽ bị hạn chế về đồ họa.
3.6. Ổ cứng
Có thể bạn không biết, ổ cứng của máy trạm được thiết kế kết hợp giữa HDD với tốc độ quay tối đa 7200rpm. Còn với máy tính thông thường thì tốc độ quay chỉ rơi vào khoảng 5400rpm mà thôi. SSD PCie ứng dụng công nghệ mới nhất nên tốc độ truy xuất cực kỳ nhanh chóng. Nhưng nó vẫn đảm bảo đạt mức dung lượng lý tưởng cho việc lưu trữ dữ liệu.
3.7. Màn hình
Máy trạm được tích hợp màn hình công nghệ IPS chống lóa cao cấp. Có nhiều lựa chọn cho người dùng, màn hình 15.6inch đến 17.3inch với độ phân giải Full HD lên đến 4K. Màu sắc và độ tương phản màn hình máy trạm cực kỳ chính xác với góc nhìn rộng hơn mà chất lượng hình ảnh lại không bị ảnh hưởng.
4. Ưu nhược điểm của máy trạm
Có lẽ không ít người trong chúng ta thắc mắc, liệu rằng ưu nhược điểm của máy chủ máy trạm là gì? Ngay sau đây, mình sẽ bật mí cho các bạn tất tần tật những thông tin như sau.
4.1. Ưu điểm
Không phải tự nhiên mà máy trạm lại được nhiều người lựa chọn đến thế! Đó là nhờ vào những ưu điểm nổi bật của thiết bị.
4.1.1. Hệ thống máy ổn định
Nhờ kết hợp đa linh kiện điện tử chất lượng mà độ bền và chắc chắn của thiết bị luôn đảm bảo. Đặc biệt, hai tính năng nổi bật của thiết bị mà chúng ta không thể không nhắc đến, cụ thể:
- ECC RAM: tự động sửa lỗi bộ nhớ mã code nhanh chóng trước khi bị ảnh hưởng đến hệ thống, khiến máy hoạt động chậm đi.
- Multiple Processor Cores: bao gồm nhiều nhân xử lý với khả năng hoạt động mạnh mẽ, có khả năng xử lý một lúc nhiều công việc.
4.1.2. Giảm lỗi hệ thống tối đa
Cùng với sự đồng bộ về phần cứng và phần mềm, giúp giảm thiểu tối đa lôi hệ thống. Đặc biệt là các sự cố thường hay mắc phải ở các loại laptop sinh viên văn phòng thông thường.
4.1.3. Thích hợp cho các kỹ thuật viên
Máy trạm được thiết kế chuyên biệt với mục đích đẩy nhanh tốc độ hoạt động trong thời gian dài. Cấu hình mạnh mẽ cho phép máy trạm thực hiện tốt việc phân tích dữ liệu, xử lý CAD, thiết kế video…
Hầu hết các dòng máy trạm hiện nay đều có thể hoạt động liên tục để phân tích, trích xuất dữ liệu ngay cả khi không có người làm việc.
4.2. Nhược điểm
Sở hữu quá nhiều ưu điểm vượt trội, vậy nhược điểm của máy trạm là gì? Có lẽ, nhược điểm duy nhất của máy trạm đó chính là chi phí cao. Bởi vì thiết bị sử dụng các linh kiện với chất liệu, công nghệ tốt bậc nhất hiện nay với mức chi phí cực kỳ đắt đỏ.
5. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về máy trạm là gì? tìm hiểu ưu nhược điểm của máy trạm mà mình muốn chia sẻ tới các bạn. Rất mong rằng đây là những thông tin thật sự hữu ích đối với những ai đang quan tâm sản phẩm.
Hãy theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những vấn đề xoay quanh lĩnh vực công nghệ mỗi ngày. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để sở hữu sản phẩm với nhiều mức giá cực kỳ nhé.
Xem thêm:
- File ZIP là gì? Tải phần mềm giải nén File ZIP miễn phí
- Access Point là gì? Có nên sử dụng Access Point cho gia đình
Di Động Việt