Trong cuộc đua công nghệ, nhà Huawei không chịu lép vế so với những thương hiệu khác khi cho ra đời dòng chip Kirin được trang bị cho smartphone. Vậy dòng chip này có gì nổi bật để so sánh với những đối thủ khác trên thị trường. Cùng mình đến với bài đánh giá sau để tìm hiểu thông tin về chip này nhé.
1. HiSilicon là công ty gì?
HiSilicon là công ty chuyên sản xuất vi mạch và bán dẫn, sản xuất ra con chip được tích hợp vào trong sản phẩm công nghệ cho Huawei. Đây là công ty của Trung Quốc có trụ sở nằm ở Thâm Quyến và Quảng Đông. Công ty này trực thuộc nhà Huawei.
Nó được thành lập vào năm 1991, ban đầu là Trung tâm Thiết kế ASIC của Huawei. Sau này, HiSilicon đã phát triển thành một nhà cung cấp chip với công nghệ tiên tiến. Tính đến cuối năm 2005, HiSilicon đã cho ra đời hơn 100 thiết kế chip. Trong đó hơn 60 chip đã được sản xuất rộng rãi. Nhờ có bộ vi xử lý tự sản xuất cũng đã góp phần tạo nên tên tuổi và cũng cố vị thế cho Huawei hiện tại.
2. Chip Kirin là gì?
Nếu đã từng sử dụng thiết bị công nghệ của nhà Huawei như điện thoại Huawei, máy tính bảng…thì bạn sẽ biết đến chip Kirin. Đây là loại chip được tạo ra bởi HiSilicon. Những dòng chip như Kirin 970, 710…được khá nhiều người biết đến. Một thành tựu khá nổi bật của vi xử lý này có thể kể đến phiên bản chip 620, con chip tầm trung được ra mắt năm 2015.
Các dòng chip này được biết đến với khả năng xử lý dữ liệu và tính toán nhanh. Kèm theo đó là tích hợp những công nghệ tiên tiến. Mặc dù là chip đến từ Trung Quốc nhưng nó được đánh giá cao không kém ông lớn sản xuất chip hàng đầu đến từ Hoa Kỳ. Nếu không có sự cố dính vào lện trừng phạt của Mỹ khiến vi xử lý Kirin ngừng sản xuất có lẽ nó sẽ còn đi xa hơn và sản xuất ra những phiên bản chip ưu việt hơn.
3. Kirin có những ưu điểm nào?
Để có thể cạnh tranh với hàng loạt những bộ vi xử lý như dòng chip Snapdragon, Exynos, Bionic…, chip Kirin cũng sở hữu những ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
- Được thiết kế dựa trên kiến trúc ARM di động 32-bit và 64-bit, mang hiệu năng ấn tượng.
- Là con chip đầu tiên với nhúng modem 5G bên trong.
4. Huawei ngừng sản xuất chipset Kirin vào ngày 15/09/2020
Một điều đáng tiếc cho vi xử lý Kirin cũng như nhà Huawei đó chính là nó bị ngừng sản xuất từ ngày 15/9/2020. Lý do không sản xuất dòng chip này nữa là các lệnh trừng phạt của Mỹ. Sản phẩm cuối cùng trang bị chip xử lý nhà Huawei chính là Mate 40. Mối quan hệ không mấy mặn mà giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo nhiều vấn đề kinh tế khác.
Và Huawei là một trong những cái tên bị tác động nghiêm trọng khi vô tình bị cuốn vào. Phía bên nhà Trắng đã gây áp lực lớn đến Huawei và mong muốn các chính phủ toàn thế giới sẽ loại bỏ công ty này. Song, kết quả là tập đoàn công nghệ từ Trung Quốc phải bỏ đi con chip đem đến sự phát triển lớn với của mình.
Tạm dừng sản xuất Kirin đã vô tình làm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nhà Huawei. Mất đi phần cứng này, gần giống như việc mất đi linh hồn của ông lớn công nghệ Trung Quốc. Huawei đã phải đi tìm chip khác thay thế. Tuy nhiên, nó khó mà đảm bảo được chất lượng như trước kia.
5. Các dòng chip Kirin dành cho điện thoại
Chip Kirin là một trong những yếu tố quan trọng đem đến sự thành công cho Huawei. Và để có được những dòng chip tiên tiến với những ưu điểm tuyệt vời nó phải trải qua nhiều giai đoạn. Bài viết công nghệ này sẽ đề cập đến các dòng chip dành cho điện thoại được nhiều người biết đến nhất.
5.1. 9000 series
Chip Kirin 9000 series được chạy trên tiến trình 5nm. Dòng chip này được đem ra so sánh với Apple A14. Đồng thời, Kirin 9000, con chip nổi bật còn được cho là sức mạnh vượt trội hơn Snapdragon 865+. Lấy con chip điển hình này ra phân tích có thể thấy đây là con chip xử lý hiệu năng rất cao.
Cấu trúc nó gồm 1 lõi ARM Cortex-A77 với tốc độ lên đến 3.13 GHz. Cùng với đó là có thêm ba lõi hiệu suất kiến trúc Cortex-A77 cho tốc độ lên đến 2.54 GHz. Đi kèm với 4 lõi trên kiến trúc ARM Cortex-A55 với tối đa 2.05 GHz. Con chip bản 9000 đươc tích hợp vào nhiều thiết bị như máy tính bảng, điện thoại…
5.2. 900 series
Kirin 900 series cũng khá nổi tiếng với những con chip như bản 950, 930, 910 và nổi bật nhất chắc phải kể đến bộ vi xử lý 990. Đây là bộ vi xử lý 5G đầu tiên trên thế giới được áp dụng công nghệ 7nm+EUV. Ngoài việc sở hữu hiệu suất ấn tượng thì khả năng kết nối 5G của con chip này nhanh nhất ở bất kỳ nơi nào.
Con chip này gồm 2 nhân lớn 2.86GHz, 2 nhân trung 2.36GHz và 4 nhân nhỏ 1.95MHz. Nó còn được tích hợp bộ xử lý đồ họa Mali G76 16 nhân Khả năng xử lý hình ảnh đồ họa vô cũng xuất sắc. Khi bạn đánh trận game bên cạnh hiệu năng chiến game cực mượt thì còn được mãn nhãn bởi hình ảnh siêu sống động của nó. Bất cứ loại game nào cũng chẳng thể làm khó được bộ vi xử lý này.
5.3. 800 series
Tiếp theo trong gia đình chip nhà Huawei mình muốn giới thiệu là 800 series. Trong số những dòng chip này thì Kirin 810 là được quan tâm nhiều nhất. Con chip này được kiến trúc DaVinci đi kèm với NPU. Con chip này giúp chạy nhanh hơn, vận hành các tác vụ một cách hiệu quả hơn.
Con chip này gồm 2 lõi ARM Cortex-A76 hiệu năng cao có xung nhịp 2.27GHz. Chưa hết, chip này còn có sáu lõi Cortex-A55 với xung nhịp 1.88GHz với khả năng tiết kiệm điện năng. Ngoài ra, GPU có hiệu năng tốt hơn bản tiền nhiệm Kirin 710 khoảng 162%. Với công nghệ hỗ trợ gaming được tích hợp cũng sẽ giúp bạn chơi game tốt hơn.
5.4. 700 series
Dòng chip 700 series cũng thế hệ được quan tâm nhiều với những cải tiến được tích hợp. Phiên bản 710 là con chip điển hình của dòng này. Chip này là bộ vi xử lý tầm trung có hiệu suất 8 nhân 64-bit. Bộ vi xử lý này được sản xuất trên tiến trình 12nm.
Con chip nhà Huawei này gồm bốn lõi lớn Cortex-A73 tốc độ lên đến 2.2 GHz cùng với đó là bốn lõi nhỏ Cortex-A53, nó có tốc độ lên đến 1.7 GHz. Chip này còn được trang bị trên Honor 8X. Nhờ vào hiệu suất đa nhân của Kirin 710 cao hơn 68% so với Kirin 659.
5.5. 600 series
Dòng chip cuối cùng muốn nhắc đến là 600 series. Dù chưa được hoàn hảo và có những công nghệ như đàn em sau này nhưng vẫn gây được tiếng vang. Sự ra mắt của chip bản 650 đánh dấu một cột mốc lớn khi được trình làng năm 2016. Bộ vi xử lý này dựa trên cấu trúc ARM có 8 nhân Cortex-A53. Nó sở hữu GPU Mali-T830 MP2.
Chính nhờ vào sự có mặt của bộ nhớ LPDDR3 64-bit và modem hỗ trợ nên có 2 sim mạng LTE Cat-6 cực kỳ mạnh mẽ. Đồng thời, khi được sản xuất trên tiến trình 16nm FinFET nên giúp tiết kiệm điện năng cho thiết bị.
6. Bảng tổng hợp những chip Kirin phổ biến nhất 2022
Nếu bạn là người quan tâm về công nghệ cũng như muốn biết bảng xếp hạng hiệu năng của dòng chip nhà Huawei thì không thể bỏ qua bảng tổng hợp những chip Kirin phổ biến nhất 2022 dưới đây.
Hạng | Tên bộ xử lý |
1 | Kirin 9000 |
2 | Kirin 9000E |
3 | Kirin 990 5G |
4 | Kirin 990 4G |
5 | Kirin 990E 5G |
6 | Kirin 985 5G |
7 | Kirin 980 |
8 | Kirin 810 |
9 | Kirin 970 |
10 | Kirin 960 |
11 | Kirin 710 |
12 | Kirin 955 |
13 | Kirin 950 |
14 | Kirin 659 |
15 | Kirin 658 |
16 | Kirin 655 |
17 | Kirin 650 |
18 | Kirin 935 |
19 | Kirin 930 |
20 | Kirin 620 |
7. Tổng kết
Chúng ta đã tìm hiểu về Chip Kirin là gì? Của nước nào? Có những ưu điểm gì nổi bật? Mong rằng với kiến thức mình vừa cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về dòng chip này.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật các thứ mới nhất về công nghệ và game hay hiện nay nhé. Cám ơn các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc qua bài so sánh này.
Xem thêm:
- Tổng hợp những thông tin chi tiết về dòng chip Exynos
- So sánh chip MediaTek và Snapdragon: Vi xử lý của hãng nào “ngon” hơn?
- Khái niệm, thông số, hiệu năng của chip Intel Celeron
- Khái niệm, hiệu năng, ưu nhược điểm của chip AMD Ryzen
Di Động Việt