Thời đại công nghệ lên ngôi nên trẻ em có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ hơn. Trẻ em được gia đình cho xem điện thoại từ rất sớm. Hiện trạng phổ biến là có nhiều em bé coi điện thoại bị đau mắt. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra nguyên nhân của vấn đề và cách để bảo vệ mắt trẻ tốt hơn.
1. Nguyên nhân vì sao em bé coi điện thoại bị đau mắt?
Nguyên nhân chính khiến em bé coi điện thoại bị đau mắt là do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh từ điện thoại di động, ipad hay các thiết bị điện tử khác là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh về võng mạc ở trẻ.
Bệnh võng mạc xảy ra khi có sự phát triển của các mạch máu bất thường, lan rộng ra võng mạc và mô lót phía sau mắt.
Ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị công nghệ hầu như đều có thể đi qua giác mạc và thể thủy tinh, dịch kính. Sau đó, nó sẽ được hấp thụ tại võng mạc của mắt. Loại ánh sáng này mang đến những tác hại như lão hóa mắt, mỏi mắt với các triệu chứng như nhức mắt, khó tập trung.
Thời gian lâu dài khi mắt tiếp xúc quá thường xuyên với ánh sáng xanh sẽ dẫn đến những vấn đề đáng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến giác mạc. Ngoài ra việc tiếp xúc với ánh sáng xanh thường xuyên còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến võng mạc.
Làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Ánh sáng xanh có thể xuyên qua võng mạc (lớp lót bên trong phía sau mắt) do vậy tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc. Điều này có thể gây thoái hóa điểm vàng và khiến người bệnh mù vĩnh viễn.
Làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số: Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số hay còn gọi là hội chứng thị giác màn hình. Bởi vì bước sóng ngắn nên ánh sáng xanh dễ bị tán xạ (phân tán) hơn so với các loại ánh sáng khả kiến khác (ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được).
Vì vậy, khi bạn nhìn vào màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác phát ra ánh sáng xanh thì ánh sáng sẽ không tập trung, sự không tập trung này có thể làm giảm độ tương phản ánh sáng và có thể gây mỏi mắt kỹ thuật số.
2. 12 cách bảo vệ mắt cho bé và người lớn khi thường xuyên sử dụng điện thoại
Bạn đã biết được nguyên nhân em bé coi điện thoại bị đau mắt. Bước tiếp theo là bạn cần tìm cách bảo vệ mắt cho con trẻ. Dưới đây là tổng hợp 12 cách bảo vệ mắt cho bé và người lớn khi thường xuyên sử dụng điện thoại.
2.1. Không cho bé chơi game, coi video trong tối liên tục
Việc xem điện thoại trong bóng tối sẽ khiến chúng ta bị mỏi mắt, mờ mắt và khô mắt. Đối với em bé coi điện thoại bị đau mắt chỉ là vấn đề tạm thời, về lâu dài nếu cứ xem điện thoại liên tục trong tối sẽ còn có những hệ lụy nguy hiểm hơn. Việc sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng có thể gây chết các tế bào thị giác làm bạn bị cận thị, loạn thị.
Nếu tệ hơn, thói quen này còn làm tăng nguy cơ thoái hóa võng mạc khiến đôi mắt bị suy giảm chức năng. Đáng sợ hơn, nguy hiểm tiềm ẩn cho đôi mắt của bạn từ thói quen xem điện thoại trong bóng tối gây ra chính là tăng nhãn áp.
Khi sử dụng điện thoại trong bóng đêm, đôi mắt sẽ phải chịu áp lực cao từ ánh sáng xanh phát ra, dẫn đến tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp là bệnh lý do áp suất trong nhãn cầu tăng cao. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và điều trị, thì mắt có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
2.2. Bật chế độ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại
Thông thường ở những chiếc smartphone hiện nay đều sẽ được trang bị chế độ lọc sáng xanh. Khi bật chế độ lọc ánh sáng xanh sẽ giúp hạn chế sự tác động của ánh sáng xanh đến mắt của bạn và giúp tránh tình trạng em bé coi điện thoại bị đau mắt.
Cách bật chế độ lọc ánh sáng xanh trên iOS:
Đối với những bạn sử dụng điện thoại iPhone, iPad, bạn có thể bật chế độ True Tone thông minh được Apple trang bị sẵn trong thiết bị iOS của mình để bật chế độ lọc ánh sáng xanh.
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào phần Cài Đặt.
Bước 2: Ở giao diện Cài đặt, bạn nhấn vào mục Màn hình & Độ sáng.
Bước 3: Cuối cùng, bạn tiến hành gạt phải thanh trạng thái chế độ True Tone để kích hoạt tính năng này trên thiết bị.
Cách bật chế độ lọc ánh sáng xanh trên Android:
Bạn có thể bật chế độ bảo vệ cho mắt thoải mái trang bị sẵn trong thiết bị của mình để sử dụng chế độ lọc ánh sáng xanh với các bước sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào Cài đặt trên thiết bị
Bước 2: Ở giao diện Cài đặt, bạn nhấn vào mục Màn hình.
Bước 3: Cuối cùng, bạn tiến hành gạt phải thanh trạng thái Bảo vệ cho mắt để kích hoạt tính năng này trên thiết bị.
Lưu ý: Đối với các thiết bị Android đến từ các nhà sản xuất khác nhau như Samsung, Xiaomi, Oppo…Vì thế, mỗi thiết bị sẽ có cách tiến hành khác nhau. Hướng dẫn dưới đây được thực hiện trên Samsung Galaxy S22+ chỉ mang tính chất tham khảo, không chính xác tuyệt đối.
2.3. Bật chế độ màn hình tối
Các loại điện thoại thông minh Android hay Apple đều sẽ trang bị cấp các tính năng chế độ ban đêm giúp bạn dễ dàng tự động giảm căng thẳng cho mắt vào ban đêm. Khi bạn bật tính năng này lên và điện thoại của bạn sẽ tự động điều chỉnh cài đặt độ sáng màn hình tùy thuộc vào thời gian trong ngày và giúp ngăn chặn việc em bé coi điện thoại bị đau mắt.
2.4. Tăng kích thước chữ hiển thị
Việc tăng kích thước chữ hiển thị cũng giúp bạn nhìn được chữ rõ hơn, hạn chế tình trạng khô mắt khi quá chăm chú đọc chữ trên màn hình.
Tăng kích thước chữ hiển thị trên iOS
Bước 1: Trước hết bạn cần truy cập vào mục Cài Đặt trên điện thoại.
Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào Màn hình & Độ sáng. Ấn tiếp vào mục Cỡ chữ.
Bước 3: Cuối cùng bạn điều chỉnh thanh trượt đến kích cỡ chữ mà bạn mong muốn.
Tăng kích thước chữ hiển thị trên Android
Bước 1: Trước hết bạn cần truy cập vào mục Cài Đặt trên điện thoại.
Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào Màn hình.
Bước 3: Bạn nhấn vào mục Cỡ font và Kiểu font.
Bước 4: Cuối cùng, bạn điều chỉnh thanh trượt Cỡ font để tăng đến kích cỡ chữ mà bạn mong muốn.
2.5. Làm đậm chữ hiển thị trên màn hình smartphone
Làm đậm chữ trên màn hình thể giảm thiểu tình trạng mỏi và khô mắt do phải điều tiết nhiều là làm đậm chữ hiển thị. Có thể con trẻ của bạn sẽ không nhìn chữ mà tập trung vào hình ảnh. Nhưng, bạn cũng nên dùng cách này để không xảy ra tình trạng em bé coi điện thoại bị đau mắt.
Cách làm đậm chữ hiển thị trên iOS
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy truy cập vào phần Cài Đặt.
Bước 2: Tiếp theo, bạn vào mục Màn hình & Độ sáng và bật tính năng Chữ đậm lên.
Cách làm đậm chữ hiển thị trên Android
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy truy cập vào phần Cài Đặt.
Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào Màn hình, bạn nhấn vào mục Cỡ font và Kiểu font.
Bước 3: Cuối cùng, bạn tiến hành gạt phải thanh trạng thái cạnh mục Font in đậm để kích hoạt tính năng này.
2.6. Áp dụng quy tắc 20/20/20 bảo vệ mắt tốt hơn
Đôi mắt chúng ta không thể nhìn quá lâu với khoảng cách gần mà xen kẽ để thích nghi ở khoảng cách xa trong vài giây hoặc phút và sau đó nhìn gần. Đó là lý do vì sao khi nhìn thứ gì đó gần trong nhiều giờ, kể cả đọc sách hay dí mắt vào màn hình điện thoại là sẽ bị đau mắt, mỏi mắt.
Vì thế, bạn cần hướng dẫn con trẻ mình quy tắc 20/20/20 để ngăn chặn việc em bé coi điện thoại bị đau mắt. Cách để thực hiện quy tắc này là bạn sẽ làm việc với máy tính 20 phút và sau đó rời mắt khỏi màn hình nhìn vào vật xa cách bạn 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
2.7. Thường xuyên Thực hiện chớp mắt
Khi bạn quá tập trung vào công việc hoặc trẻ em tập trung vào xem bộ phim hoạt hình quá sẽ quên chớp mắt. Nó sẽ làm mắt bạn bị khô và dẫn đến sự tổn thương giác mạc và nghiêm trọng hơn là giảm thị lực gây nên các căn bệnh về khúc xạ.
Duy trì việc chớp mắt thường xuyên sẽ cung cấp độ ẩm cho đôi mắt của bạn. Hãy nhắc các bé thường xuyên chớp mắt để dù em bé coi điện thoại nhiều cũng không bị đau mắt.
2.8. Mua kính ngăn ánh sáng xanh
Kính ngăn ánh sáng xanh sẽ giúp chặn tia ánh sáng xanh chiếu vào mắt bạn khi tiếp xúc với các thiết bị công nghệ. Bạn sẽ không còn đau đầu vì vấn đề em bé coi điện thoại bị đau mắt nếu sắm cho con em mình một chiếc kính ngăn ánh sáng xanh như thế này.
Ngoài ra, loại kính này thậm chí còn có thể chặn cả tia UV đi qua khi bạn ở điều kiện ngoài trời với ánh nắng chói chang.
2.9. Bật đèn ngủ khi sử dụng điện thoại vào ban đêm
Nếu bạn để ý sẽ phát hiện ra các loại đèn ngủ đều phát ra ánh sáng màu vàng. Ưu điểm của ánh sáng màu vàng là không gây mỏi mắt, giúp giấc ngủ của bạn sâu hơn đặc biệt làm giảm sự chênh lệch sáng/ tối giữa màn hình điện thoại và môi trường xung quanh.
2.10. Nên dán màn hình chống chói, lóa mắt
Miếng dán này có công dụng trong việc chống lóa màn hình góp phần lọc bớt ánh sáng xanh khi bạn sử dụng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm miếng dán màn hình chố lóa mắt tại các cửa hàng bán phụ kiện điện thoại uy tín.
2.11. Giữ màn hình điện thoại luôn sạch sẽ
Để màn hình điện thoại bạn có thể hiển thị những thông tin một cách sắc nét và rõ ràng nhất. Bạn nên vệ sinh màn hình smartphone một cách thường xuyên. Vì nếu màn hình không sạch, đôi mắt của bạn sẽ phải điều tiết khá nhiều đấy. Khi vệ sinh điện thoại, bạn nên lưu ý cách vệ sinh loa điện thoại, màn hình điện thoại.
Ngoài ra, bên cạnh vấn đề em bé coi điện thoại bị mỏi mắt thì việc không giữ màn hình sạch sẽ làm tích tụ vi khuẩn, tay con trẻ vuốt chạm điện thoại chứa vi khuẩn và thường xuyên đưa lên mặt, lên miệng.
12. Giữ khoảng cách giữa mắt và màn hình điện thoại
Khoảng cách hợp lý để xem màn hình điện thoại là từ 16 – 18 inch. Đừng giữ điện thoại quá gần, nhưng nếu bạn thấy mình đang đưa điện thoại lại gần hơn, hãy phóng to màn hình. Dù là quá gần hay quá xa cũng sẽ có tác động nhất định đến thị giác của bạn.
3. Tổng kết
Chúng ta vừa tìm hiểu Nguyên nhân – Em bé coi điện thoại bị đau mắt? 12 cách bảo vệ. Mong rằng bài viết vừa cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn để ứng dụng vào cuộc sống, giúp bảo vệ mắt của chính mình và của con em bạn.
Ngoài ra, để không bỏ lỡ những bài Dchannel hấp dẫn và nóng hổi, bạn có thể theo dõi những bài viết tiếp theo của Di Động Việt. Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài của mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn 3 Cách khóa ứng dụng trên Samsung nhanh chóng dễ làm nhất cho bạn
- Hướng dẫn tất cả các cách tải File trên iPhone đơn giản hiệu quả nhanh nhất cho bạn
- Top 14 cách sạc pin nhanh cho iPhone hiệu quả nhất hiện nay
- 7 cách phát Wifi từ điện thoại iPhone, Samsung, Android đơn giản nhanh nhất cho bạn
Di Động Việt