Vào tháng 10 năm 2022, Facebook đổi tên thành Meta đã tạo nên làn sóng dữ dội, thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Tuy vậy, cụm từ này vẫn là một bí ẩn và không ai hiểu chúng có ý nghĩa gì. Vậy bài viết kiến thức dưới đây sẽ giải đáp Metaverse là gì cùng nguồn gốc, đặc điểm, cách thức hoạt động,… của chúng. Khám phá ngay thôi nào !
1. Metaverse là gì?
Metaverse hay cụm từ này còn được gọi là vũ trụ ảo. Đây là một không gian kỹ thuật số được tạo ra nhờ các ứng dụng công nghệ như AR – thực tế tăng cường, VR – thực tế ảo, Internet hay tiền điện tử,… Chúng cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác và có trải nghiệm chân thực như ở ngoài đời.
Nếu như Metaverse phát triển, chúng sẽ mở ra một không gian trực tuyến tương tác đa chiều hơn cho người dùng. Đây cũng là điều mà hiện tại các công nghệ hiện tại chưa đáp ứng được. Lúc này, bạn có thể khám phá được nhiều không gian hơn trong môi trường thực tế ảo thay vì xem các nội dung kỹ thuật số.
2. Sự kiện bùng nổ của Metaverse
Trước đây chắc hẳn chúng ta cũng ít nhất nghe đến AR và VR, tuy nhiên chúng vẫn là yếu tố rời rạc, xa vời với hầu hết mọi người. Thế nhưng, đỉnh điểm là vào tháng 10/2022 thì Facebook đã có sự thay đổi lớn khi quyết định đổi tên cùng với chiến lược phát triển mới.
Mark Zuckerberg quyết định thay tên cho công ty tại Hội nghị Connect 2021 với trang web mới được đặt tên là một công ty công nghệ xã hội. Tại đây, bạn có thể thực hiện hoá mọi thứ trong tưởng tượng. Chẳng hạn như gặp gỡ gia đình, bạn bè, vui chơi, học hỏi,… Những trải nghiệm mới mẻ này không thực sự phù hợp với cách suy nghĩ của chúng ta khi nghĩ về máy tính hay điện thoại.
Ở tương lai không xa, bạn có thể dịch chuyển tức thời dưới dạng ảnh 3 chiều để có mặt tại văn phòng, đi chơi, đi làm hay ngồi phòng khách trò chuyện bình thường. Đây cũng là bước ngoặt để các nhà đầu tư, kinh doanh, tập đoàn lớn quan tâm nhiều hơn về việc thay đổi lại mô hình kinh doanh để phù hợp với thời đại công nghệ hiện tại.
3. Hệ sinh thái Metaverse có cách thức hoạt động như thế nào?
Nơi bạn xuất hiện và tồn tại trong thế giới ảo chính là hệ sinh thái Metaverse. Chúng giúp thế giới ảo tồn tại song song với thực tế. Từ đây bạn có thể thể nhìn thấy những vật thể trong thế giới ảo thông qua thiết bị thực tế ảo như AR, VR,…
Metaverse có 4 loại cơ bản như sau:
- Cơ sở hạ tầng sẽ là nền tảng giúp kết nối mạng (bây giờ gọi là mạng lưới Internet).
- Các linh kiện phần cứng có vai trò giúp trải nghiệm người dùng trở nên chân thực hơn, nhằm tạo ra công nghệ như Blockchain, Big Data, AI và Internet nhìn vạn vật.
- Người chơi sẽ đắm chìm vào một hay nhiều thế giới khác với các ứng dụng, trò chơi, mạng xã hội sẽ mang lại trải nghiệm đa dạng và sống động nhất.
- Khi Metaverse đạt đến cảnh giới nhất định, ta sẽ có được một Metaverse – vũ trụ ảo đúng nghĩa. Lúc này không còn tồn tại đan xen giữa thực tế cùng không gian ảo.
Theo như Matthew Ball mô tả, vũ trụ ảo sẽ luôn hoạt động và mọi hoạt động này sẽ xảy ra vào thời gian thực. Mọi người vẫn có thể tham gia và tồn tại ở trong nền kinh tế có đầy đủ chức năng và chúng phù hợp với mọi nền tảng. Không chỉ vậy mà hệ sinh thái này còn trải dài ở lĩnh vực kỹ thuật số giúp việc giao dịch tài sản ở bất kỳ nơi đâu đều diễn ra thuận tiện nhất.
4. Những đặc điểm nổi bật của Metaverse
Một số đặc điểm nổi bật của vũ trụ ảo Metaverse
- Immersion: Vũ trụ ảo cho phép bạn được quyền chìm trong thế giới ảo với độ chân thực cao hơn nhiều so với thực tế. Hay còn nói là độ chân thực của Metaverse được bao nhiêu phần trăm so với trải nghiệm thực tế.
- Openness – Tính mở: Người dùng được Meta cho phép kết nối hay huỷ kết nối để rời đi bất cứ lúc nào mình muốn.
- Sustainability: Vũ trụ ảo có khả năng duy trì liên tục suốt 24/24 với các dịch vụ và hệ sinh thái trong đó kèm theo.
- Economic System: Lúc này hệ thống kinh tế sẽ song song với ngoài đời. Từ đây, người dùng có thể di chuyển tài sản qua lại giữa không gian ảo cùng thực tế. Hơn thế nữa, bạn có thể tích luỹ, gia tăng tài sản của mình.
5. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Sau khi tìm hiểu sơ qua về định nghĩa của Metaverse cùng các sự kiện nổi bật, hệ sinh thái, sự bùng nổ của vũ trụ ảo. Tiếp theo, cùng ngược dòng quá khứ khám phá lại nguồn gốc cùng quá trình phát triển của vũ trụ ảo này nhé !
5.1. Nguồn gốc
“Vũ trụ kỹ thuật số” là ý tưởng đã xuất hiện từ rất lâu. Nguồn gốc của Metaverse bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992 của nhà văn Neil Stephenson. Ông đã sử dụng thuật ngữ “Vũ trụ ảo” để mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số.
Chính Snow Crash cũng là điểm nhấn giúp Meta ngày càng phát triển với hàng loạt công nghệ tiên tiến. Đây là nơi mà con người có thể tạo nên 1 thế giới mới với hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội hoàn toàn mới.
5.2. Các bước phát triển ban đầu
Chắc có lẽ VR đã từng xuất hiện vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Nhà làm phim Morton Heilig đã có một cuộc trải nghiệm đi xem kịch mà trong đó khán giả được phép tham gia vào sân khấu. Có lẽ ấn tượng với điều này nên vào năm 1962, ông đã xây dựng nên mô hình lý tưởng dành riêng cho mình.
Headset VR đầu tiên được tạo ra bởi Ivan Sutherland vào năm 1968. Tuy nhiên bộ thiết bị gắn trên đầu chúng dường như quá nặng nên được treo trên xà nhà để dùng dễ dàng hơn. Mặc dù VR phổ biến vào những năm 80 nhưng cho đến tận năm 90, việc mua bán trao đổi Headset VR trở nên sôi động hơn.
Tuy nhiên sự hứng thú như lúc ban đầu ngày càng giảm dần. Cho đến khi Oculus Rift được phát hành vào những năm 2010 thì VR mới được chú ý trở lại. Kể từ ngày đó, VR trở nên viral hơn, được sử dụng nhiều trong game hay ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác.
5.3. Những ý tưởng mới
Cụm từ Cyberspace đã xuất hiện vào năm 1982. Chúng chỉ ra một thế giới ảo trên máy tính khác xa hoàn toàn với thực tế. Ở thế giới mới này, người dùng chỉ cần tập trung vào giao tiếp thông qua máy tính. Không chỉ vậy mà mọi hoạt động online cũng thực hiện trong môi trường tách biệt với thực tế.
Cho đến năm 2000, Garnet đã mô tả Supranet là sự kết hợp giữa thế giới thực cùng thế giới ảo. Chính ý tưởng này đã một lần nữa đem đến về một hình tượng Meta toàn diện và chúng có thể tương tác với thế giới thực.
5.4. Phát triển dựa trên ngành công nghiệp game
Năm 2003, Second Life phát hành được xem là vũ trụ ảo đầu tiên trong lịch sử. Đến với game này, mỗi người chơi sẽ có 1 avatar làm hình đại diện. Từ đây, họ có thể xây dựng một cuộc sống mới trong thế giới ảo này.
Không chỉ vậy, Roblox cũng là một game tương tự. Chúng cũng được công ty phát triển Roblox lên kế hoạch xây dựng một Metaverse của riêng mình. Không chỉ vậy, ngoài việc chơi thì bạn có thể kiếm tiền trực tiếp trên game này.
Ngoài ra, tựa game MMORPG hay còn gọi là trò chơi trực tuyến dành cho nhiều người chơi cũng được nhắc tới. Người chơi sẽ đắm chìm trong thế giới ảo và cùng khám phá những điều hay có ở trong này.
Một số dự án Metaverse trong lĩnh vực game có thể kể đến như: Fortnite, Decentraland, Bit Country, illuvium, REALY, Star Atlas,…
Lưu ý: Metaverse trong trò chơi khác hoàn toàn với khái niệm Meta mà CEO Facebook nhắc tới trước đó.
5.5. Facebook Metaverse
Khá là ngạc nhiên khi Mark Zuckerberg – ông chủ của Facebook đổi tên chúng thành Meta. Thế nhưng thực ra, công ty đã chú ý, quan tâm và đầu tư vào Metaverse ở những năm 2014. Cũng chính tại thời điểm này một công ty về lĩnh vực VR – Oculus bị Facebook mua lại.
5.6. Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Chắc hẳn chúng ta không còn gì ấn tượng hơn ở đại dịch Covid – 19 nổi tiếng. Chính vì mùa dịch này mà con người ở nhà nhiều hơn, không thể ra ngoài hay tương tác,… Vậy nên không gian ảo chính là nhu cầu cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, online shopping cũng là yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của vũ trụ ảo. Người dùng có thể mua đồ online, ghé thăm cửa hàng, xem hàng hay giao tiếp với nhau,…
5.7. Meta
Facebook đổi thành Meta vào năm 2021. Ý nghĩa của việc đổi tên này là công ty muốn hướng tới, tiên phong trong lĩnh vực Metaverse. Cũng sau sự kiện rầm rộ này mà cụm từ “Metaverse” được nhiều người quan tâm cùng tìm hiểu.
5.8. Ngày nay
Mặc dù ngày nay, theo cách hiểu thông thường của mọi người thì Metaverse vẫn là một thế giới ảo. Nhưng thực chất, chúng vẫn chưa được hiện hữu rõ ràng và còn tồn tại nhiều thứ khá mơ hồ. Tuy vậy, các công ty công nghệ vẫn đổ dồn nguồn lực chỉ để phát triển thế giới ảo.
6. Những ứng dụng của Metaverse trong đời sống
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng nền tảng này vào cuộc sống để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vì vậy, tiếp theo hãy cùng chúng mình khám phá những ứng dụng của Metaverse trong đời sống nhé.
6.1. Giải trí và thể thao
Đầu tiên ở lĩnh vực thể thao và giải trí, một công ty game tên là Unity đã cho ra đời nền tảng Unity Miracast. Đây là nền tảng giúp phản chiếu lại các môn thể thao chuyên nghiệp với chế độ 3D ở thời gian thực.
Lúc này máy ảnh sẽ chụp lại các vận động viên đang thi đấu. Mọi dữ liệu sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra người giống y hệt họ nhưng ở nền tảng kỹ thuật số. Nhờ vậy mà người xem có thể xem trực tuyến các buổi ghi hình các trận đấu được phát sóng dưới dạng 3D.
6.2. Chăm sóc sức khỏe
Ở lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thì công nghệ AR cũng được sử dụng để làm việc. Chẳng hạn như tai nghe hỗn hợp của hãng Microsoft cho phép các bác sĩ phẫu thuật giao tiếp để hỗ trợ nhau trong quá trình tiến hành phẩu thuật ở độ khó cao.
Cụ thể là họ sẽ sử dụng HoloLens để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét bằng cử chỉ tay và ra lệnh thoại. Lúc này, bác sĩ có thể truy cập vào thông tin dữ liệu của người bệnh đồng thời liên lạc cũng với những đồng nghiệp khác để xử lý công việc.
6.3. Lĩnh vực đào tạo và giáo dục
Chắc chắn Metaverse cũng góp phần quan trọng không kém trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục. Chúng hỗ trợ giáo viên cùng học sinh có thể gặp nhau ở bất kì đâu. Vì vậy mà các thầy cô có thể truyền đạt giảng dạy cùng kiến thức đến sinh viên của mình một cách chân thực mà vẫn sâu sắc, dễ hiểu. Lúc này, học sinh có thể xem và nhập vai vào trong môi trường 3D.
Trên trạm vũ trụ, NASA cũng sử dụng công nghệ AR và VR nhằm điều khiển robot từ xa. Hoặc với công nghệ hỗ trợ AR mà các nhiệm vụ bảo trì cũng được hoàn thành trong phút chốc.
Chính phi hành gia Scott Kelly cũng sử dụng chiếc tai nghe của nhà Microsofts – Hololens để tiến hành đào tạo ISS cùng chuẩn bị cho những nhiệm vụ trong tương lai. Cũng trong quá trình thử nghiệm này mà một thành viên có nhiệm vụ kiểm soát sứ mệnh trên Trái Đất đã truyền trường nhìn trực tiếp của Kelly qua tai nghe. Đồng thời anh ta vẽ được hình ảnh hiển thị ở dạng 3D mà phi hành gia truyền tới trên màn hình của Hololens.
6.4. Trải nghiệm tương tác 3D
Áp dụng vũ trụ ảo vào lĩnh vực trải nghiệm tương tác 3D cũng là điều tuyệt vời hơn bao giờ hết. Mọi người có thể sử dụng Metaverse để tạo ra cuộc họp, gặp gỡ trực tuyến,… thông qua công cụ thực tế ảo. Chúng không những đem lại mạch cảm xúc trong lúc tương tác mà còn mang lại khả năng diễn đạt, thuyết trình trực quan, dễ chịu giống như một buổi nói chuyện trực tiếp.
Hiện nay, việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, video hay các cuộc gọi vẫn chưa đủ để diễn đạt hết ý muốn của đối phương. Vì vậy một cuộc thảo luận diễn ra là điều cần thiết. Cho nên sử dụng “vũ trụ ảo” sẽ giúp người dùng có thể tương tác bình thường như ở thực tại. Ấn tượng hơn, bảng 3D hay mô hình 3D là các công cụ giúp chỉnh sửa hay phác thảo ý tưởng. Từ đây bạn có thể áp dụng chúng vào đào tạo trực tuyến hay giáo dục.
6.5. Lĩnh vực nghệ thuật
Những người ca sĩ, nghệ sĩ cũng tận dụng triệt để mạng xã hội Metaverse để trình diễn công khai hay giao lưu trực tuyến với khán giả của mình. Mọi việc vẫn diễn ra giống hệt như ở thực tế. Không chỉ vậy, những nghệ sĩ đường phố hay người sáng tạo nội dung nghệ thuật có thể thực hiện vẽ 3D, điêu khắc trên nền tảng này. Mọi hình ảnh, tác phẩm vẫn mang lại cảm giác chân thực như thường.
6.6. Lĩnh vực quảng cáo
Nền tảng vũ trụ ảo cũng hỗ trợ giúp dịch vụ cùng quảng cáo khi ứng dụng vào sẽ phát triển tốt hơn. Các thương hiệu xây dựng hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc brand của mình ở hình thức 3D. Điều này cho phép khách hàng được trải nghiệm thực tế các dịch vụ một cách chân thật nhất mà không cần bước chân đến tận nơi xem.
7. Tiềm năng phát triển của Metaverse trong tương lai là thế nào?
Trong bài báo cáo Value Creation in the Metaverse của tác giả Eric Hazan, ông cho rằng “vũ trụ ảo” sẽ mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế. Đây cũng là lúc các công ty đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng này, khách hàng cũng luôn trong tâm thái sử dụng công nghệ hiện đại. Và chắc chắn những nhãn hàng đã trải nghiệm Metaverse đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
Theo như dự đoán thì vũ trụ ảo có thể tạo ra 5.000 tỷ tương đương với nền kinh tế Nhật Bản. Nếu như start up lúc này cũng là điều vô cùng thuận lợi.
Một cơ hội mới cũng mở ra với nền Kinh tế – Xã hội. Metaverse sẽ cung cấp các dịch vụ như y tế, giáo dục, tạo công việc mới cùng quy hoạch không gian công cộng. Và ở hiện tại thì những điều này vẫn đang xảy ra. Chẳng hạn như chính quyền Seoul chi ra ít nhất 32 triệu đô cho hệ sinh thái này. Để cải thiện lại dịch vụ trong thành phố hay lên kế hoạch phát triển, quản lý và hỗ trợ về ngành du lịch ảo.
Đương nhiên những thách thức sẽ gặp phải đầu tiên là về vấn đề nhân sự. Cần phải có đủ người được trang bị kiến thức cùng kỹ năng để biến chúng thành hiện thực.
Tiềm năng phát triển của vũ trụ ảo trên Facebook là gì ? Theo như chúng ta đã biết vào năm 2014, Facebook đã thâu tóm công ty Oculus VR với giá là 2 tỷ USD. Cũng tại Hội nghị Thực tế ảo Connect mà CEO Mark cũng công bố đổi tên để chỉ ra tầm nhìn của công ty. Là kết nối trải nghiệm xã hội trực tuyến cùng thế giới thực cho người dùng trên toàn thế giới.
Không chỉ dừng lại ở đó mà Facebook cũng chuẩn bị nhiều phương án thực thi, tuyển dụng hay đầu tư,… Mọi thứ đều được lên kế hoạch chỉn chu, chi tiết nhằm phát triển và xây dựng nên vụ trụ ảo tốt nhất cho mình.
8. Những nguy hiểm của Metaverse
Bên cạnh đó là Metaverse cũng tồn tại nhiều mối nguy hiểm. Nếu như sử dụng vũ trụ ảo nhiều sẽ khiến người dùng bị nghiện. Điều này có thể tách họ ra khỏi thế giới thực bởi dùng AR, VR 24/7 tương tự như nghiện Internet. Không những vậy, chúng cũng tạo ra cảm xúc buồn bã, chán nản về cuộc sống thực tại. Người dùng sẽ ẩn mình vào thế giới ảo để trốn tránh những công việc ở thế giới thực.
Tuy vậy nhưng vấn đề bảo mật mới là mối quan tâm hàng đầu. Bởi có nhiều sự kiện liên quan tới bảo mật phát sinh trên nền tảng mạng xã hội trong đại dịch Covid. Thậm chí chúng còn có khả năng tăng lên cao hơn.
Kế tiếp thì những bộ headset VR nếu sử dụng lâu dài có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Về lâu dài sẽ có những vấn đề về sức khoẻ nảy sinh. Vì vậy trong tương lai các thiết bị này cần được làm nhỏ lại.
Chắc chắn các doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, trước tiên cái họ cần làm là bảo vệ mình khỏi những rủi ro kinh doanh trong thế giới Metaverse.
9. Các công ty trên thế giới đang trong quá trình xây dựng Metaverse
Dưới đây là bảng tổng hợp các công ty đang trong quá trình xây dựng Metaverse mà bạn có thể xem qua.
STT | Công ty |
---|---|
1 | Nvidia Corporation |
2 | Tập đoàn Microsoft |
3 | Roblox Corp. |
4 | Facebook Inc. (hay gọi là Meta Inc.) |
5 | Unity Software Inc. |
6 | Snap, Inc. |
7 | Autodesk Inc. |
8 | Amazon Com Inc. |
9 | Tencent HLDGS LTD |
10 | Sea LTD |
11 | Apple |
12 | Samsung |
13 | Intel |
14 | Qualcomm |
15 | Alphabet |
16 | Coinbase |
17 | Electronic Arts |
18 | Adobe |
19 | Alibaba |
20 | Disney |
21 | PayPal |
22 | Square |
10. Tổng kết
Metaverse là gì? Toàn bộ những thứ hay ho nhất về vũ trụ ảo đã được chúng mình bật mí tất tần tại ngay tại bài viết này. Nếu có gì cần bổ sung các bạn đừng ngại mà hãy comment ngay dưới bài viết để chúng mình cùng thảo luận nhé !
Cập nhật mọi thông tin liên tục cùng những bài viết công nghệ mới nhất hiện nay hãy theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt. Cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn đọc vì đã bớt chút thời gian để đọc qua bài viết mới nhất ngày hôm nay.
Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để được phục vụ một cách tận tâm, nhiệt tình và không kém phần chu đáo từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ở đây nhé !
Xem thêm:
- Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Hướng dẫn cách hạn chế bị stalk hiệu quả
- DDD là gì? Viết tắt của từ nào? Có ý nghĩa nào khác nữa không?
- F là gì? Press F to pay Respects là gì? Tìm hiểu chi tiết ý nghĩa
- Toxic là gì trên Facebook? Người Toxic biểu hiện như thế nào?
Di Động Việt