Mùng 1 Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm Âm lịch mới. Vào ngày này, có không ít các gia đình tại Việt Nam thực hiện phong tục cúng kiến theo truyền thống để cầu mong bình an và may mắn cho cả năm. Cùng điểm qua ngay các bài văn khấn mùng 1 Tết 2024 đầy đủ và chuẩn nhất ngay bên dưới đây.
1. Vì sao chúng ta cần có bài văn khấn mùng 1 Tết hàng năm?
Ngoài quá trình thắp nhang, dâng mâm lễ vật thì việc đọc văn khấn mùng 1 Tết mỗi năm cũng là một phong tục trong văn hóa Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Văn khấn đóng vai trò giúp chủ nhà thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với tổ tiên, ông bà, chư vị Thánh hiền, Thần Thánh cũng như chư vị Bồ Tát,…
Nội dung của văn khấn được người cúng đọc lên gồm có địa chỉ, ngày tháng đọc, mục đích diển ra buổi lễ cúng, tên những người có mặt trong gia đình, cúng ai, lời cầu nguyện cùng lời hứa.
2. Mâm lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết 2024 cần có những gì?
Ngoài văn khấn mùng 1 Tết, mâm lễ vật để cúng cũng là rất quan trọng. Để có được các bước chuẩn bị tốt nhất, bạn nên tham khảu ngay mâm cúng như sau gồm:
- Hương hoa
- Mâm ngũ quả
- Đèn, nến
- Giấy tiền vàng mã
- Rượu, trà
- Trầu, cau
- Bánh chưng (hay bánh tét)
- Mâm cỗ mặn (Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình bạn cũng như dựa vào phong tục khác nhau mỗi vùng miền)
Khi đã chuẩn bị các món trên mâm cỗ cúng tươm tất, chủ nhà hoặc người lớn tuổi đại diện trong gia đình sẽ bắt đầu khấn vái và đọc bài cúng mùng 1 Tết để mời ông bà, tổ tiên về với nhà để cùng ăn Tết với con cháu.
Những bữa ăn còn lại trong 3 ngày Tết đầu năm sẽ còn tùy vào điều kiện mỗi nhà hoặc tùy ý chủ nhà mà chọn các món đồ để cúng tổ tiên. Những ngày còn lại thì mâm cỗ không đòi hỏi phải quá cầu kì và đủ đầy như là mùng 1. Thông thường, người ta hay cúng các món như là: giò, bánh chưng (bánh tét), những loại bánh kẹo và mứt Tết.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên nhớ giữ cho ngọn đèn thờ trên bàn thờ được đỏ lửa xuyên suốt toàn bộ 3 ngày Tết. Cộng với đó chính là hương thơm tỏa ra của những bông hoa đầu xuân rực rỡ nên càng làm không khí Tết được lan tỏa, gia đình càng đoàn viên, hạnh phúc,…
3. Bài cúng gia tiên vào ngày mùng 1 Tết
Khi đã chuẩn bị xong mâm lễ vật để cúng như đã hướng dẫn chi tiết bên trên, điều mà các gia chủ cần lúc này chắc chắn là bài khấn mùng 1 Tết 2024 Giáp Thìn cúng gia tiên. Cùng khám phá ngay những mẫu bên dưới và thực hành ngay để bày tỏ lòng thành với tổ tiên, ông bà xưa nhé.
3.1. Văn khấn mùng 1 Tết số 1 cúng gia tiên
Bên dưới đây là bài khấn mùng 1 Tết cùng gia tiên mình gửi đến cho mọi người. Hãy cùng tham khảo đầy đủ và chi tiết như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Giáp Thìn.
Chúng con là:……Ngụ tại:……………………
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.
Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.
Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
3.2. Văn khấn mùng 1 Tết số 2 cúng gia tiên
Bên dưới là bài khấn mùng 1 Tết cúng gia tiên thứ 2. Bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng theo:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – tự do – hạnh phúc
Hôm nay ngày 1 tháng 1 năm Giáp Thìn
Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….
Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.
Nay nhân ngày lễ Nguyên đán.
Kính cẩn sắm một lễ gồm….
Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của:
Hiển:
Hiển:
Hiển:
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Nay theo tuế luật
Mồng Một đầu xuân
Mưa móc thấm nhuần
Đón mừng Nguyên đán
Cháu con tưởng niệm
Nội ngoại tổ tiên
Kính cẩn dâng lên
Lễ nghi vật phẩm
Cúi xin chứng giám
Biểu lộ lòng thành
Thỉnh cáo tổ tiên linh
Cùng về âm hưởng
Tôn linh tại thượng
Phù hộ độ trì
Năm mới mọi bề
Yên vui khang thái
Cẩn cáo!
4. Văn khấn mùng 1 Tết cúng thần linh trong nhà
Dưới đây là bài văn khấn ngày mùng 1 Tết để các gia chủ tham khảo và đọc theo trong lễ cúng thần linh:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con là …
Ngụ tại …
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.
Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
5. Văn khấn mùng 1 Tết cúng thổ công
Tham khảo ngay bài văn khấn mùng 1 Tết 2024 cúng thổ công chuẩn nhất và chi tiết nhất sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con là ………Ngụ tại ……………………………
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.
Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
6. Văn khấn lễ Phật tại chùa trong ngày mùng 1 Tết
Ngày đầu năm mới, nhiều người sẽ viếng chùa để cầu cho cả năm được sung túc và bình an. Dưới đây là mẫu văn khấn mùng 1 Tết dành cho những ai lễ Phật tại chùa chi tiết nhất:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Nhâm Dần.
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
7. Sự khác biệt giữa cúng mùng 1 Tết và mùng 1 hàng tháng Âm lịch
Ý nghĩa chung của mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cũng như cúng mùng 1 mỗi tháng Âm lịch trong năm đều là bày tỏ sự biết ơn, thành kính với ông bà, tổ tiên cũng như những người đã từng có công dựng xây đất nước, đem lại nền hòa bình cho dân tộc.
Về cơ bản, cách thức thực hiện của nghi lễ cúng mùng 1 Tết và cúng mùng 1 mỗi tháng là khá tương tự nhau. Những lễ vật cần phải có để cúng về cơn bản là: vàng bạc, đèn nến, trái cây, bánh kẹo, trà rượu,… cùng với những nguyên liệu trên mâm cúng, bài văn khấn.
Tuy nhiên, khi chúng ta cúng trong ngày mùng 1 Tết thì cần có thêm một mâm cúng chay hay mâm cúng rằm mùng 1 mặn. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế khác nhau của mỗi nhà.
8. Giải đáp những thắc mắc thường gặp có liên quan
Cùng mở ra những khắc mắc mà mọi người thường hay gặp về cúng và văn khấn mùng 1 Tết ngay trong phần sau đây nhé.
8.1. Thời điểm cúng và đọc văn khấn mùng 1 Tết Nguyên Đán là lúc nào?
Cúng sáng mùng 1 Tết được gọi là cúng Nguyên Đán và thường diễn ra vào lúc mới sáng sớm của ngày đầu năm mới. Ngoài ra, lễ cúng còn có thể được làm vào ban đêm, rạng sáng, miễn là vào trước 12 giờ trưa của ngày mùng 1.
8.2. Mùng 1 Tết Âm lịch 2024 nên làm gì để cả năm gặp nhiều thuận lợi, may mắn?
Để có được một năm tràn đầy niềm vui và may mắn, chúng ta nên làm những điều sau đây vào ngày mùng 1 Tết đầu năm mới:
Lì xì Tết: Tết được xem là phong tục và truyền thống của văn hóa Việt Nam. Những phong bao lì xì đỏ tươi là biểu tượng của tài lộc và may mắn quanh năm.
Đi lễ chùa đầu xuân: Chúng ta sẽ ăn mặc trang nghiêm, tươm tất, mang theo tấm lòng hoan hỉ, thành kính để cầu cho gia đình có một năm hòa thuận và ấm no.
Luôn giữ tâm trạng tích cực và vui vẻ trong các ngày đầu năm mới
Tảo mộ đầu năm
Ăn những món ăn truyền thống của dịp Tết
Nên mua muối
Tránh để người nặng vía xông đất
Kiêng lửa
Không cắt tóc, quét nhà, làm vỡ ấm chén, tiêu hoang
9. Tổng kết
Hy vọng bài viết Văn khấn mùng 1 Tết 2024 Giáp Thìn đầy đủ và chi tiết nhất ở trên cũng giúp cho mọi người biết được cách cúng ngày đầu năm chính xác. Chúc bạn và người thân có một cái Tết thật hạnh phúc và an khang thịnh vượng nhé.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel đến từ hệ thống Di Động Việt để cập nhật toàn bộ mọi thứ về công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Xin cám ơn toàn thể bạn đọc vì đã bớt chút thời gian đọc qua bài viết này của mình.
Để cập nhật cũng như trải nghiệm những thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại và chất lượng cao, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Di Động Việt nhé. Tại đây, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt cùng và được CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI.
Xem thêm:
- Tổng hợp các bài văn khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà năm 2024 Giáp Thìn ngắn gọn, chi tiết nhất
- Chi tiết văn khấn và mâm cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ nhất
- Mùng 1 Tết năm 2024 là ngày bao nhiêu Dương lịch? Nên làm gì và kiêng gì để gặp may mắn?
- Tổng hợp bài khấn mùng 1 Thổ Công Thần Tài, Gia Tiên, ngoài trời,… hàng tháng đầy đủ nhất
Di Động Việt