Trong 5 năm qua, chúng ta đã chứng kiến 1 câu chuyện thành công đáng ngưỡng mộ. Một công ty nhỏ tên OnePlus với sản phẩm mới nhất là OnePlus 7 Pro. Ngoi lên giữa thị trường smartphone hỗn loạn đang dần bão hòa. Và cùng lúc đó hùng hồn tuyên bố :”Hey… Chúng tôi đến đây đệ hạ gục hết các Flagship”. Nhiệm vụ của OnePlus rất đơn giản: Mang đến 1 chiếc điện thoại tuyệt vời. OnePlus đã thực hiện điều này bằng cách nhét những tính năng, trải nghiệm và độ ổn định của các Flagship vào 1 xác giá rẻ. Và họ sử dụng marketing truyền miệng, marketing ngầm và viral để quảng cáo.
Thành công của OnePlus và tụt dốc của LG
Bạn sẽ nghĩ, những chiến dịch đó chỉ dành cho 1 công ty ngầm và chỉ biết đến bởi những fan công nghệ. Nhưng không, OnePlus đã chậm rãi nhưng chắc chắn tiến đến thị trường chính thống. Không những thế OnePlus còn bắt tay phân phối với nhà mạng T Mobile của Mỹ. Và đúng là “kẻ diệt flagship” đã lên giá theo từng năm. Tuy vậy những tính năng thậm chí còn đa dạng hơn so với 1 số flagship khác mà giá vẫn rẻ hơn.
Ở mặt khác LG là 1 công ty đang rất thành công trong lĩnh vực smartphone. Nhưng lại trượt dốc liên tục từ vị trí thứ 3 trong giới smartphone đến mức tạm chấp nhận được và giờ thì đang hấp hối. LG G3 có lẽ là thành công cuối cùng của hãng.
Vậy chuyện gì đã xảy ra ?. Tại sao 1 công ty mới tiếp cận thị trường lại thành công. Trong khi 1 ten tuổi có tiếng lâu năm và đa ngành trong giới công nghệ lại thất bại nặng nề ?. Câu tra lời ở đây có lẽ là sự tập trung.
Luôn giữ vững mục tiêu
Kể từ khi ra mắt OnePlus chỉ có 1 nhiệm vụ – làm ra chiếc điện thoại tốt nhất với mức giá rẻ nhất. Và triết lý của hãng đã vượt xa so với mong đợi. Đồng thời cách hãng tương tác với fan trên toàn thế giới cũng khác biệt. Trước khi ra mắt 1 sản phẩm thì có rất nhiều thứ lót đường, đơn cử như những hé lộ nhỏ. Đi kèm theo đó là những clip viral hay là những post khoe mẽ về tính năng mới “vô tình” bị hé lộ. Qua đó rõ ràng rằng, OnePlus tập trung rất nhiều vào sản phẩm của mình. Và đồng thời tập trung vào nhiệm vụ – “làm điện thoại và bán điện thoại”.
Tuy vậy, vẫn có những vệt đen, vài lần bước hụt trên con đường thành công. Đơn cử như chiếc OnePlus X. Nhưng OnePlus vẫn có thể vượt qua chỉ đơn giản bằng cách liên tục cải tiến đời sau. Kể cả phải mang những tính năng mà ngay cả flagship hãng khác còn chưa được trang bị. Như là cảm biến vân tay dưới màn hình trên OnePlus 6T. Hoặc là camera thụt thò trên OnePlus 7 Pro mới nhất vẫn hiếm thấy trên Flagship.
Con đường của LG
Trong khi đó LG thì có vẻ hơi bối rối trong việc chọn hướng đi của mình. Hãng liên tục nghiên cứu công nghệ mới và bỏ ngang. Đầu tiên, LG thí nghiệm màn hình cong trên smartphone mang đến LG Flex và hứa hẹn trên LG G4. Nhưng sau vài năm nghiên cứu hãng đã bỏ ngang công trình này.
Vài tháng sau khi công bố G4, chúng ta có smartphone đầu tiên thuộc dòng V của LG, chiếc LG V10. Được mang đến để cạnh trang sòng phẳng với Galaxy Note của Samsung nên LG V10 là 1 chiếc Phablet. Không chỉ có thể V10 còn có màn hình phụ ở trên giúp hiển thị thêm thông tin và ứng dụng. Nhưng 2 thế hệ sau, dải màn hình phụ bị lược bỏ khỏi dòng V.
Sau đó chúng ta đến với LG G5, chiếc smartphone mở ra “LG Playground”. LG Play ground là 1 hệ sinh thái gồm những thiết bị có thể tùy biến. Theo ý tưởng thì chiếc LG G5 sẽ có thể tháo lắp các bộ phận khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Và cũng như những tính năng trước, LG G5 ra đi sau 1 năm ra mắt. Lý do là vì không có hãng nào hợp tác nghiên cứu module rời cho G5. Và chính LG cũng không ra mắt module mới, dẫn đến việc LG G5 mất chỗ đứng trên thị trường.
Mất đi sự đa dạng
Sau đó chúng ta có LG G6 và G7 so với lúc ra mắt thì 2 mẫu này thực sư tốt. Một mẫu smartphone tốt nhiều mặt và là mẫu chính thống duy nhất có camera góc siêu rộng lúc ấy. Trong khi đó dòng V của LG biến thành phiên bản “Plus” của dòng G. Điều này vứt bỏ luôn sự đa dạng sản phẩm và khiến 2 dòng này tự cạnh tranh với nhau. Fan LG chỉ trông chờ dòng V mà quên mất luôn sự tồn tại của dòng Flagship G.
Và, chúng ta có LG G8 chỉ khác với các smartphone còn lại của thị trường là bộ cử chỉ vẫy tay kì lạ. Bộ cử chỉ này cho phép bạn tương tác với G8 bằng cách vẫy tay trước camera – mà cũng chẳng ổn định. Và chuẩn bị ra mắt LG V50, giống LG G8 tới mức LG phải trang bị cho V50 kết nối 5G để cho khác biệt. Vậy LG V50 là LG G8 có khả năng kết nối 5G.
LG thiếu sự tập trung
Như vậy là đã hiểu, hướng đi của LG như 1 đứa trẻ cả thèm chóng chán. Họ không có niềm tin vào sản phẩm họ tạo ra, nhưng họ lại quá nôn nóng sự đổi mới. Dẫn đến nững sản phẩm không có tính chiến lược, không có mục đích, không có tương lai. Chỉ là 1 đống thứ nhồi vào 1 cái smartphone thông thường và vứt ngay khi không thấy kết quả.
Dẫn đến smartphone LG không có 1 điểm nhấn nào cả. Ví dụ như Apple có tai thỏ, face iD, iOS,… Samsung có camera đục lỗ, cảm biến vân tay siêu âm,…
Còn LG có gì ? Modules à?- vứt từ lúc ra mắt, màn hình phụ ?- bỏ luôn sau 2 đời. Ngay cả sự đột phá là màn hình cong còn chưa có cơ hội được thể hiện. Vậy cái cử chỉ tay trên G8 kia, ai dám đảm bảo là nó sẽ tồn tại mà không bị vứt bỏ ở đời G sau?. Hay có thể nào hệ thống âm thanh Boombox cũng ra đi luôn để sử dụng loa stereo như xu thế. Chẳng có 1 lý do gì giúp bạn có thể chọn 1 chiếc smartphone LG cả. Bởi lẽ những thứ bạn thích có thể sẽ biến mất sau 1 thế hệ.
Smarphone LG đã từng có điểm nhấn
Nếu bỏ qua những thứ ăn liền kia và đi theo hướng ban đầu thì LG đã có 1 chiếc điện thoại khá ổn. LG G5, G6 và G7 thiết kế đẹp, nhanh và sử dụng cực kì thoải mái. Chiếc V30 có lẽ là chiếc smartphone bị đánh giá thấp nhất năm 2017 và sau đó là V40 cũng vậy. Nhưng chúng có cảm giác cầm nắm và phản hồi rung tốt nhất trong smartphone Android. Ngang hàng với Pixel 3 và gần đây nhất là OnePlus 7 Pro.
Ở mặt khác, smartphone đầu bảng của LG có thiết kế đẹp, bắt mắt và thật sự khác biệt. Thậm chí trải nghiệm và sức mạnh có thể sánh ngang với OnePlus 7 Pro. Nhưng người dùng không để ý điều đó, họ thấy quảng cáo về những tính năng dư thừa. Đó là còn chưa thế những tính năng này còn có khả năng biến mất bất cứ khi nào. Hiện tại thì smartphone LG hoàn toàn không có điểm nhấn nào và không có gì để cạnh tranh.
LG thực sự cần thay đổi
Không biết LG có thể rút ra được gì từ OnePlus không. Nhưng rõ ràng là họ nên có niềm tin vào sản phẩm họ là ra. Điện thoại của LG không hề tệ, nhưng nó quá dư thừa tính năng mà lại còn chẳng ổn định. Có lẽ họ nên dành thời gian nghiên cứu tính năng để hỗ trợ cho những mẫu smartphone đã có. Cái cập nhật phần mêm “Software Update Center” của LG có bao giờ thấy hoạt động đâu.
Nguồn: Phonearena
Di Động Việt