Những phân cảnh quay chậm hay tua nhanh trong các bộ phim mà bạn hay xem đều được kiểm soát bởi Frame Rate. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Frame Rate là gì? Để biết thêm về Frame Rate, cũng như các chuẩn FPS phổ biến và cách sử dụng Frame Rate phù hợp, bạn có thể tìm hiệu tại bài viết này.
1. Frame Rate là gì?
Frame Rate là tốc độ khung hình, hay có thể hiểu là tần suất xuất hiện của những khung hình riêng lẻ mà máy ảnh ghi lại được trong 1 giây. Đơn vị của Frame Rate là FPS (Frames Per Second). Nếu như video của bạn hiển thị 30 khung hình trong 1 giây thì video có Frame Rate là 30 FPS.
Có thể hiểu rõ hơn về Frame Rate qua ví dụ sau: Khi bạn vẽ thật nhiều bức tranh về một chủ thể là con chó đang chạy, với mỗi bức vẽ hình ảnh con chó sẽ có đôi chút khác biệt thể hiện nó đang chuyển động, sau đó bạn lật nhanh những trang vẽ sẽ thấy được khung cảnh con chó đang chạy như đang chuyển động thực sự. Những trang vẽ riêng biệt đó được gọi là khung hình, và số lượng trang vẽ xuất hiện trong 1 giây được gọi là tốc độ khung hình (Frame Rate).
2. Ý nghĩa của Frame Rate
Frame Rate (tốc độ khung hình) có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng video cũng như trải nghiệm của người xem. Cảm nhận về chuyển động sẽ khác biệt rõ rệt khi bạn điều chỉnh tốc độ khung hình, tuy nhiên, không phải việc chọn Frame Rate cao lúc nào cũng phù hợp mà còn tùy vào tính chất, concept, nội dung video và khả năng lưu trữ của máy. Việc lưu trữ video với Frame Rate cao có thể làm dung lượng video nặng hơn, đôi khi làm video bị chậm khi phát.
Hiện nay, trong các video phim ảnh hoặc khi chơi game, người ta thường lựa chọn Frame Rate cao để mang đến trải nghiệm tốt hơn. High Frame Rate mang lại cảm giác chân thực và mượt mà hơn trong các video hành động.
Các game thủ thường cài đặt Frame Rate cao khi chơi game, bởi nó có thể là yếu tố quyết định chiến thắng. Nếu 2 người cùng chơi một game, trong đó một người chơi với tốc độ 30 FPS, người còn lại chơi ở tốc độ 60 FPS sẽ cho ra sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, người chơi ở tốc độ khung hình 60 FPS luôn nhìn thấy các khung hình sớm hơn, với những diễn biến chạy trước so với đối thủ. Do đó, họ có thể phản ứng nhanh hơn so với người chơi ở tốc độ 30 FPS, do đó khả năng giành phần thắng cao hơn.
Ngoài ra, khi video được thiết lập High Frame Rate cũng sẽ mang đến hiệu ứng sắc nét, các chuyển động rõ ràng, chân thực hơn so với những video tốc độ khung hình thấp. Từ đó, gợi lên hứng thú nơi người xem.
3. Cách sử dụng Frame Rate phù hợp
Hiện nay có 5 mức Frame Rate phổ biến bao gồm: 16 FPS – 24 FPS – 30 FPS – 60 FPS – 120 FPS. Tốc độ khung hình càng cao, các chuyển động càng diễn ra nhanh và có độ mượt mà, rõ ràng hơn.
3.1. 16 FPS
Với tốc độ khung hình 16 FPS, người xem gần như không nhìn thấy hiệu ứng chuyển động, tốc độ này ngày nay gần như không còn được áp dụng để sản xuất video phim ảnh nữa, tuy nhiên từ nhiều năm trước khi khoa học công nghệ chưa phát triển vẫn có một số video không tiếng áp dụng tốc độ khung hình 16 FPS. Bạn vẫn có thể bắt gặp thông số Frame Rate 16 FPS này trong các bộ phim tài liệu cũ.
3.2. 24 FPS
Tốc độ khung hình 24 FPS là Frame Rate tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cho các bộ phim điện ảnh chiếu rạp hiện nay. Nó có ưu điểm là mang đến giao diện đẹp và hiệu ứng chân thực giống với mắt người nhìn, cho nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện ảnh, phim truyện.
3.3. 30 FPS
Tốc độ khung hình 30 FPS giúp tăng chất lượng của các đoạn phim chuyển động nhanh như nhân vật đang chạy, hay các pha hành động làm tăng tính chân thực đặc biệt là các đoạn video yêu cầu sự chính xác khi di chuyển nhanh và trực tiếp.
Tốc độ 30 FPS được dùng cho một số trường hợp sau:
- Chương trình trực tiếp thể thao
- Chương trình thực tế
- Video quảng cáo, TVC
- Quay video điện thoại
- Livestream trên TikTok, Facebook, Instagram
- …
3.4. 60 FPS
Tốc độ Frame Rate 60 FPS giúp các đoạn video có chuyển động chậm mượt mà hơn, để người xem cảm nhận được độ chân thực. Để thực hiện, người quay sẽ quay video ở tốc độ 60 FPS sau đó vào giai đoạn chỉnh sửa hậu kỳ, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh tốc độ phát thành 30 FPS hoặc 24 FPS để tạo hiệu ứng Slow-motion. Nhờ đó, bạn sẽ thấy những đoạn chuyển động chậm chân thực và có độ chi tiết hơn.
Ngoài ra, tốc độ 60 FPS còn được sử dụng khi ghi lại video chơi game đua xe hoặc chiến đấu với nhiều chiêu thức kỳ ảo.
3.5. 120 FPS
Tốc độ khung hình 120 FPS được xem là Max Frame Rate, thường được sử dụng khi tạo các hiệu ứng đặc biệt hoặc làm chậm – siêu chậm các chuyển động nhanh. Điều này nhằm tăng cảm xúc cho người xem, cũng như cách diễn tả chi tiết những sự việc diễn ra nhanh chóng một cách chi tiết, cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn cho những chuyển động mà bình thường có thể mắt thường không theo kịp.
Tốc độ 120 FPS được sử dụng cho một số trường hợp như:
- Các chương trình thể thao có chuyển động nhanh: lướt sóng, chạy đua, lướt ván, …
- Các hiện tượng tự nhiên: cơn bão, vụ nổ hoặc cảnh bắn pháo hoa
4. Kết luận
Những thông tin được cung cấp trên đây phần nào đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Frame Rate là gì, ý nghĩa của nó, cũng như biết thêm về các khái niệm High Frame Rate, Max Frame và các tốc độ khung hình phổ biến.
Để theo dõi những tin tức công nghệ hoặc kiến thức đời sống khác, bạn có thể tìm đọc những bài viết tại kênh Dchannel. Ngoài ra, đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” nhé.
Xem thêm:
- File mềm là gì? Các định dạng File mềm sử dụng phổ biến
- Lợi ích của mạng xã hội là gì? Có nên sử dụng mạng xã hội
- File mềm là gì? Các định dạng File mềm sử dụng phổ biến
- Biểu mẫu là gì? Tìm hiểu chức năng chính của biểu mẫu
Di Động Việt