Sạc không dây Qi chính là tính năng cao cấp mà nhiều chiếc smartphone hiện đang có và đang dần xuất hiện trên ngày càng nhiều thiết bị hơn. Nó mang lại rất nhiều điểm tiện lợi cho người dùng trong quá trình trải nghiệm. Vậy hãy cùng mình khám phá chuẩn sạc không dây Qi là gì và tất tần tật bên dưới.
1. Chuẩn sạc Qi là gì?
Chuẩn sạc Qi là một tiêu chuẩn dùng để biểu thị khả năng truyền tải nguồn điện không dây và nó được tổ chức Năng lượng không dây WPC đề xuất. Chuẩn này được giới thiệu nhằm hợp thức hóa và quy chuẩn hóa chức năng sạc không dây trên những thiết bị điện tử, chẳng hạn như: điện thoại, phụ kiện và máy tính xách tay,…
Giống với dòng sạc có dây truyền thống sở hữu đa dạng các loại cổng sạc như: micro USB, USB Type C, lightning,… chuẩn sạc không dây cũng được chia ra làm nhiều loại. Trong số đó, sạc không dây Qi chính là loại được được áp dụng phổ biến nhất và chiếm tới 90% trong số tất cả sản phẩm công nghệ.
2. Tại sao cần có một tiêu chuẩn sạc chung?
Một thông tin mới khá thú vị có thể các bạn chưa biết là những dòng công nghệ sạc có dây như là USB-C, microUSB luôn cần phải chấp hành những quy định được USB IF đưa ra. Chính vì thế, một tiêu chuẩn sạc chung đã được tung ra nhằm hỗ trợ rất nhiều cho người dùng trong quá trình sạc pin. Chẳng hạn các bạn có thể sử dụng một củ sạc tới 50W mà cắm vào một thiết bị chỉ hỗ trợ với sạc 5W mà không hề gặp trục trặc hay cháy nổ gì.
Điều bên trên cũng là tương tự với sạc không dây nói chung và sạc không dây Qi nói riêng. Chúng cần có một quy chuẩn đồng nhất để giúp cho những thiết bị điện tử không bị hư hỏng dù là các bạn dùng đế sạc công suất cao hơn mức hỗ trợ khi khẩn cấp. Bên cạnh đó, chuẩn sạc không dây Qi này còn đóng vai trò điều hòa nhiệt độ để giúp cho smartphone, tablet,… các bạn không bị nóng lên quá mức và không bị cháy nổ đáng tiếc.
Bên cạnh đó, trong những điện thoại được hỗ trợ chức năng sạc ngược không dây chuẩn Qi hay các dòng đế sạc không dây đều có thể phát hiện được vật thể lạ. Đó được gọi là FOD (Foreign Object Detection). Chức năng này sẽ giúp cho máy xác nhận được đâu là cuộn sạc cấp năng lượng và đâu là bề mặt kim loại. Nếu như thiết đi tính năng này thì những thiết bị sạc có khả năng sẽ gặp tình trạng cháy nổ khi tiếp xúc với kim loại.
3. Sạc không dây Qi truyền tải điện năng như thế nào?
Nguyên tắc cảm ứng từ hay cộng hưởng từ chính là những thứ mà các công nghệ truyền tải điện năng không dây chủ yếu áp dụng nhằm truyền tải năng lượng tới thiết bị. Sạc không dây chuân Qi dùng cả hai thứ đó là cộng hưởng từ cùng với cảm ứng từ.
3.1. Cảm ứng từ (Magnetic Induction)
Trên thực tế, khi chúng ta dùng một cuộn dây đồng và cho dòng điện xoay chiều chạy qua thì nó sẽ tạo nên một trường điện từ. Lúc đặt 2 cuộn dây tại vị trí đối diện nhau, một cuộn sẽ giữ vai trò là thiết bị phát với dòng điện chạy qua sẽ truyền điện năng đến thiết bị thu không mang điện. Đó được gọi là quá trình cảm ứng từ.
Sau đó, năng lượng từ trường này sẽ được ổn định và chuyển đổi thành năng lượng điện 1 chiều. Từ đó, các thiết bị điện tử mà bạn đang sử dụng sẽ nạp được điện vào thông qua quá trình sạc. Điểm được xem là mấu chốt với cảm ứng từ chính là hai cuộn dây phải được để tại vị trí cực kỳ gần với nhau.
3.2. Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance)
Cộng hưởng từ được sinh ra với nguyên nhân là những nhà sản xuất mong muốn có thể sạc được thiết bị với khoảng cách nằm ở xa hơn thay vì là đặt gần sát vào tấm sạc như trên phần cảm ứng từ. Công nghệ này dùng tần số cộng hưởng. Do đó, bạn sẽ có khả năng sạc được cho thiết bị của mình với khoảng cách xa lên tới 4.5 cm.
Trong quá trình sạc, cả 2 thiết bị thu và thiết bị phát đều cần phải hoạt động ở chung một tần số với nhau. Nếu như không thỏa mãn được điều kiện này thì thiết bị tiếp nhận nguồn điện sẽ không thể nào nhận được năng lượng từ đầu cung cấp và quá trình sạc cũng không thể bắt đầu diễn ra được.
4. Tốc độ hiện nay của sạc không dây Qi là bao nhiêu?
Để kiểm chứng được tốc độ của chuẩn sạc không dây Qi, mình đã có bài so sánh đầy thú vị trên thực tế. Tốc độ sạc không dây hiện tại được dùng phổ biến hiện nay là trong khoảng từ 5W tới 15W. Một vài sản phẩm đặc biết khác vẫn sẽ có thể đạt được tốc độ sạc nhanh hơn.
Mình đã tiến hành thử nghiệm thực tế với iPhone 12 Pro Max đối với 2 bộ sạc công suất khác biệt trong thời gian là 30 phút và kết quả là như sau:
- Sạc công suất 5W: sạc được 21% PIN của máy.
- Sạc công suất 15W: sạc được 35% PIN của máy.
Sự khác biệt trên có thể được nhận ra rất rõ nét. Khi chúng ta dùng bộ sạc công suất càng lớn thì tốc độ pin đầy sẽ càng nhanh và ngược lại. Tuy nhiên, thiết bị mà bạn đang sử dụng cũng cần phải tương thích với bộ sạc nhanh công suất cao thì hiệu quả mới đạt mức tốt nhất được.
Hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều bộ sạc hỗ trợ cho người dùng có thể sạc không dây chuẩn Qi. Nếu như các bạn muốn sạc được trong thời gian nhanh nhất thì cần phải chọn được tấm sạc phù hợp. Đây cũng là đúng với mục đích của những nhà sản xuất hướng tới để thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm từ họ.
Ví dụ điển hình bên trên là mình sử dụng chiếc iPhone 12 Pro Max có thế hỗ trợ sạc được không dây lên tới 15W. Nó chỉ vận hành tốt nhất nếu như bạn dùng kèm với dạng sạc MagSafe của Apple. Nếu bạn không làm đúng như vậy thì công suất sạc chỉ nằm ở mức 7.5W mà thôi.
5. Ưu điểm của sạc không dây chuẩn Qi
Sạc không dây Qi áp dụng phương thức truyền tải điện năng qua giao tiếp ở khoảng cách gần. Nó sẽ hỗ trợ cho điện thoại của bạn sạc được pin mà không cần dùng đến bất cứ dây dẫn nào.
Ngoài ra, nó còn có khả năng sạc nhanh và sạc truyền thống. Tốc độ sạc thường sẽ nằm ở mức công suất là 5W. Nếu công suất sạc đạt được từ 10W hoặc cao hơn thì được tính là sạc nhanh. Tuy nhiên, mọi người cần check lại kỹ xem thiết bị mình sử dụng có hỗ trợ mức sạc như thế hay là không.
Có thể mọi người chưa biết là có đến 90% trong số các thiết bị hỗ trợ sạc không dây đều là chuẩn sạc Qi. Do đó, bạn có thể dùng chuẩn sạc đó một cách đơn giản và tiện lợi. Người dùng sẽ dễ dàng tìm được đế sạc phù hợp ở mọi nơi và mọi thời điểm vì nó rất phổ biến hiện nay.
Chưa dừng lại tại đó, sạc không dây Qi cũng đã được kiểm chứng về độ bền và độ uy tín qua rất nhiều bài thử nghiệm trên thực tế. Vì thế, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm hơn trong quá trình trải nghiệm mà không lo lắng rằng những vấn đề sẽ phát sinh.
6. Nhược điểm của chuẩn sạc không dây Qi
Sạc không dây Qi nói riêng cũng như sạc không dây nói chung đều đòi hỏi là mặt lưng của thiết bị phải làm từ kính hay nhựa. Mặt lưng kim loại tới hiện tại vẫn chưa được hỗ trợ tính năng này.
Do mặt hạn chế này, những nhà sản xuất sẽ bị giới hạn về chất liệu thiết kế sản phẩm của mình. Các thiết bị sẽ không thể nào quá đa dạng về phong cách kiểu dáng được nếu như muốn sạc nhanh không dây được.
7. Các chuẩn sạc không dây khác ngoài chuẩn Qi
Hiện tại, sạc không dây Qi đang là chuẩn nằm trong top 3 phổ biến nhất trên các thiết bị điện tử toàn cầu. Nó hầu như là có khả năng tương thích với tất cả những sản phẩm được tích hợp chức năng sạc không dây.
Ngoài ra, còn có một chuẩn thứ 2 tên là PMA. Đó chính là sản phẩm đến từ Power Matters Alliance và truyền năng lượng thông qua cảm ứng từ. Dù cho PMA cũng như Qi sử dụng công nghệ tương tự với nhau nhưng PMA lại có khả năng tương thích không được tốt bằng. Chỉ có các điện thoại Samsung mới hỗ trợ với cả 2 chuẩn sạc đó. Hiện các smartphone khác trên thị trường chỉ có khả năng sạc không dây chuẩn Qi.
Chuẩn kế tiếp mà mình muốn giới thiệu cho các bạn là A4WP (Alliance For Wireless Power). Nó bận hành theo cảm ứng cộng hưởng. Theo như công bố, chuẩn này có khả năng sạc được đến 8 thiết bị trong cùng 1 lúc với công suất 50W và bán kính khoảng cách là 5 cm. Cho tới năm 2015, 2 chuẩn A4WP và PMA đã gộp lại với nhau để tạo ra một chuẩn mới đó là AirFuel Alliance.
8. Tổng kết
Hy vọng bài viết Sạc không dây Qi là gì? Nguyên lý hoạt động của chuẩn sạc Qi ở trên cũng giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về chuẩn sạc không dây phổ biến nhất hiện nay trên các thiết bị di động.
Hãy liên tục theo dõi trên kênh Dchannel để cập nhật được tất tần tật mọi thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Cám ơn tất cả các bạn vì đã dành ra một chút thời gian đọc qua bài viết này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” nhé.
Xem thêm:
- Pin Li-Ion là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?
- Màn hình UltraSharp là gì? Điểm đột phá tạo nên trào lưu của màn hình UltraSharp
- Tản nhiệt là gì? Tản nhiệt có bao nhiêu loại? Lựa chọn phù hợp nhu cầu như thế nào?
- Active là gì? Hàng đã Active có gì khác so với hàng chưa Active
Di Động Việt