NFC là gì? Cùng khám phá tất tần tật những điều hay ho và thú vị NFC mang lại cho chúng ta

Ngày đăng:
Link GoogleNews Dchannel

NFCcông nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn, cụ thể là dưới 4cm. Khi nhắc về cụm từ này, hầu hết nhiều người còn khá mơ hồ mặc dù sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây mình đã tổng hợp thông tin về thuật ngữ này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. NFC là gì?

NFC là từ viết tắt của Near-Field Communications. Thuật ngữ được hiểu là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ dựa trên cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị thông minh khi tiếp xúc trực tiếp với nhau.

NFC
NFC là gì?

2. Nguyên lý hoạt động của NFC 

Như đã chia sẻ ở trên, NFC là tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu không dây. Điều này đòi hỏi các thiết bị phải tuân thủ thông số kỹ thuật tiêu chuẩn để giao tiếp đúng cách với nhau. Công nghệ được sử dụng trong kết nối một chạm dựa trên ý tưởng RFID (viết tắt của Radio-frequency identification – nhận dạng tần số vô tuyến) cũ hơn, và sử dụng cảm ứng điện từ để thực hiện chức năng truyền thông tin.

Đây cũng chính là sự khác biệt rõ nét nhất giữa NFC và Bluetooth/WiFi. Kết nối một chạm được dùng để tạo ra dòng điện từ những thành phần thụ động và chỉ sử dụng để gửi dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc các thiết bị thụ động không cần phải có nguồn điện riêng. Mà chúng được cung cấp năng lượng bởi trường điện từ. Nó được tạo thành bởi thành phần chủ động trong phạm vi nhất định. 

NFC
Nguyên lý hoạt động của NFC 

Thật đáng tiếc, công nghệ NFC không có đủ độ nhạy để sạc điện thoại di động thông minh, mặc dù tính năng sạc không dây QI cũng dựa trên cùng một nguyên tắc tương tự. Trường điện từ không được dùng để truyền tải dữ liệu hay tạo ra năng lượng trong thiết bị nhận. Các thiết bị NFC thụ động lấy năng lượng từ những trường điện truyền giữa các thiết bị khác nhau nhưng trong khoảng cách hẹp. 

Tần số truyền tải dữ liệu trên NFC là 13,56 Mghz. Bạn có thể gửi dữ liệu đến mức 106,212 hoặc 424 kilobit/giây. Tốc độ đó đủ nhanh để hoàn thành một loạt các hoạt động truyền dữ liệu – từ nội dung cuộc gọi đến hình ảnh và âm nhạc. 

NFC
Trường điện từ giúp truyền dữ liệu hoặc tạo ra dòng điện trong thiết bị nhận

Để quyết định loại thông tin nào sẽ được chia sẻ giữa các thiết bị. NFC hiện có 3 chế độ hoạt động hoàn toàn riêng biệt. Trong đó, chế độ được dùng nhiều nhất với điện thoại thông minh là ngang hàng (peer-to-peer). Điều này cho phép hai thiết bị hỗ trợ kết nối một chạm được phép chia sẻ các thông tin với nhau. Trong chế độ này, có hai thiết bị chuyển đổi qua lại giữa trạng thái chủ động khi truyền dữ liệu và thụ động khi đọc. 

Mặt khác, chế độ đọc/ghi là sự truyền tải thông tin trực tiếp. Thiết bị di động, như  smartphone liên kết với một thiết bị khác có thể nhận thông tin từ thiết bị đó. Lúc này, Tag NFC quảng cáo sẽ sử dụng chế độ này. 

Chế độ hoạt động tiếp theo là sử dụng card. Thiết bị có thể hoạt động như một thẻ tín dụng thông minh hay không tiếp xúc và cho phép thanh toán hoặc truy cập với các phương tiện giao thông khác. 

3. Những công dụng của NFC

Hiện nay, chip NFC được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì nó mang lại tính tiện lợi và sử dụng khá đơn giản. 

3.1. Liên kết điện thoại với các thiết bị khác

Một trong những công dụng nổi bật của NFC chính là liên kết điện thoại với các thiết bị thông minh khác. Cụ thể như điện thoại, loa, laptop, tivi, dàn âm thanh…. Nếu như trước đây, nếu muốn chia sẻ hình từ chiếc điện thoại này sang điện thoại khác, bạn phải bật Bluetooth, dò tìm, và kết nối hai thiết bị với này.

NFC
Liên kết điện thoại với các thiết bị khác

Giờ đây với NFC chip, bạn chỉ cần chạm vào thiết bị tự động kết nối sẽ được hình thành. Lúc bấy giờ bạn có thể chia sẻ nhạc, hình ảnh, dữ liệu,… một cách nhanh chóng. Ví dụ minh hoạ khác, người dùng chạm điện thoại vào một chiếc loa tích hợp tính năng NFC. Nhạc mở trên điện thoại sẽ được phát thông qua loa mà không cần bất kỳ thủ tục dò tìm, kết nối mất thời gian.

3.2. Thanh toán điện tử

Tại Việt Nam, người ta hiếm sử dụng hình thức thanh toán điện tử NFC. Thế nhưng tại các nước phát triển trên thế giới thì đây lại là một hình thức thanh toán khá phổ biến.

NFC
Thanh toán điện tử

Khi đăng nhập, kích hoạt tài khoản trên điện thoại thì nó sẽ trở thành chiếc ví điện tử tiện lợi. Nếu có nhu cầu thanh toán, đi xe buýt, mua vé… bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán giao dịch sẽ tự động hình thành.

3.3. Chìa khóa

Đây cũng là một ứng dụng khá phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Người dùng sẽ tích hợp chip NFC trên điện thoại và trên cửa ra vào. Chỉ cần bạn chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị quét hệ thống sẽ tự động đóng, mở cửa.

NFC
Chìa khóa

3.4. Nhận diện cá nhân

Ứng dụng hình thức chấm công bằng điện thoại NFC được rất nhiều các doanh nghiệp toàn cầu ứng dụng. Chỉ cần bạn chạm nhẹ thiết bị vào máy quét thì sẽ được xác nhận công.

NFC
Nhận diện cá nhân

3.5. Các công dụng khác

Ngoài những ứng dụng nổi bật bên trên, NFC còn có các tiện ích khác như check in, nhận diện hàng giả, so sánh sản phẩm khi mua hàng… Dẫu vậy, ứng dụng phổ biến nhất chính là kết nối điện thoại, loa. Còn những ứng dụng khác hiện tại ở Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến.

NFC
Các công dụng khác

4. Những điện thoại có tương thích với NFC

Để biết điện thoại mình đang sử dụng có tương thích với NFC chip hay không. Bạn cần phải tiến hành các bước kiểm tra đơn giản như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cài đặt (Setting) trên thiết bị, nhấn chọn mục Thêm (More).

NFC
Kiểm tra những điện thoại tương thích với NFC

Bước 2: Lúc này hãy quan sát xem có xuất hiện dòng chữ NFC trên màn hình hay không. Nếu có thì đồng nghĩa với việc điện thoại của bạn có thể kết nối một chạm. Ngược lại, điện thoại của bạn không có khả năng kết nối này.

5. Cách dùng NFC trên điện thoại

Cách sử dụng NFC có phức tạp hay không? Những chia sẻ dưới đây sẽ là câu trả lời chính đáng dành cho bạn.

5.1. Cách bật NFC

Tương ứng với mỗi hãng điện thoại khác nhau, người chơi sẽ thực hiện thao tác bận NFC khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với điện thoại Samsung: vào Cài đặt (Settings) > chọn NFC và thanh toán > chọn Bật (On).
NFC
Đối với điện thoại Samsung
  • Đối với điện thoại Sony: vào Cài đặt (Settings) > chọn Thêm (More) > nhấn gạt nút bật.
NFC
Đối với điện thoại Sony
  • Đối với điện thoại LG: vào Cài đặt (Settings) > chọn Chia sẻ và kết nối (Share & Connect) > chọn NFC > nhấn gạt nút bật.
NFC
Đối với điện thoại LG

Về cơ bản, cài NFC cho Android hay bật NFC trên iphone đều được thực hiện tương tự như trên. Các bạn tham khảo để có những thao tác thực hiện chuẩn xác nhất.

5.2. Cách tắt NFC

Trường hợp bạn muốn tắt NFC thì phải làm như thế nào? Các thao tác tắt “kết nối một chạm” cụ thể như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cài đặt chọn, nhấn chọn NFC và thanh toán.

NFC
Cách tắt NFC

Bước 2: Nhấn để tắt tính năng.

5.3. Cách sử dụng NFC

Một khi đã kết nối NFC trên điện thoại đã được bật, bạn có thể thực hiện thao tác truyền dữ liệu với các bước như sau:

Bước 1: Nhấn chọn File bạn cần chia sẻ, rồi nhấn vào mục Chia sẻ.

NFC
Nhấn vào mục Chia sẻ

Bước 2: Chọn truyền nhanh thông qua NFC.

NFC
Chọn truyền nhanh thông qua NFC

Bước 3: Tiến hành chạm lưng 2 điện thoại vào nhau để kích hoạt kết nối một chạm.

NFC
Tiến hành chạm lưng 2 điện thoại vào nhau để kích hoạt NFC

Bước 4: Chạm vào màn hình điện thoại để bắt đầu.

NFC
Chạm vào màn hình điện thoại để bắt đầu

Tại điện thoại máy nhận, bạn nhấn chọn Đồng ý để quá trình được tiến hành.

NFC
Nhấn chọn Đồng ý để quá trình được tiến hành

Hệ thống bắt đầu gửi file.

NFC
Hệ thống bắt đầu gửi file

Quá trình gửi file thông qua kết nối một chạm hoàn tất.

NFC
Quá trình gửi file thông qua kết nối một chạm hoàn tất

Bước 5:  Bạn nhấn chọn Open để xem kết quả.

NFC
Chọn Open để xem kết quả

6. Những rủi ro mà NFC có thể đem lại 

Trên thực tế, công nghệ này đã được tích hợp sẵn một số tính năng bảo vệ để giảm thiểu khả năng hoạt động của tội phạm. Phạm vi hoạt động của “kết nối một chạm” khá ngắn nên rất khó thực hiện hành vi lừa đảo. Đặc biệt, NFC còn mã hóa dữ liệu, đảm bảo an toàn trước những “đôi tay” của những người lừa đảo.

NFC
Những rủi ro mà NFC có thể đem lại

Tuy vậy, khi công nghệ ngày càng phát triển “kẻ xấu” giờ đẫy đã tìm ra cách khai thác để chuộc lợi cá nhân. Điều này mang đến rất nhiều rủi ro liên quan đến việc sử dụng NFC của người dùng.

  • Hacker có thể truy cập vào điện thoại của nạn nhân để truy cập dữ liệu. Để làm được điều này, tội phạm  mạng đôi khi sẽ đánh cắp điện thoại để dễ dàng truy cập.
  • Hack sử dụng được sử dụng để truy cập dữ liệu được lưu trữ ở các thiết bị đầu cuối thanh toán. Thậm chí các máy rút tiền ATM cũng có nguy cơ bị tấn công theo kiểu này.
  • Hacker có thể sao chép chip NFC mà bạn sử dụng để thực hiện các thao tác thanh toán. Điều này cho phép tội phạm mạng thực hiện thanh toán bằng tiền tiền trong tài khoản của bạn.
  • Kẻ tấn công có thể thực hiện các cuộc nghe lén bằng cách đứng gần các thiết bị được nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, để nghe lén được thông tin thì người thực hiện phải sử dụng thiết bị hỗ trợ là ăng-ten. Qua đó, nó giúp tăng cường khả năng khai thác tín hiệu và thu thập dữ liệu.
  • Thực hiện các cuộc tấn công trung gian. Khi đó, thiết bị thụ động sẽ và thiết bị đầu cuối đang hoạt động để chặn thu thập dữ liệu.

Để hạn chế tối đa những rủi ro này, tốt nhất bạn nên tắt tín hiệu trên thiết bị khi không cần sử dụng. Đồng thời hãy sử dụng xác minh mã PIN để gia tăng khả năng bảo mật, không ai có thể sử dụng ứng dụng này.

7. Giải đáp những thắc mắc hay gặp về công nghệ NFC 

Dưới đây là những thắc mắc mà nhiều người hay gặp phải công nghệ “kết nối một chạm” này.

Sự khác nhau giữa NFC với Bluetooth là gì?

NFC về cơ bản là tính năng hỗ trợ kết nối, truyền tải dữ liệu… giữa hai thiết bị với nhau. Để thực hiện tính năng này thì NFC vẫn cần đến Bluetooth hoặc WiFi Direct. Tuy nhiên, xét về tốc độ truyền tải, công nghệ kết nối 1 chạm này nhanh hơn so với Bluetooth thông thường.  

Làm thế nào để kiểm tra điện thoại có hỗ trợ NFC hay không?

Thao tác để kiểm tra điện thoại có NFC không khá đơn giản. Bạn chỉ cần vào Cài đặt (Setting), tiếp đó nhấn chọn mục Thêm (More) là xong. 

iPhone có NFC không?

Kể từ phiên bản iPhone 6 ra mắt vào năm 2014 cho đến nay. Tất cả dòng điện thoại iPhone đều được tích hợp chip NFC. 

Sử dụng NFC có tốn pin không?

Một vài dòng điện thoại Android tích hợp NFC làm hao pin một cách đáng kể mà có thể bạn không biết. Thế nên, tốt nhất bạn chỉ nên bật NFC khi cần thiết.

8. Tổng kết

Bài viết là lời giải đáp cho các thắc mắc NFC là gì? Gồm có những tính năng hay nào cho người dùng? Có thể thấy công nghệ trên sở hữu những tính năng vô cùng ưu việt, sao bạn không nhanh tay mua cho minh một chiếc smartphone “kết nối một chạm” để có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời ấy.

Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để sở hữu sản phẩm với nhiều mức giá cực kỳ nhé.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây