Chip A11 Bionic được trên iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus được Apple nghiên cứu và phát triển với hiệu năng mạnh mẽ nhất.
Chip Apple A11 Bionic được trang bị trên iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus. Cái tên “Apple A” nghe quen thuộc nhưng “Bionic” nghĩa là gì? Apple cho biết, nó không có nghĩa gì cả, Apple đã cho ra một cái tên với hàm ý chỉ để cho dễ gọi, dễ nhớ mà thôi. Nó được gọi là Bionic bởi công ty đã nhận ra rằng những cái tên như Apple A8, A9 không thú vị bằng các đối thủ cạnh tranh, vì vậy hãng đã bắt đầu đặt thêm hậu tố cho chipset của mình, như A10 Fusion hay giờ là A11 Bionic.
Chip Apple A11 là chip gì?
Con chip này được sử dụng để tối ưu nhiều thứ đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đúng như cái tên Bionic của nó, cùng với ý tưởng về các siêu anh hùng trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Bên cạnh đó Apple cũng đã thay đổi và làm mới CPU, GPU, chip xử lý hình ảnh để mang lại những sức mạnh xử lý mạnh nhất trên các dòng điện thoại của hãng.
Apple A11 có sức mạnh như thế nào?
Bộ não trung tâm (CPU)
CPU chính là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống xử lý. Với chip A11, Apple sử dụng kiến trúc dựa trên ARMv8 để tạo ra một chipset mạnh mẽ với 6 nhân bao gồm: 2 nhân mạnh Monsoon + 4 nhân tiết kiệm điện Mistral.
Apple A11 được sản xuất trên công nghệ 10 nm với diện tích nhỏ nhưng sức mạnh vẫn không hề giảm. A11 có tới 4,3 tỉ bóng bán dẫn, trong khi A10 chỉ là 3,3 tỉ mà thôi.
Với các tác vụ đa luồng controller (bộ điều khiển) của con chip A11 cho tốc độ xử lý nhanh hơn 70% so với A10. Ngoài ra controller cũng cho phép chạy 6 nhân cùng 1 lúc khi cần thiết.
Điểm số Benchmark trên chip A11 bionic vô cùng ấn tượng. Với điểm số đơn nhân khoảng 4198 điểm, còn đa nhân khoảng 10444 trên iPhone X. Với số điểm này mang lại cho A11 Bionic vị trí độc tôn trên bảng xếp hạng hiệu năng.
Bộ xử lý đồ họa (GPU)
Với bộ xử lý đồ họa GPU thì Apple đã tự tay phát triển bộ xử lý đồ họa riêng cho A11 mà không cần phụ thuộc vào cấu trúc đồ họa PowerVR của hãng Imagination.
Theo như quảng bá của Apple thì con chip A11 có GPU so với phiên bản tiền nhiệm A10 nhanh hơn 30%, và khi nó chạy bằng hiệu năng của con chip A10 thì mức năng lượng sử dụng chỉ bằng một nửa.
Ngoài ra GPU trên chipset A11 kết hợp với bộ API đồ họa Metal 2 của iOS 11 cho phép chỉnh sửa ảnh, video nhanh hơn. A11 cũng phát huy được hết sức mạnh khi chơi game, đặc biệt là những tựa game 3D nặng.
Nhân xử lý trí tuệ nhân tạo
Với việc đẩy các hình ảnh và thuật toán về cho CPU khiến việc xử lý chậm chạm thì Apple cũng đã nghiên cứu và tạo ra khu vực AI để làm tốt chuyện đó được gọi là Neural Engine.
Neural Engine có thể xử lý 600 tỉ phép tính mỗi giây. Tất cả đều chạy theo thời gian thực với 2 nhân riêng biệt và không phụ thuộc vào CPU.
AI trên con chip A11 cho khả năng xử lý tín hiệu cũng như giải mã các thuật toán hình ảnh vô cùng nhanh chóng. Ví dụ rõ nhất chính là tính năng FaceID trên iPhone X của Apple.
Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP)
Với bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) thì Apple cũng đã dày công nghiên cứu, thiết kế và tích hợp trên con chip A11 Bionic.
ISP sẽ đánh giá dữ liệu màu sắc, độ sáng của từng pixel, so sánh nó với các pixel lân cận và sử dụng thuật toán Demosaicing để tạo ra các giá trị màu, độ sáng chính xác.
Điều này giúp các thiết bị của Apple tăng cường khả năng lấy nét, thu sáng và xử lý ảnh sao cho chân thật nhất.
Trên đây là bài viết giới thiệu về sức mạnh của con chip Apple A11 Bionic. Nếu bạn là người yêu thích sự mạnh mẽ thì có thể tham khảo các dòng iphone của Apple có sử dụng bộ vi xử lý này như iPhone 8, iPhone 8 Plus, iPhone X.
Di Động Việt