Tại các vùng miền khác nhau trên đất nước hình chữ S, mỗi nơi đều có những phương ngữ riêng mà có thể khách du lịch không hiểu được. Nếu có dịp đến miền Trung mà đặc biệt là vùng Nghệ – Tĩnh, bạn sẽ được nghe những từ khá lạ như “khu mấn”, “trốc tru”. Vậy khu mấn là gì? Trốc tru là gì? Cùng giải mã ý nghĩa những từ ngữ này nhé.
1. Khu mấn là gì?
Khu mấn là phương ngữ (từ ngữ địa phương) của người Nghệ An. Khi đến Nghệ An du lịch, có thể bạn sẽ bắt gặp người địa phương sử dụng từ ngữ này và không hiểu nó có nghĩa là gì. Thực tế, để giải thích ý nghĩa của “khu mấn”, chúng ta sẽ cần quay ngược dòng lịch sử một chút.
Trong những năm 60s đến 70s thế kỷ 20, ở vùng Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay), người ta thường nói về phần mông mặc váy đen vải thô của chị em lao động bằng cụm từ “từ khu mấn”. Sau giờ làm việc vất vả trong ngày, các chị, các cô, các bà, các mẹ thường ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau, không để ý đến việc mình ngồi trên vệ cỏ, bãi đất hay bãi cát, dẫn đến phần mông bị dính bẩn.
Đây là hành động thường ngày của những người nông dân bởi sau khi làm việc ngoài đồng áng, ai ai cũng dính bẩn và mệt mỏi, nên họ ngồi ở đâu cũng được, không quan tâm đến chỗ ngồi hay thậm chí là bạ đâu ngồi đấy.
Theo tiếng địa phương thì “khu” nghĩa là mông, “mấn” nghĩa là váy. Kết hợp cùng đời sống lao động trước đây hình thành nên ý nghĩa như sau:
Cụm từ “khu mấn” dùng để chỉ phần mông quần vừa xấu vừa bẩn và còn được sử dụng với nghĩa bóng để miêu tả giá trị việc làm và thái độ không tốt với đối tượng mà người nói không thích.
Để hiểu rõ hơn, ta hãy xem 2 ví dụ sau:
- Trường hợp 1:
Bạn A nói: Cậu nhìn cái khăn tớ thêu xem có đẹp không?
Bạn B đáp: Nhìn cứ như cái khu mấn ấy.
Trong trường hợp này bạn B đang chê bạn A thêu khăn không đẹp
- Trường hợp 2:
Bạn C nói: Có vẻ nhà câu rất giàu phải không?
Bạn D đáp: Có cái khu mấn ấy.
Trong trường hợp này, “khu mấn” biểu thị ý nghĩa là “nghèo”, “nhà nghèo”, “chẳng có gì”.
Qua những gì đã phân tích, có thể thấy phương ngữ “khu mấn” trong mỗi tình huống và ngữ cảnh khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa không giống nhau. Vì vậy, với khách du lịch hay nếu bạn có bạn bè là người miền Trung, Nghệ Tĩnh thì nên chú ý khi sử dụng cụm từ này nhé.
2. Trốc tru là gì?
Ở hiện tại, từ ngữ địa phương và các thuật ngữ mang tính vùng miền độc đáo đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ nhất là GenZ nhờ vào sự độc đáo và sự phong phú của chúng. Một trong những ví dụ nổi tiếng tại Nghệ An là cụm từ “trốc tru” đang được lan truyền rộng rãi trên MXH. Đây là một từ lóng mà người dân địa phương thường sử dụng. Nó bao gồm hai từ đơn kết hợp lại thành một từ và mang ý nghĩa ẩn dụ.
“Trốc” được dùng để chỉ phần đầu còn “tru” là từ mà người dân địa phương thường dùng để gọi con trâu. Vì vậy, “trốc tru” thường được sử dụng để ám chỉ người có tính cách bướng bỉnh, cứng đầu và không lắng nghe hoặc tiếp thu ý kiến, góp ý từ người khác.
Tuy nhiên, cụm từ này không mang ý nghĩa tiêu cực hay chỉ trích như ta nghĩ. Trên thực tế, “trốc tru” thường được sử dụng trong những trường hợp để trêu đùa chứ không có gì xấu. Đây là một thuật ngữ phổ biến ở Nghệ An, được mọi tầng lớp biết đến và sử dụng rộng rãi và hiện đang dần xuất hiện phổ biến hơn và lan rộng hơn nữa.
Ví dụ: Các câu nói có chứa từ “trốc tru” là: “Cái thằng trốc tru ni nữa” Hay “Hấn là cái đứa trốc tru”…
Tuy nhiên, chữ “trốc” không phải là lúc nào cũng có nghĩa là cái đầu mà còn tùy theo trường hợp sử dụng. Chẳng hạn khi người ta nói từ “trốc cúi” thì ý là muốn chỉ cái đầu gối.
3. Một số phương ngữ miền Trung phổ biến thường gặp
Ngoài “khu mấn”, “trốc tru”, vùng Nghệ Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành miền Trung nói chung vẫn còn rất nhiều từ địa phương khác mà bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu được nghe. Nếu bạn thích đi du lịch miền Trung hoặc có nhiều bạn bè là người miền Trung thì có thể học một số phương ngữ sau để giúp ích trong việc giao tiếp.
Cái cươi nghĩa là Cái sân
Cái chủi nghĩa là Cái chổi
Cấy nghĩa là Cái
Ngẩn nghĩa là Ngốc
Đọi nghĩa là Bát
Vung/Vàng nghĩa là Nắp nồi
Trửa nghĩa là Giữa, trên
Đàng nghĩa là Đường
Nác nghĩa là Nước
Trù nghĩa là Trầu
Mần nghĩa là làm
Đọt là cái chén
Tao, tớ nghĩa là Tau
Choa nghĩa là Chúng tao
Mày nghĩa là Mi
Bọn bây nghĩa là Các bạn
Hấn nghĩa là Hắn, nó
Nớ nghĩa là đó, cái kia
Bổ nghĩa là ngã
Trấp vả nghĩa là đùi
Gưởi nghĩa là gửi
Hun nghĩa là Hôn
Chưởi nghĩa là Chửi
Chi rứa hầy là Cái gì đó
Đây là những từ ngữ đời thường, dân dã gắn liền với người dân miền Trung đặc biệt là người ở vùng Nghệ – Tĩnh. Ngày nay, nhiều phương ngữ dần ít xuất hiện và chỉ thường được sử dụng tại các miền quê hay được những người trung niên biết đến. Do vậy, nhiều bạn trẻ không biết khu mấn là gì, trốc tru là gì và rất ngạc nhiên khi hiểu được ý nghĩa.
4. Lời kết
Việt Nam có 63 tỉnh thành, 54 dân tộc anh em tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ và văn hóa, tập tục của từng vùng miền. Nếu tình cờ bạn nghe ai đó sử dụng từ “khu mấn”, “trốc tru” thì khả năng cao đó là một người quê ở miền Trung, đặc biệt là khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh.
Đã biết khu mấn là gì, trốc tru là gì rồi, vậy bạn có muốn biết những phương ngữ cực “độc lạ” khác của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước hay không? Nếu quan tâm, bạn đừng bỏ qua chuyên mục chia sẻ kiến thức, thường thức đời sống của kênh Dchannel nhé.
Di Động Việt cam kết “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” tới khách hàng thông qua sự tận tâm, trách nhiệm, chu đáo. Với sự tử tế và lời hứa còn hơn cả chính hãng, Di Động Việt đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và không gian trải nghiệm đẳng cấp nhất.
Xem thêm:
- Ăn nói xà lơ là gì? Câu nói này xuất phát từ đâu?
- Khái niệm Fashionista là gì? Trở thành 1 Fashionista có khó không?
- Mỹ Diệu là ai? Vì sao Mỹ Diệu tướng ngồi bầy hầy lại phát sốt trên TikTok và thành hệ tư tưởng?
- Tại sao hay nói “độc lạ Bình Dương”? Giải mã meme thú vị đang gây sốt trên Tiktok
Di Động Việt