Apple cũng tương tự như bất kì hãng nào, đều muốn lập cho người dùng của hãng 1 hệ sinh thái. Nhưng không như các hãng khác, Apple lại sử dụng 1 hệ sinh thái riêng biệt hoàn toàn. Ít can thiệp, ít thao tác, chỉ có sự tiện ích, đó là hướng đi của Apple.
Chiếc iPhone khó có thể can thiệp, ít tùy chọn, nhưng lại cực kì hoàn thiện và ổn định. So với smartphone Android tự do tùy biến, đa tính năng, nhưng lại phân mảnh và kém ổn đinh. Bất kì bên nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Nhưng trong thời điểm hiện tại iOS của Apple tạm thời đang dẫn đầu. Người dùng luôn biết cách tạo cho mình trải nghiệm tốt. Và dường như sự bó buộc về tùy chọn của những thiết bị iOS lại được lòng người dùng. Vậy tại sao iOS có thể gọi là độc quyền nhưng lại có thể sánh ngang Android rộng mở với nhiều hãng phát triển đến vậy?.
Sự bất lợi nhưng cũng là lợi thế.
Apple là hãng tạo ra và cũng là hãng duy nhất phát triển iOS. Vậy nên sự đổi mới không thể nhanh bằng Android – 1 nền tảng mở. Nhưng thứ được xem như là điểm yếu ấy của Apple lại mang lại những kết quả tích cực. Và nền tảng Android rông mở cũng đem lại sự thích thú cho nhiều người. Và so sánh 1 số mặt lợi hại thì chúng ta nên tập trung vào những mặt như là:
Sự ổn định và tính bảo mật.
Sự ổn định của 1 mẫu smartphone đến từ chất lượng của phần cứng và cả phần mềm. Nhưng ở đâ bỏ qua yếu tốt phần cứng, chúng ta chỉ xét đến phần mềm, chủ yếu là hệ điều hành. Về phía iOS, chúng ta không có quyền can thiệp quá sâu và hệ thống. Apple chỉ cho phép những tính năng rất cơ bản, can thiệp vào mặt nổi của hệ thống. Điều này khiến iOS cực kì ổn định do không xảy ra xung đột phần mềm, hay lỗi người dùng nào. Đồng thời khả năng bảo mật cũng cao hơn.Tuy vậy, đây cũng là hạn chế, khi mà 1 số tính năng tưởng như rất cơ bản, iOS cũng không cho phép.
Còn về phía Android, nền tảng này cho phép tùy biến gần như là toàn bộ hệ thống. Vậy nên, người sử dụng có thể tự do xào nấu chiếc smartphone của mình tùy theo sở thích. Bạn có thể có những mẫu icon theo thần tượng của bạn, những giao diện bạn yêu thích. Hoặc cũng có thể là ứng dụng không có trên Google Play Store. Nhưng, sự tự do đó đánh đổi bằng tính ổn định của thiết bị và sự bảo mật. Bởi lẽ, khi bạn thay đổi quá nhiều hệ thống, sự xung đột phần mềm sẽ xảy ra.
Và khi đó chiếc smartphone của bạn sẽ có tình trạng giật, lag. Và cài đặt phần mềm bên thứ 3, cũng tiềm tàng cực kì nhiều nguy cơ về bảo mật. Đó là còn chưa tính đến, cực kì nhiều ứng dụng trên Google Play store chưa được kiểm duyệt.
Khả năng tương tác giữa các thiết bị
Ở iOS, vì là nền tảng độc quyền nên Apple có thể phát triển các sản phẩm của họ tương thích với nhau. Ví dụ như là những tính năng trên iPhone có thể được kích hoạt bằng Airpods. Những nền tảng trên iPad, Mac, iPhone có thể trực tiếp giao tiếp với nhau. Hay dễ hiểu hơn là iMessage trên iOS miễn phí với nhiều tính năng hay ho. Nhưng điều này lại tiếp tục tạo nên sự gò bó trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình. Ví dụ để trải nghiệm toàn bộ Airpods thì tốt nhất vẫn là iPhone hoặc iPod. Hay tương tác tốt với nhau vẫn là iPhone, iPad và Mac. Những sản phẩm bên thứ 3 sẽ không thể có được những tiện ích tương tự trên các nền OS của Apple.
Và tiếp tục là điều ngược lại đối với các thiết bị Android. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn ở rất nhiều hãng. Và các thiết bị có thể tương tác qua lại với nhau. Còn đối với tương tác trên PC cũng đã có Window. Tuy vậy, sự tương tác này cũng không thể sâu như Apple. Do mỗi hãng có 1 qui trình, nguyên tắc bảo mật riêng. Và bất kì ai cũng hiểu, cho 1 người lạ vào nhà là 1 rủi ro bảo mật cực kì lớn. Vì vậy, tuy có nhiều sự lựa chọn, đa dạng trong cách sử dụng. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đạt được tối đa tiện ích.
Sự phân mảnh và tính đơn giản của sản phẩm
Đối với Apple, smartphone thì bạn có iPhone, máy tính bảng có iPad, laptop có Macbook,…. Vậy là xong, bạn không có thêm lựa chọn những thiết bị sử dụng iOS hay MacOS khác. Và những thao tác, hay điều hướng ở trên các thiết bị của Apple đều cố định. Và những thao tác này được Apple nghiên cứu và tối đa hóa sự thực tiễn trong sử dụng. Sự cố định, thực tiễn này vừa có lợi lại vừa có hại. Bởi lẽ, tuy được đơn giản hóa, nhưng nếu bạn không thích bạn cũng bắt buộc phải làm quen. Vì nếu không quen bạn cũng chẳng có sự lựa chọn thay đổi nào cả.
Android thì không như thế, bạn có rất nhiều lựa chon. Smartphone bạn có Samsung, Huawei, Xiaomi hay Oppo,… Và những hãng này còn phân mảnh nhiều hãng con nữa. Dẫn đến sự đa dạnh trong mức giá , thiết kế. Tương tự khi xem xét tới những mẫu máy tính bảng android hay laptop, PC window. Và bạn có thể tùy chỉnh điều hướng, hay định chức năng cho phím trên thiết bị của bạn tùy ý. Hoặc thậm chí, bạn có thể thay đổi hoàn toàn bằng 1 bộ điều hướng khác cũng được. Nhưng sự ổn định lại tiếp tục trở thành vấn đề. Khi tùy biến quá nhiều, thì thiết bị của bạn cũng mất đi sự ổn định của nó.
Tổng kết
iOS hiện thời đang có lợi thế trước Android về tính ổn đinh và được lòng người dùng. Nhưng những thiết bị của Apple lại đang có mặt bằng giá chung khá cao và khó tiếp cận. Và thêm sự chậm trễ thay đổi so với khả năng phát triển của Android. Thì trong thời gian sắp tới, Android sẽ vượt mặt iOS. Nhận ra điều này, những phiên bản sắp ra mắt như iOS 13 đã được cập nhật thêm rất nhiều tính năng hữu ích. Nhằm đuổi kịp tính năng với Android , mà vẫn đảm bảo sự ổn định. Và khi phần cứng đã bão hòa, thì trong những năm tới trên chiến trường công nghệ, các hãng sẽ đấu với nhau bằng phần mềm. Và sự hài lòng của người dùng sẽ là mục tiêu của cả 2 hệ điều hành iOS và Android
Di Động Việt