Tìm hiểu công nghệ lấy nét theo pha Phase Detection Autofocus

Ngày đăng:
Link GoogleNews Dchannel

Phase Detection Autofocus (PDAF) là một trong những công nghệ nhiếp ảnh đang được tích hợp trên nhiều smartphone hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác dụng của công nghệ lấy nét theo pha. Lần này, cùng mình tìm hiểu chi tiết công nghệ PDAF dưới đây.

1. Phase Detection Autofocus là gì?

Công nghệ lấy nét theo pha (PDAF) là một phương pháp tích hợp các điểm ảnh trên cảm biến để hỗ trợ quá trình lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu. Công nghệ này có khả năng theo dõi và tập trung vào đối tượng mục tiêu ngay cả khi đối tượng di chuyển đến các vị trí khác nhau trên khung hình. Về cơ bản, đây là công nghệ tự động lấy nét vào các vật thể hoặc đối tượng trước ống kính.

pdaf
Giới thiệu khái niệm PDAF

PDAF xuất hiện lần đầu trên máy ảnh DSLR như một hệ thống gương được sử dụng để phản chiếu ánh sáng từ cảm biến chính đến một cảm biến phát hiện pha chuyên dụng. Tuy nhiên, các thiết bị di động ngày nay không có đủ không gian để áp dụng giải pháp này. Đó là lý do công nghệ lấy nét tích hợp pixel được phát triển để thích nghi với các ứng dụng di động hiện đại.

2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ PDAF

Về nguyên lý hoạt động của FDAF, mỗi camera được trang bị một cặp cảm biến và cảm quang một chiều để tạo ra một điểm lấy nét tự động duy nhất. Cặp cảm biến cảm quang này cùng tạo nên một điểm lấy nét tự động. Sau các bước xử lý, hình ảnh chụp được sẽ được phân tách thành hai hình ảnh riêng biệt, mỗi hình ảnh được tạo ra thông qua việc sử dụng hai ống vi kính khác nhau và hội tụ vào hai cảm biến cảm quang.

pdaf
Nguyên lý hoạt động

Khi chụp ảnh, điện thoại sẽ tự động điều chỉnh ống kính để các hình ảnh hội tụ vào vị trí của cặp cảm biến và tạo nên một mặt cảm quang. Để xác định xem máy ảnh đã lấy nét chính xác vào chủ thể hay không, hình ảnh trên mặt cảm quang sẽ được so sánh. Nếu hai hình ảnh tạo ra giống nhau, điều đó chứng tỏ máy ảnh đã lấy nét đúng vị trí.

Hai hình ảnh tách biệt này sẽ được đưa vào cảm biến lấy nét tự động để phân tích góc và mức độ liên quan của chúng. Hệ thống xử lý của máy ảnh sẽ đánh giá tín hiệu từ cảm biến lấy nét tự động và điều chỉnh ống kính để hai hình ảnh trở nên rõ ràng. Khi hai hình ảnh hội tụ thành một, đó là dấu hiệu để biết rằng máy ảnh đã lấy nét hoàn tất.

3. Ưu nhược điểm của công nghệ Phase Detection Autofocus

Công nghệ lấy nét theo pha (PDAF) đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều smartphone ngày nay. So với thời điểm mới xuất hiện, công nghệ này đã được cải tiến để mang đến những ưu điểm vượt trội như:

  • Tốc độ: PDAF mang lại tốc độ lấy nét nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Khác với phương pháp cũ mất thời gian quét toàn bộ phạm vi để tìm vị trí sắc nét, PDAF phân tích chủ thể và lấy nét một cách nhanh chóng.
  • Độ chính xác: Công nghệ PDAF cung cấp độ chính xác cao. Việc tính toán khoảng cách thấu kính cần di chuyển để lấy nét chính xác dựa trên độ lệch pha được xử lý ngay lập tức.

Tuy nhiên, PDAF trên cảm biến smartphone vẫn tồn tại nhược điểm đáng chú ý nếu so với DSLR. Việc cảm biến sở hữu kích thước và pixel nhỏ khiến chất lượng ảnh chụp có thể bị nhiễu, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng. Trong những trường hợp này, việc lấy nét tự động theo pha cũng có thể mất thời gian để đạt được sự sắc nét tốt nhất. Vậy nên các thương hiệu điện thoại sẽ chủ động cải tiến trên những chiếc smartphone của hãng để đảm bảo công nghệ hoạt động hiệu quả nhất.

4. Các sản phẩm được trang bị công nghệ lấy nét theo pha PDAF

Công nghệ lấy nét theo pha đang được trang bị cho nhiều smartphone hiện nay, đặc biệt là phân khúc tầm trung. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm được tích hợp công nghệ này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

4.1. Xiaomi Redmi Note 12 Series

Xiaomi Redmi Note 12 Series là hai mẫu smartphone tầm trung ra mắt năm 2023 của Xiaomi. Mỗi máy đều sở hữu hệ thống 3 camera sau, trong đó camera chính được tích hợp công nghệ PDAF. Ngoài ra, ba thiết bị có cùng màn hình rộng 6.67 inch, độ phân giải Full HD và độ sáng cao. Xiaomi cũng trang bị bộ chip xử lý mạnh mẽ trong tầm giá cho mỗi chiếc smartphone này.

pdaf
Redmi Note 12

4.2. Xiaomi Redmi Note 13 Series

Xiaomi Redmi Note 13 Series là dòng máy mới của Redmi Note Series, ra mắt vào năm 2024. Tương tự như thế hệ tiền nhiệm, mỗi thiết bị đều sở hữu hệ thống 3 camera sau và được tích hợp tính năng PDAF. Đáng chú ý, màn hình mỗi máy đều rộng 6.67 inch và độ phân giải từ Full HD đến 1.5K tùy theo từng phiên bản. Xiaomi tiếp tục trang bị những bộ vi xử lý mạnh mẽ của Qualcomm và MediaTek trong phân khúc giá cho từng thiết bị.

pdaf
Redmi Note 13 Pro Plus

5. Kết luận

Công nghệ lấy nét tự động theo pha PDAF là một trong những công nghệ quan trọng tăng chất lượng ảnh chụp cho thiết bị. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu đều trang bị tính năng này cho camera điện thoại của hãng. Nếu bạn quan tâm đến khả năng nhiếp ảnh của một chiếc smartphone, hi vọng những chia sẻ kiến thức trên hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn quan tâm đến các tin tức mới nhất trên thị trường, hãy tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình.

Khách hàng đừng quên đến Di Động Việt khi có nhu cầu mua thiết bị công nghệ để được trải nghiệm CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI với giá bán rẻ hơn các loại rẻ.


Xem thêm:


Di Động Việt

Đánh giá bài viết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây