Laptop không kết nối được WiFi là một tình trạng cực kỳ phổ biến đối với các tín đồ công nghệ. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm người dùng, khiến cho mọi công việc đang cần xử lý bị gián đoạn. Cùng khám phá với mình ngay 12 cách khắc phục lỗi này đơn giản nhất ngay bên dưới.
1. Tại sao laptop không kết nối được WiFi?
Trước tiên, để có thể khắc phục được vấn đề máy laptop không kết nối được WiFi một cách đơn giản nhất và tiết kiệm thời gian nhất thì chúng ta cần tìm ra được đâu là nguyên nhân khiến cho lỗi đó xảy ra. Dưới đây chính là một vài điều có thể làm cho máy tính hay laptop của các bạn không vào được mạng WiFi, khiến cho mọi công việc bị dang dở. Hãy cùng xem qua ở các mục bên dưới:
- Chưa cài đặt Driver của mạng WiFi cho laptop hay driver đã cũ, chưa được cập nhật trong thời gian dài hay bị xung đột về phần mềm hoặc bị dính virus.
- Tắt nhầm vào công tắc WiFi mà không hay biết hay chưa mở tính năng WiFi của laptop lên.
- Bị trùng IP với những thiết bị khác trong mạng LAN.
- Hệ thống router của WiFi và hệ thống mạng gặp trục trặc hay không có kết nối internet.
- Sử dụng các ứng dụng fake IP hay VPN để chuyển sang IP khác.
- Laptop bị dính virus hoặc các phần mềm độc hại khác.
2. Hướng dẫn 12+ cách sữa lỗi laptop không kết nối được WiFi dễ thực hiện nhất
Việc sử dụng laptop mà thiếu đi kết nối WiFi thì cũng giống như việc cá thiếu nước. Mọi người sẽ không thể tải về các tài liệu hay ứng dụng cần thiết và cũng không thể trao đổi thông tin với người khác thông qua internet. Chắc chắn là không phải nơi nào cũng có mạng không dây cho chúng ta sử dụng nên WiFi là một thứ hết sức thiết yếu cho laptop.
Vấn đề này xảy ra thường do vô vàn nguyên nhân khác nhau mà có thể chúng ta không hề hay biết. Hãy cùng tìm hiểu tại sao laptop không kết nối được WiFi ngay ở bài viết này. Hơn thế nữa, mình cũng sẽ hướng dẫn cho các bạn cách khắc phục lỗi này một cách chi tiết nhất và dễ dàng nhất.
2.1. Điều chỉnh vị trí đặt WiFi gần hơn
Chẳng hạn nếu như các bạn đang làm việc trong phòng ngủ của mình nhưng có nếu chuyển đi sang phòng khác mà thấy WiFi bị yếu đi hoặc laptop không bắt được WiFi thì đó là điều không có gì quá khó hiểu. Điều này xảy ra là bởi sóng WiFi được giới hạn bởi khoảng cách. Nếu như mọi người ở quá xa với modem thì máy sẽ không kết nối được WiFi.
Chưa hết, những tấm kính và gương trong phòng của bạn cũng có thể là một nguyên nhân laptop không kết nối được WiFi. Do đó, khi gặp phải lỗi này, chúng ta cần kiểm tra lại các vật dụng xung quanh thiết bị và các ăng-ten ở ngoài router cũng như thường xuyên check các bản cập nhật firmware mới cho router mình đang dùng.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể áp dụng mẹo di chuyển lại gần khu vực phát WiFi hơn để giảm thiểu được vấn đề này.
2.2. Kiểm tra và reset lại thiết bị phát WiFi
Giải pháp để sửa lỗi laptop không kết nối WiFi được mà đương nhiên là ai ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà chính là khởi động lại modem phát WiFi. Đây là một cách khá phổ biến mà mọi người dùng phổ thông thường hay dùng.
Nếu cục modem phát WiFi chúng hoạt động lâu ngày mà không được ngừng nghỉ thì đôi khi việc xảy ra một số lỗi nhỏ là chuyện bình thường. Mọi người hãy thử ngắt kết nối modem rồi bật lại sau vài phút để xem liệu mọi thứ đã ổn hơn hay chưa. Nếu cách này vẫn chưa hiệu quả thì các bạn có thể áp dụng nhiều cách kế tiếp phía dưới.
2.3. Khởi động lại laptop khi không kết nối được WiFi
Cũng tương tự với modem, nếu laptop hoạt động lâu dài trong quá trình sử dụng thì đôi khi thiết bị cũng gặp xung đột về phần mềm hoặc mắc lỗi về tập tin, ứng dụng ở bên trong. Điều này cũng góp phần làm cho mạng WiFi bị chập chờn hoặc không thể vào được.
Bất kể laptop bị lỗi vặt gì thì mình cũng đều nghĩ tới phương pháp này. Cách này được nhiều người dùng áp dụng vì vừa đơn giản lại vừa cực kỳ hiệu quả. Khi laptop không kết nối được WiFi, các bạn chỉ cần đơn giản là tắt máy rồi chờ giây lát và khởi động lại xem vấn đề đã được khắc phục triệt để hay không.
2.4. Kiểm tra chế độ máy bay có bật không, WiFi có bị tắt không?
Đa phần các dòng laptop phổ thông hiện nay đều sở hữu một phím chức năng giúp người dùng tắt mở nhanh mạng WiFi. Nó thường được nằm gần các phím Fn. Đôi khi trong lúc sử dụng máy có thể mọi người đã vô tình ấn nhầm vào phím đó khiến WiFi bị tắt.
Vì thế, nếu gặp vấn đề laptop không thể kết nối WiFi được thì các bạn hãy nhấn phím tắt/bật WiFi này trên bàn phím để xem lỗi này đã được khắc phục hay là chưa.
Chưa dừng lại ở đó, hệ điều hành Windows 10 còn cho phép chúng ta có thể bật chế độ máy bay lên khi cần ngắt nhanh các loại kêt nối khi cần thiết hay khi dùng thiết bị ở trên máy bay. Vì thế, các bạn có thể thử check lại thiết bị xem liệu chế độ này có đang được bật hay không. Để thực hiện, mọi người click chuột vào trung tâm thông báo rồi nhìn vào biểu tượng có hình Máy bay.
2.5 Xóa mạng WiFi và kết nối lại
Nếu các bạn vẫn đang gặp phải vấn đề máy laptop không kết nối được WiFi sau khi thử những cách trên thì có thể áp dụng mẹo siêu hay ho này. Ngoài ra, cách này còn có thể khắc phục một vài lỗi WiFi thường gặp khác là limited hoặc dấu chấm than màu vàng. Để thực hiện, các bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn chi tiết phía dưới:
Bước 1: Click chuột vào hình sóng WiFi nằm ở góc dưới bên phải màn hình để mở lên danh sách các mạng WiFi khả dụng xung quanh.
Bước 2: Lựa chọn mạng WiFi đang gặp lỗi không kết nối được rồi click chuột phải vào tên nó. Sau đó, nhiều lựa chọn sẽ xuất hiện trên màn hình. Các bạn hãy nhấp chọn vào nút Forget để quên mạng này trên laptop.
Bước 3: Sau khi làm xong bước trên, mạng WiFi đó đã bị xóa bỏ khỏi laptop của bạn như lúc đầu. Sau đó, mọi người cần click chuột vào biểu tượng WiFI ở thanh tác vụ bên dưới để có thể kết nối lại với mạng vừa mới xóa là xong.
2.6. Khắc phục xung đột, làm mới địa chỉ IP
Trong trường hợp laptop không kết nối WiFi được thì có thể là máy đang bị xung đột về địa chỉ IP. Có thể sửa được lỗi này thì mọi người cần làm mới lại địa chỉ IP hay đổi sang một IP khác. Cùng làm theo các bước hướng dẫn dưới đây của mình:
Bước 1: Thực hiện mở Command Prompt bằng cách mở Search Star Menu ở thanh Taskbar > Nhập vào ký tự cmd > Nhấp chuột phải vào Command Prompt > Chọn mục Run as administrator.
Nếu như laptop các bạn đang sử dụng Windows 10 hoặc các phiên bản trở về sau thì phím Run as administrator sẽ xuất hiện trên màn hình sau khi tìm kiếm Command Prompt.
Nhấn chọn vào ô Yes nếu như máy có thông báo về User Account Control để xác nhận.
Bước 2: Tại giao diện này, nhập vào dòng lệnh ipconfig /release rồi ấn phím Enter để thực hiện xóa bỏ IP cũ đang có vấn đề.
Bước 3: Nhập thêm lệnh ipconfig /renew để giúp laptop nhận được dải IP mới.
Bước 4: Sau đó, khởi động lại máy tính để những thay đổi bắt đầu được áp dụng.
2.7. Gán địa chỉ IP tĩnh cho mạng của bạn
Ngoài các vấn đề kể trên, việc xung đột IP hoặc trùng địa chỉ với một máy khác chung mạng LAN cũng sẽ khiến cho cả 2 thiết bị không vào được WiFi hoặc một trong hai sẽ gặp trục trặc. Do đó, mọi người có thể thực hiện việc gán IP tĩnh trên mạng khi laptop không kết nối được WiFi.
Mọi người có thể chỉnh sửa được phần này trong mục cài đặt kết nối mạng internet và WiFi trên laptop của mình.
2.8. Quét virus toàn bộ máy laptop
Để có thể khắc phục laptop không kết nối được WiFi, người dùng nên quét virus lại toàn bộ thiết bị của mình để đảm bảo là máy không bị chúng làm hại. Như mình đã kể ở trên, việc máy không vào được WiFi cũng có thể là do bị dính virus nên cách khắc phục này là cực kỳ cần thiết.
Việc laptop của bạn có virus có khả năng do chúng ta truy cập vào nhầm những website chứa mã độc hay tải về những ứng dụng crack lậu, không được kiểm duyệt. Do đó, mình khuyên mọi người nên cài sẵn một phần mềm diệt virus trên máy tính để ngăn chặn mọi trường hợp xấu xảy ra.
Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều loại phần mềm quét Virus uy tín và hiệu quả như: Avira, AVG, Avast, Kaspersky,…
2.9. Tắt chế độ tiết kiệm pin
Việc duy trì chế độ tiết kiệm pin cũng là tác nhân khiến cho laptop không thể kết nối WiFi. Do đó, các bạn có thể thử áp dụng cách này theo các bước hướng dẫn ở dưới xem liệu nó có sửa được lỗi này hay là không:
Bước 1: Nhần tổ hợp phím Windows + R để khởi chạy cửa sổ lệnh Run.
Bước 2: Tại giao diện này, các bạn nhập vào đoạn mã ncpa.cpl rồi nhấp chọn OK.
Bước 3: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị cửa sổ Network Connection. Mọi người click chuột phải vào mạng WiFi mà mình đang dùng > Click chọn Properties.
Bước 4: Ở mục, Client for Microsoft Networks, mọi người nhấp vào nút Configure… > Chọn tab Power Management > Bỏ tick chọn ở mục Allow the computer to turn off this device to save power.
Bước 5: Nhấp chọn vào OK > Đóng cửa sổ Wi-Fi Properties lại là đã xong.
2.10. Vô hiệu hóa VPN và các phần mềm khác
Nếu như các bạn đã sử dụng toàn bộ những cách trên nhưng tình trạng laptop không kết nối được với WiFi vẫn còn thì hãy thử giải pháp này. Có thể là một ứng dụng nào đó mà các bạn đang dùng trên máy đã ngăn việc laptop vào mạng WiFi.
Giống như mình đã trình bày ở trên, một nguyên nhân khá phổ biến của vấn đề này chính là nằm ở VPN hoặc mạng riêng ảo. Chúng có thể thay đổi địa chỉ IP trên máy. Tuy nhiên, VPN không phải là thủ phạm duy nhất mà còn hơn thế nữa.
Một tác nhân khác cũng có thể làm cho việc kết nối WiFi thất bại chính là tường lửa hay các phần mềm quét virus. Nếu như người dùng thiết lập nên quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt thì có thể chúng sẽ chặn luôn cả việc kết nối WiFi của laptop.
Vì thế, các bạn hãy thử tạm thời vô hiệu hóa VPN, tường lửa cũng như các phần mềm diệt virus có trên laptop xem tình hình có khả quan hơn hay không. Nếu tìm được đúng ra nguyên nhân gây ra lỗi, người dùng có thể dùng những ứng dụng thay thế hoặc các công cụ sẵn có trên hệ điều hành.
Vì thế, các bạn hãy thử tạm thời vô hiệu hóa VPN, tường lửa cũng như các phần mềm diệt virus có trên laptop xem tình hình có khả quan hơn hay không. Nếu tìm được đúng ra nguyên nhân gây ra lỗi, người dùng có thể dùng những ứng dụng thay thế hoặc các công cụ sẵn có trên hệ điều hành.
2.11. Cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver
Lỗi không kết nối WiFi trên laptop có thể sẽ được giải quyết bằng cách cài lại driver mạng. Điều này sẽ giúp xóa đi registry cũng như reset lại toàn bộ những cấu hình về không dây đang có. Dưới đây chính là cách thực hiện dành cho các bạn:
Trước hết, mọi người sẽ cần phải dùng Windows Device Manager để có thể gỡ cài đặt wireless adapter trước khi cài đặt lại driver.
Bước 1: Click vào Start > Nhập Device Manager trên thanh tìm kiếm.
Bước 2: Nháy đúp chuột vào Device Manager.
Bước 3: Click đúp vào Network Adapters.
Bước 4: Nếu như các bạn đang sử dụng nhiều adapter thì một menu sẽ hiện ra và liệt kê toàn bộ chúng > Click chuột phải ở phần WiFi Adapter của bạn > Nhấn chọn Uninstall.
Bước 5: Thông báo Confirm Device Uninstall sẽ hiện trên màn hình > Chọn vào OK. Chờ giây lát để máy thực hiện gỡ cài đặt. Hãy chắc chắn rằng tên wireless adapter không còn nằm ở danh sách Network Adapters nữa.
Bước 6: Tại cửa sổ Device Manager, click chuột vào Action. Người dùng có thể nhìn thấy phần Action ở trên cùng nằm giữa các tab View và File. Tại menu thả xuống, chọn phần Scan For Hardware Changes.
Bước 7: Laptop tiến hành cài đặt lại WiFi adapter. Chúng ta sẽ thấy được tên nó một lần nữa.
Bước 8: Đóng toàn bộ các cửa sổ đang chạy và restart lại laptop.
Bước 9: Kết nối lại với mạng WiFi đã gặp vấn đề ở lúc đầu là hoàn thành.
2.12. Kiểm tra và khắc phục nếu có xung đột với các phần mềm khác
Nếu như lỗi không kết nối WiFi trên laptop vẫn còn chưa được giải quyết thì các bạn nên xem lại liệu các ứng dụng được cài trên máy có xung đột với nhau hay là không. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến mà mình đã kể ở trên.
Khi đã xác định được phần mềm đang bị xung đột, bạn có thể xóa nó đi nếu không còn cần thiết nữa hoặc cài đặt lại một số tính năng trên đó để lỗi không còn diễn ra.
2.13. Cài lại Windows trên máy tính
Cách cuối cùng để có thể sửa lỗi laptop không kết nối được WiFi sau khi không thành công với những mẹo trên là cài lại Win. Mọi người hoàn toàn có thể yên tâm bởi cách này sẽ không xóa đi toàn bộ các dữ liệu có trên máy. Tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên chuyển những thứ quan trọng ra một ổ cứng bên ngoài trước khi thực hiện.
Đây là một quá trình thiết lập lại tất cả cài đặt trên laptop. Nó cũng tương tự với việc khôi phục lại cài đặt gốc thiết bị nhưng các tệp tin của người dùng sẽ không bị mất đi.
3. Tổng kết
Hy vọng bài viết 12+ cách sữa lỗi laptop không kết nối được WiFi dễ dàng nhất ở trên của mình cũng giúp cho các bạn khắc phục được tình trạng khó chịu này. Chúc mọi người thực hiện thành công.
Đừng quên liên tục theo dõi trang tin tức của hệ thống Di Động Việt để có thể cập nhật các thông tin về công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Cám ơn tất cả các bạn vì đã đọc qua bài viết của mình.
Xem thêm:
- Top 8+ cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop nhanh chóng hiệu quả nhất
- Top 10 cách quay màn hình máy tính Win 7,10 có âm thanh nhanh nhất
- Bật mí 3 cách ghi âm cuộc gọi Zalo trên điện thoại và máy tính
- Cách tải Youtube Vanced mới nhất 2022 cho Android, iOS, máy tính
Di Động Việt