Từ trước đến nay, những con chip Apple với hiệu năng cực khủng đã làm cho giới công nghệ bao phen phát sốt. Chúng luôn tạo được dấu ấn đặc trưng riêng và không hề bị giống với bất cứ một mẫu vi xử lý nào trên thế giới. Cùng tìm hiểu ngay Apple Silicon là gì và nhiều thứ hấp dẫn về nó ngay bên dưới.
1. Apple Silicon (Apple SoC) là gì?
Chip Apple Silicon (Apple SoC hay Apple System on Chip hoặc System in Package) là một loại vi xử lý được Apple Inc sản xuất. Họ tự thiết kế CPU này trên nền tảng ARM, gồm có những hệ thống trên một vi mạch, bộ xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit) cùng bộ xử lý đồ họa (GPU – Graphics Processing Unit). Những vi xử lý này được trang bị trên các sản phẩm công nghệ đến từ Apple như là: iPhone, iPod, iPad và Apple TV.
2. Chip Silicon của Apple trong máy Mac
Ngoài điện thoại thì những chiếc máy Mac của Apple cũng là dòng thiết bị chủ lực của họ được nhiều người dùng ưa chuộng trên toàn cầu. Những con chip Apple Silicon bên trong các máy tính này đóng vai trò rất quan trọng để giúp hiệu năng luôn ưu việt và đẳng cấp. Cùng tìm hiểu ngay về dòng CPU xịn sò này ngay phần bên dưới.
2.1. Khái niệm
Chip Apple Silicon trên máy Mac được sản xuất trên nền tảng ARM. Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ dùng kiến trúc chip khác biệt với những chiếc máy tính hoặc laptop chạy chip Intel trên thị trường. Vi xử lý ARM được trang bị trên các thiết bị di động ngày càng nhiều hơn. Chúng ta có thể kể tới như là iPhone, Android,… Trước đây, Apple đã từng có kinh nghiệm trong việc làm và phát triển vi xử lý ARM dành cho iPhone và iPad. Chính vì thế, họ đã quyết định đưa Apple Silicon ARM này lên các mẫu Mac.
Trong quá khứ, Apple áp dụng CPU bên thứ ba được Intel sản xuất trong hàng thập kỷ. Đây là điều không quá khó hiểu bởi Intel chính là công ty sản xuất chip máy tính hàng đầu trên toàn cầu. Họ chiếm tới 72% thị phần về CPU trên thế giới. Tuy nhiên, Apple đã gặp phải trục trặc về chuỗi cung ứng cũng như hiệu suất nên đã quyết định chuyển qua dùng dòng chip riêng cho những sản phẩm Mac.
Sự thay da đổi thịt này đã hỗ trợ cho Táo khuyết có thể kiểm soát được các yếu tố liên quan về vi xử lý như: hiệu suất, hiệu suất năng lượng và nhiều thứ khác. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp cho máy Mac có thể dễ dàng liên kết với các thiết bị trong hệ sinh thái hơn, điển hình là iPhone do hai sản phẩm dùng chung một dòng chip.
Lần đầu tiên mà Apple cho ra mắt con chip Apple Silicon của mình là trên mẫu MacBook Air M1 2020 cũng như là MacBook Pro. Vi xử lý này được đặt tên là M1. Đây chính là bước khởi đầu để mở ra một kỷ nguyên mới về CPU của hãng.
Vào giai đoạn sau đó, họ đã liên tục tung ra Apple SoC này trong đa phần những máy Mac mới ra. Chưa dừng lại ở đó, Apple còn công bố thêm các bản cải tiến của chip Silicon như là: M1 Pro, M1 Max, M1 Ultra hay M2. Đó đều là các bản nâng cấp toàn diện của Apple M1 đời đầu.
2.2. Tại sao Apple chuyển sang chip Silicon?
Táo khuyết đã đưa ra quyết định chuyển qua dùng chip Apple Silicon mới này do họ đã gặp một vài thiếu sót về hiệu suất và các tình trạng về chuỗi cung ứng từ Intel. Những trục trặc này đã tạo động lực cho họ làm ra con chip trên nền tảng ARM cho riêng các sản phẩm của mình. Đây là vi xử lý cây nhà lá vườn nên họ có thể kiểm soát 100% về hiệu suất, thiết kế, đẩy mạnh hiệu suất hay tiêu thụ ít điện năng hơn mà không phụ thuộc ai cả. Do đó, các thiết bị chạy chip này vừa có hiệu năng khủng mà vừa có pin trâu.
Máy tính dùng chip Intel sẽ được trang bị nhiều phần cứng riêng lẻ như là: CPU, RAM, GPU,… Chúng có khả năng được tổng hợp từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Điều này hỗ trợ cho người dùng có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Trong khi đó, Apple SoC của riêng họ sở hữu toàn bộ mọi thành phần cấu tạo nên máy tính. Do đó, các chức năng của máy Mac đều được các linh kiện này cung cấp năng lượng hoạt động. Do đó, hệ thống cấu tạo to lớn này sẽ làm cho hiệu năng của thiết bị mạnh hơn. Tuy nhiên, có một điểm trở ngại chính là chip Apple này chỉ có thể dùng được trên các sản phẩm của hãng mà thôi.
2.3. Chip Silicon của Apple có tốt hơn chip xử lý Intel không?
Trong nhiều năm qua, Apple đã có kinh nghiệm đồ sộ trong việc phát triển vi xử lý ARM. Toàn bộ các mẫu iPhone và iPad của họ đều dùng chip Apple Silicon được chế tạo riêng biệt này. Do đó, việc chip Silicon này mang lại hiệu nặng mạnh hơn so với mẫu vi xử lý đến từ Intel là hiển nhiên. Nó sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
Trước đây, đã có rất nhiều chuyên gia công nghệ so sánh về hiệu năng chip Apple Silicon và Intel qua các bài kiểm tra điểm chuẩn. Tuy nhiên, điều mà người dùng quan tâm chủ yếu lại chính là trải nghiệm của họ ở ngoài đời.
Robots.net đã đưa ra bảng so sánh nhanh với khả năng chuyển đổi video định dạng 4K sang 1080p chỉ hơn 9 phút từ chip M1 trên MacBook Air. Trong khi đó, CPU Intel XPS 13 thực hiện điều tương tự trong tới 18 phút và Yoga i9 thì lại mất hơn 14 phút. Đây không phải là bài test để kết luận hiệu năng nhưng chúng ta có thể thấy rằng nhìn chung thì sức mạnh của chip Silicon của Apple là đứng đầu.
Hiệu suất đa nhân chính là điều các Apple SoC còn đang thiếu. Đa phần những vi xử lý được Intel sản xuất sẽ sở hữu nhiều nhân hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự có tác dụng khi các bạn cần thực hiện các công việc nặng, điển hình như là hiển thị ảnh động chất lượng 4K.
Việc đổi qua dùng chip Apple cho dòng máy Mac đã cho phép họ tự quyết được lịch trình cập nhật của mình cũng như thường xuyên nâng cấp các công nghệ bên trong. Tuy nhiên, chip Silicon từ Táo khuyết còn một yếu điểm chính là người dùng không cài đặt Windows được bằng phương pháp Boot Camp Assistant tiêu chuẩn.
2.4. Khả năng tương thích ứng dụng trên Apple Silicon Macs
Từ lúc hãng chuyển qua dùng Apple Silicon tự sản xuất, những ứng dụng cũng cần được cập nhật để tận dụng tối đa sức mạnh phần mềm. Tuy nhiên, Apple đã công bố mô phỏng Rosetta trên máy Mac của họ để giúp người dùng và các nhà phát triển trải nghiệm tạm thời.
Bản Rosetta đã cho phép nhà phát triển phần mềm có thời gian để cập nhật các ứng dụng của mình cho phù hợp với chip Silicon mới. Điều này giúp hiệu năng được đẩy lên cao. Điểm ấn tượng bậc nhất chính là việc chạy các app như Photoshop hay Premiere là nhanh hơn đáng kể với trước. Cụ thể, hiệu suất của các máy này nhanh hơn đến 80% so với máy chạy chip Intel.
Về lý thuyết, toàn bộ những ứng dụng chạy được trên máy Mac Intel thì sẽ vẫn chạy được trên máy dùng chip Apple Silicon mới. Tuy nhiên, nếu như nhà phát triển không cập nhật cho chúng thì người dùng sẽ không được hưởng lợi từ sức mạnh của vi xử lý mới này.
2.5. Tương lai của máy tính Apple
Hiện tại, hầu hết những chiếc máy Mac đã được chuyển dần qua dùng chip Apple Silicon, trừ Mac Pro. Mỗi năm thì hãng đều nâng cấp dòng vi xử lý lên với hiệu năng ngon hơn để giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Việc đổi mới này sẽ làm cho các máy tính chạy vi xử lý Intel bị hạn chế về tuổi thọ. Những bản cập nhật dành cho máy Mac Intel sẽ dần dừng lại. Bên cạnh đó, những bản cập nhật macOS mới sẽ chỉ có các chức năng dùng được trên Mac dùng chip Silicon như là: đọc chỉnh tả được cải tiến, văn bản trực tiếp, chụp đối tượng, chế độ chân dung FaceTime và nhiều thứ nữa.
Do đó, nếu bạn thích mua một chiếc Mac Silicon mới thì đó là quyết định hợp lý bởi chúng ta sẽ được hỗ trợ sử dụng lâu dài hơn.
3. Ưu điểm của Apple Silicon
Như mọi người đã biết, Chip Apple mới đã được sản xuất trong thời gian nhiều năm qua. Đó chính là các vi xử lý xuất hiện trên các dòng iPhone và iPad. Hơn thế nữa, những mẫu iPod của họ cũng được trang bị các mẫu vi xử lý tự sản xuất. Việc dùng con chip Silicon đã giúp cho Apple có thể cải thiện hiệu năng cũng như khả năng tiết kiệm điện năng đáng kể. Bên cạnh đó, hãng cũng đã tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh trên các chiếc máy để giúp tận dụng tối đa sức mạnh về phần cứng.
Điểm mạnh của Apple SoC chính là nó giúp hiệu năng của máy được đẩy lên cao nhất cùng với độ tiêu thụ điện thấp nhất. Đây cũng là lý do mà họ muốn đổi qua chip Silicon mới thay cho Intel. Sự đổi mới này giúp các máy Mac lột xác hoàn toàn về hiệu năng và cực kỳ nổi bật trên thị trường.
Hiện tại, vi xử lý Apple chưa chắc là mạnh nhất, đặc biệt là nếu như chúng ta đặt nó lên bàn cân để so sánh với những chip AMD hiệu năng khủng. Tuy nhiên, CPU này không hề ngán ngại các chip phổ thông đến từ AMD hay Intel khác.
4. Apple silicon giai đoạn đầu
Dưới đây chính là những màn chào sân đầu tiên của những Apple SoC đời đầu:
- Ngày 29/06/2007, SoC APL0098 (8900B/S5L8900) được công bố. Nó được Samsung sản xuất và trang bị cho iPhone thế hệ thứ nhất.
- Ngày 9/9/2008, SoC APL0278 (S5L8720) được công bố. Con chip được sản xuất bởi Samsung trên tiến trình 65 nm và dùng cho iPod thế hệ thứ 2.
- Ngày 8/6/2009 SoC APL0298 (S5L8920) được công bố. Vi xử lý do Samsung sản xuất này được tích hợp trên iPhone 3GS.
- Ngày 9/9/2009, SoC APL2298 (S5L8922) được công bố. Nó được sản xuất trên tiến trình 45 nm.
5. Chip Apple A series
Dòng chip Apple A series được dùng trên các sản phẩm như là iPhone, iPad, iPod touch hoặc Apple TV. Chúng được sản xuất trên cấu trúc ARM với các thành phần như CPU, GPU và RAM. Trước đây, vi xử lý Apple A được Samsung sản xuất và hiện tại chính là TSMC. Bên dưới đây là bảng tổng hợp những CPU Apple A mà các bạn có thể tham khảo:
Tên | Mô tả, thông số kỹ thuật | Thiết bị |
---|---|---|
Apple A4 | Tên mã: S5L8930 Dùng CPU cấu trúc ARM Cortex-A9 MPCore GPU PowerVR SGX 535 Tốc độ xung nhịp: 1 GHz RAM: 256MB/512MB | Apple TV 2 iPod Touch 4G |
Apple A5 | Tên mã: S5L8940 Chip ARM Cortex-A9 Xung nhịp: 1 GHz | iPad 2 iPhone 4S Apple TV 3 iPad mini |
Apple A5X | Tên mã: S5L8945 GPU PowerVR SGX543MP4 Tiến trình sản xuất: 45 nm | iPad thế hệ thứ 3 |
Apple A6 | Tên mã: S5L8950 CPU lõi kép ARMv7 Xung nhịp: 1.3 GHz 3 nhân đồ họa, 2 nhân CPU RAM: 1GB Tiến trình sản xuất: 32 nm | iPhone 5 |
Apple A6X | 2 nhân CPU, 4 nhân đồ họa | iPad thế hệ thứ 4 |
Apple A7 | SoC 64 bit Xử lý đồ họa mạnh gấp đôi tiền nhiệm | iPhone 5S iPad Air iPad mini 2 iPad mini 3 |
Apple A8 | SoC 64 bit RAM: 1GB CPU cao hơn 25%, đồ họa cao hơn 50%, tiêu tốn ít điện năng hơn 50% so với A7 | iPhone 6 iPhone 6 Plus HomePod |
Apple A8X | SoC 64 bit Tiến trình sản xuất: 20 nm CPU cao hơn 40%, đồ họa gấp 2.5 lần A7 | iPad Air 2 |
Apple A9 | SoC ARM 64 bit Hiệu suất CPU cao hơn 70%, đồ họa hơn 90% so với A8 Có 2 phiên bản: tiến trình LPE FinFET 14 nm (Samsung), FinFET 16 nm (TSMC) | iPhone 6S iPhone 6S Plus iPhone SE iPad 2017 |
Apple A9X | SoC 64 bit Hiệu suất CPU hơn 80%, GPU gấp đôi với A8X Tiến trình sản xuất: 16 nm (TSMC) | iPad Pro |
Apple A10 Fusion | SoC ARM Hiệu suất CPU hơn 40%, đồ họa nhanh hơn 50% so với A9 | iPhone 7 iPhone 7 Plus iPad 2018 iPad 2019 iPod touch thế hệ thứ 7 |
Apple A10X Fusion | SoC 64 bit Tiến trình: 10 nm CPU nhanh hơn 30%, GPU nhanh hơn 40% so với A9X | iPad Pro 10.5 inch iPad Pro 12.9 inch thế hệ thứ 2 Apple TV 4K |
Apple A11 Bionic | SoC 64 bit Hiệu suất nhanh hơn 25%, tiết kiệm điện năng hơn 70% so với A10 | iPhone 8 iPhone 8 Plus iPhone X |
Apple A12 Bionic | SoC 64 bit Tiến trình: 7 nm Hiếu suất hơn 15%, tiêu thụ điện thấp hơn 50% so với A11 | iPhone Xs iPhone Xs Max iPhone Xr iPad Air 2019 iPad mini 2019 |
Apple A12X Bionic | SoC 64 bit Hiệu suất đơn nhân hơn 35%, đa nhân hơn 90% với A10X Tiến trình: FinPET 7 nm (TSMC) | iPad Pro 11 inch iPad Pro 12.9 inch thế hệ thứ 3 |
Apple A12Z Bionic | Tăng khả năng xử lý đồ họa với tiền nhiệm | iPad Pro thế hệ thứ 4 |
Apple A13 Bionic | SoC 64 bit Tiến trình: 7 nm | iPhone 11 iPhone 11 Pro iPhone 11 Pro Max |
Apple A14 Bionic | SoC 64 bit ARM Tiến trình: 5 nm Dùng Samsung LPDDR4X DRAM 11,8 tỷ bóng bán dẫn Bộ xử lý AI 16 nhân 6 nhân CPU, 4 nhân GPU | iPad Air thế hệ thứ 4 iPhone 12 |
Apple A15 Bionic | SoC 64 bit ARM Tiến trình: 5 nm 15 tỉ bóng bán dẫn 16 nhân Neural Engine | iPhone 13 iPhone SE 2022 |
6. Chip Apple M series
Apple SoC đầu M đang được xem là chuẩn mực trong công nghệ trong giới máy tính và laptop. Đây chính là mẫu vi xử lý xuất hiện rất nhiều trên các đời Mac của họ trong thời gian gần đây. Với hiệu năng khủng và khả năng tiết kiệm pin vượt trội, con chip này dễ dàng ghi điểm mạnh mẽ trong mắt của đại đa số người dùng.
6.1. Apple M1
Chip Apple M1 chính là phiên bản tiên phong của M series được sản xuất dành cho các máy Mac. Nó được sản xuất trên tiến trình 5 nm với công nghệ từ TSMC. Vi xử lý được chính thức trình làng vào ngày 10/11/2020. Apple M1 được trang bị trên các thiết bị như: MacBook Air M1, Mac mini, MacBook Pro (2020).
6.2. Các dòng Apple M1
Để tiếp nối sự thành công của Apple M1, hãng đã tiếp tục tung ra các vi xử lý Apple Silicon đầu M cải tiến mới. Các con chip này được cải tiến về nhiều mặt cũng như kế thừa những điểm cũ đã làm tốt ở đời trước. Bên dưới là bảng tổng hợp những mẫu Apple M1 dành cho bạn:
Tên | Mô tả, thông số kỹ thuật | Thiết bị |
---|---|---|
Apple M1 Pro | 6 – 8 nhân hiệu suất, 2 nhân hiệu suất cao 14 – 16 nhân GPU 16 nhân Neural Engine RAM: 32GB Băng thông bộ nhớ 200GB/s Hiệu suất CPU nhanh hơn 70%, GPU nhanh gấp đôi M1 | MacBook Pro 14 inch (2021) MacBook Pro 16 inch (2021) |
Apple M1 Max | 8 nhân hiệu suất, 2 nhân hiệu suất cao 24 -32 nhân GPU 16 nhân Neural Engine RAM: 64GB Băng thông bộ nhớ 400GB/s | MacBook Pro 14 inch (2021) MacBook Pro 16 inch (2021) Mac Studio |
Apple M1 Ultra | 114 tỉ bóng bán dẫn 16 nhân hiệu suất, 4 nhân hiệu suất cao 48 – 64 nhân GPU 32 nhân Neural Engine RAM: 128GB Băng thông bộ nhớ 800GB/s | Mac Studio |
6.3. Apple M2
Chip Apple M2 đã được chính thức ra mắt vào ngày 6/6/2022 tại sự kiện WWDC chung với màn chào sân của MacBook Air và MacBook Pro 13 inch. Đây chính là bản kế nhiệm của Apple M1. Nó được sản xuất trên tiến trình 5 nm đến từ TSMC.
Vi xử lý này chứa tới 20 tỷ bóng bán dẫn. Đây là một con số tăng tới 25% so với đời M1 trước đây. Bên cạnh đó, con chip còn mang tới cho chúng ta dung lượng RAM khủng lên tới 24GB và bộ nhớ trong là 2TB. Bên trong vi xử lý này là 8 nhân CPU (4 nhân hiệu suất cao và 4 nhân tiết kiệm điện năng) và tối đa là 10 nhân GPU.
Chưa hết, băng thông bộ nhớ trên chip M2 cũng tăng lên thành 100GB/s. Theo như công bố của Apple, vi xử lý M2 sẽ vượt trội về mặt CPU hơn M1 đến 18% và nâng cấp GPU lên tới 35%.
7. Chip Apple S series
Dòng chip Apple S được áp dụng trên các mẫu Apple Watch. Nó hội tụ nhiều tính năng như: bộ xử lý ứng dụng, bộ nhớ trong, bộ xử lý hỗ trợ cho kết nối không dây, cảm biến cũng như I / O trên một hệ thống. Con chip được Apple thiết kế và Samsung sản xuất. Bên dưới là bảng thống kế về Apple S series để các bạn theo dõi:
Tên | Mô tả, thông số kỹ thuật | Thiết bị |
---|---|---|
Apple S1 | Gồm có bộ nhớ, lưu trữ, hỗ trợ kết nối không dây, I / O | Apple Watch thế hệ thứ 1 |
Apple S1P | 2 nhân CPU, GPU Tốc độ nhanh hơn 50% so với S1 | Apple Watch Series 1 |
Apple S2 | 2 nhân CPU Tích hợp bộ thu GPS GPU nhanh hơn gấp đôi đời trước | Apple Watch Series 2 |
Apple S3 | 2 nhân CPU Nhanh hơn 70% so với S2 Tích hợp bộ thu GPS | Apple Watch Series 3 |
Apple S4 | nhân CPU 64 bit Hiệu suất gấp đôi tiền nhiệm Có Bluetooth 5 64-bit ARMv8 | Apple Watch Series 4 |
Apple S5 | 2 nhân CPU 64 bit | Apple Watch Series 5 Apple Watch SE HomePod mini |
Apple S6 | 2 nhân CPU 64 bit Nhanh hơn 20% so với S5 | Apple Watch Series 6 |
Apple S7 | Hiệu suất tương đương S6 | Apple Watch Series 7 |
8. Chip Apple T series
Chip Apple T series chính là dòng SoC đảm nhận vai trò bảo mật sinh trắc học, camera, điều khiển trợ lý ảo đa phần là trên máy iMac hoặc MacBook. Bộ xử lý trung tâm của những sản phẩm này thường là CPU Intel cùng GPU AMD Radeon. Bên dưới là tóm tắt về Apple T series để các bạn tham khảo:
Tên | Mô tả, thông số kỹ thuật | Thiết bị |
---|---|---|
Apple T1 | SoC ARMv7 | MacBook Pro with Touch Bar 2016 |
Apple T2 | SoC ARMv8 64 bit | iMac Pro 2017 |
9. Chip Apple W series
Chip Apple W series sẽ đóng vai trò thực hiện các kết nối về Bluetooth hoặc WiFi trên các sản phẩm của hãng. Dưới đây là thống kê các linh kiện tiêu biểu của dòng vi xử lý này:
Tên | Mô tả, thông số kỹ thuật | Thiết bị |
---|---|---|
Apple W1 | Kết nối Bluetooth Class 1 | AirPods Tai nghe không dây Beats |
Apple W2 | Tăng tốc độ WiFi 85% | Apple Watch Series 3 |
Apple W3 | Bluetooth 5.0 | Apple Watch Series 4 Apple Watch Series 5 Apple Watch Series 6 Apple Watch SE Apple Watch Series 7 |
10. Chip Apple H series
Chip Apple H1 lần đầu được áp dụng trên chiếc AirPods 2019, tai nghe Beats Solo Pro, Powerbeats Pro và AirPods Pro. Nó hỗ trợ nhiều chức năng hiện đại như: “Hey Siri”, Bluetooth 5.0 cũng như độ trễ thấp hơn 30% khi so với Apple W1 từng xuất hiện trên đời AirPods trước.
11. Chip Apple U series
Chip Apple U1 lần đầu được công bố trên mẫu iPhone 2019. Nó sử dụng công nghệ Ultra Wideband và nhận thức được không gian như là AirDrop được nâng cấp, nhận biết không gian cũng như khoảng cách giữa những sản phẩm trong hệ sinh thái Apple xung quanh iPhone đó.
12. Tổng kết
Hy vọng bài viết Chip Apple Silicon là gì? Bộ Apple SoC gồm những dòng nào? ở trên cũng giúp cho các bạn có thể hiểu được nhiều hơn về CPU cực đỉnh này của Apple.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật mọi thứ về công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Xin cám ơn tất cả các bạn vì đã dành ra chút thời gian để đọc qua bài viết này của mình.
Xem thêm:
- Tổng hợp thông tin về bộ vi xử lý CPU Intel
- Tổng hợp mọi thông tin về CPU AMD: Ưu nhược điểm, hiệu năng
- Tổng hợp những thông tin về dòng chip Snapdragon
- So sánh chip Snapdragon và Exynos: Sự khác biệt nằm ở đâu?
Di Động Việt