IoT là gì? Tất tần tật về Internet of Thing và những ứng dụng trong đời sống chúng ta

Ngày đăng:
Link GoogleNews Dchannel

IoT là gì? Thuật ngữ này mang ý nghĩa về việc mở rộng sức mạnh của Internet vượt khỏi phạm vi của máy tính, điện thoại thông minh. IoT giúp kết nối vạn vật, các quy trình và cả những môi trường với nhau. Theo dõi bài viết này để cùng mình tìm hiểu thuật ngữ công nghệ cực hot này!

1. IoT là gì?

IoT là gì? IoT là viết tắt của cụm từ Internet of Things, được hiểu là Internet vạn vật. Nó là một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí, kỹ thuật số. Và cả con người có liên quan với nhau cùng khả năng truyền dữ liệu qua mạng không yêu cầu sự tương tác giữa người với máy tính.

IoT là gì
IoT là gì?

Theo đó, ý tưởng về một mạng lưới thiết bị thông minh đã được thảo luận từ những năm 1982. Thông qua một chiếc máy bán ước Coca-Cola tại trường Đại học Carnegie Mellon được tùy chỉnh đã giúp nó trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối Internet. Đồng thời có khả năng báo cáo kiểm kho, độ lạnh của những chai nước khi mới bỏ vào máy.

Vào năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ Internet of Things nhằm mô tả hệ thống mà ở đó Internet được kết nối với thế giới vật chất thông qua các cảm biến.

2. Cấu trúc một hệ thống IoT

Sau khi đã tìm hiểu IoT là gì, tiếp đến hãy cùng mình khám phá hệ thống IoT. Hệ thống IoT bao gồm 4 thành phần chính. Vậy 4 thành phần chính của hệ thống IoT là gì? Đó là thiết bị (gọi tiếng anh: Things), trạm kết nối (gọi tiếng anh: Gateways), hạ tầng mạng (gọi tiếng anh: Network and Cloud), bộ phân tích và xử lý dữ liệu (gọi tiếng anh: Services-creation and Solution Layers).

IoT là gì
Cấu trúc một hệ thống IoT

Cảm biến sẽ thực hiện nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường, cụ thể như áp suất, nhiệt độ, ánh sáng… Sau đó, chúng sẽ được chuyển thành dạng dữ liệu ở trong môi trường Internet. Tiếp đó, các tín hiệu sẽ được xử lý, đưa ra các thay đổi tùy vào ý muốn của người tiêu dùng. Hiện nay, IoT được ứng dụng phổ biến thông qua các ứng dụng điện thoại, trên máy tính…

3. Nguyên lý hoạt động của Internet of Things

Nếu đã biết công nghệ IoT là gì, bạn có thắc mắc nguyên lý hoạt động của nó như thế nào hay không? Thông thường hệ thống IoT hoạt động thông qua việc thu thập, trao đổi dữ liệu dựa trên thời gian thực. Theo đó, một hệ thống IoT hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 thành phần như sau.

3.1. Thiết bị thông minh

Nó được xem là một thiết bị, tương tự như tivi, camera an ninh, các thiết bị tập thể dục được trao đổi khả năng điện toán. Thiết bị thông minh thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, thao tác nhập dữ liệu hoặc mô thức sử dụng và truyền tương tự như nhận dữ liệu qua Internet từ ứng dụng IoT của nó.

IoT là gì
Thiết bị thông minh

3.2. Ứng dụng IoT

Đây là một tập hợp các dịch vụ, phần mềm thực hiện chức năng tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Nó sử dụng công nghệ máy học, trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, qua đó đưa ra các quyết định. Và những quyết định này sẽ được truyền trở lại thiết bị IoT, sau đó thiết bị sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh. 

3.3. Giao diện đồ họa người dùng

Một hoặc một nhóm các thiết bị IoT sẽ được quản lý thông qua giao diện đồ họa người dùng. Chẳng hạn đó là một ứng dụng di động, trang web có thể sử dụng để đăng ký cũng như kiểm soát các thiết bị thông minh.

IoT là gì
Giao diện đồ họa người dùng

4. Ưu điểm và nhược điểm của IoT là gì?

Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy IoT mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống con người. Vậy cụ thể những ưu điểm của hệ thống IoT là gì?

  • Truy cập thông tin ở mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
  • Cải thiện giao tiếp giữa các thiết bị điện tử khi chúng được kết nối.
  • Chuyển dữ liệu qua mạng Internet tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ qua đó cải thiện chất lượng dịch vụ doanh nghiệp.
IoT là gì
Ưu điểm và nhược điểm của IoT là gì?

Vậy liệu rằng IoT có nhược điểm gì hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Khi các thiết bị kết nối với nhau, thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị có nguy cơ bị hacker đánh cắp cao hơn.
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với việc số lượng thiết bị IoT quá nhiều, việc thu thập và quản lý dữ liệu giờ đây trở thành một thách thức lớn.
  • Hiện tại, không có tiêu chuẩn quốc tế nào về khả năng tương thích cho IoT, nên khá khó các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất giao tiếp với nhau.

5. Những thiết bị IoT tiêu biểu hiện nay

Tiếp theo, hãy cùng mình tìm hiểu một số ví dụ về các ứng dụng IoT là gì? Qua đó, bạn có thể biết được mức độ phổ biến của hệ thống IoT hiện nay. 

5.1. Nhà thông minh

Những thiết bị nhà thông minh sẽ tập vào các yếu tố là hoạt động hiệu quả, an toàn, mạng lưới kết nối trong nhà. Điển hình như:

  • Ổ điện thông minh có thẻ giám sát mức sử dụng điện, trong đó bộ điều nhiệt thông minh giúp kiểm soát mức nhiệt độ tốt hơn. 
  • Còn hệ thống thủy canh sử dụng cảm biến IoT để quản lý vườn trồng.
  • Máy báo khói IoT giúp phát hiện và thông báo khói thuốc lá.
  • Hệ thống an ninh trong gia đình như khóa cửa, camera, máy phát hiện rò nước… giúp ngăn chặn và phát hiện nhanh chóng các mối nguy hiểm, gửi cảnh báo tới chủ nhà. 
IoT là gì
Nhà thông minh

Tóm lại, với những thiết bị thông minh trong gia đình được sử dụng cho các mục đích như sau:

  • Tự động tắt các thiết bị khi gia chủ không có nhu cầu sử dụng.
  • Quản lý cũng như bảo trì các bất động sản cho thuê.
  • Tìm đồ thất lạc nhanh chóng như chìa khóa hoặc ví.
  • Tự động hóa các công việc thường ngày cho gia chủ như hút bụi, pha cà phê,…

5.2. Xe hơi thông minh

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các phương tiện di chuyển như ô tô có thể kết nối Internet bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể là có thẻ thông qua camera hành trình, hệ thống tin học giải trí, qua các cổng kết nối của phương tiện.

Quá trình này diễn ra thông qua việc thu thập dữ liệu từ chân ga, đồng hồ tốc độ, phanh, đồ hồ đo quãng đường, bình xăng, bánh xe,… để giám sát hiệu suất của người lái cũng như tình trạng phương tiện.

IoT là gì
Xe hơi thông minh

Ngày nay, ô tô thông minh được sử dụng phổ biến trong cuộc sống với mục đích:

  • Giám sát đội xe cho thuê nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu, đồng thời giảm chi phí.
  • Giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi hành vi lái xe của con cái.
  • Tự động thông báo cho người thân trong trường hợp xảy ra tai nạn xe.
  • Dự đoán cũng như hạn chế nhu cầu bảo dưỡng xe.

5.3. Công trình thông minh

Không khó để các bạn có thể nhận thấy tại khuôn viên trường đại học hay các công trình thương mại hiện nay ứng dụng IoT nhằm thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. Vậy mục đích sử dụng những công thông minh thông qua công nghệ IoT là gì? 

IoT là gì
Công trình thông minh
  • Giảm mức tiêu thụ năng lượng.
  • Tận dụng không gian để làm việc hiệu quả hơn.
  • Giảm chi phí bảo trì.

5.4. Thành phố thông minh

Không thể phủ nhận những hiệu quả của hệ thống IoT khi được ứng dụng vào quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng. Nó đã giúp chính phủ giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, môi trường và cả y tế. Cụ thể như sau:

IoT là gì
Thành phố thông minh
  • Đo lường mức độ bức xạ và chất lượng không khí.
  • Giảm chi phí năng lượng thông qua hệ thống chiếu sáng thông minh.
  • Xác định thời điểm cần bảo trì cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống và đường ống…
  • Gia tăng lợi nhuận nhờ công tác quản lý bãi đỗ xe hiệu quả.

6. Vì sao IoT lại quan trọng?

Qua những thông tin mà mình chia sẻ bên trên, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của hệ thống IoT trong cuộc sống hiện nay. Vậy cụ thể tầm quan trọng của thiết bị IoT là gì, mình sẽ tóm tắt dưới đây.

  • IoT giúp cuộc sống của con người trở nên thông minh, tiện lợi hơn. Con người giờ đây có thể kiểm soát thời gian một cách tối ưu theo mong muốn của mình.
  • IoT giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về thời gian mà hệ thống của họ sẽ hoạt động. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về mọi mặt từ hiệu suất, máy móc cho đến các chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.
  • IoT giúp tự động hóa các quy trình cho doanh nghiệp nhờ vậy giúp giảm chi phí lao động. Giảm chất thải, cải thiện dịch vụ, giúp hoạt động sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn. Đặc biệt, mang lại sự minh bạch, rõ ràng trong các giao dịch với khách hàng. 
IoT là gì
Vì sao IoT lại quan trọng?

Nhìn chung, IoT là công nghệ cực kỳ quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Chắc chắn trong tương lai nó sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, giúp tối ưu và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.

7. Những ứng dụng độc đáo của IoT trong đời sống

Bạn có thắc mắc những ứng dụng trong đời sống hiện nay của giải pháp IoT là gì không? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết nhất dành cho bạn.

7.1. Đối với người dùng

Thực tế đã chứng minh, IoT giúp cho ngôi nhà, văn phòng và các phương tiện di chuyển trở nên thông minh, dễ đo lường và sử dụng tốt hơn. Cụ thể:

IoT là gì
Thiết bị Google Home thông minh
  • Các thiết bị thông minh như Google Home hay Echo của Amazon giúp người dùng phát nhạc một cách dễ dàng, đặt bộ hẹn giờ tiện lợi….
  • Máy điều hòa thông minh giúp bạn chủ động trong việc sưởi ấm căn nhà trước khi bạn quay trở về.
  • Các cảm biến giúp bạn biết được môi trường đang ồn ào, ô nhiễm như thế nào.
  • Những chiếc xe hơi tự lái và thành phố thông minh sẽ giúp thay đổi một cách toàn diện việc xây dựng và quản lý không gian công cộng.

Tuy nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến việc những đổi mới trong cuộc sống này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền riêng tư cá nhân của con người.

7.2. Đối với các doanh nghiệp

IoT không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng mà cả với các doanh nghiệp. Cụ thể những lợi ích IoT là gì? Thực tế, những lợi ích đó còn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp triển khai hệ thống IoT cụ thể. Nhưng nhìn chung doanh nghiệp nên đảm bảo quyền truy cập vào dữ liệu nhiều hơn về các sản phẩm và hệ thống nội bộ của mình.

Có thể nhìn thấy rõ nhất là hiện nay các nhà sản xuất đã ứng dụng cảm biến vào các thành phần sản phẩm của doanh nghiệp để truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện lỗi nhanh chóng trước khi xảy ra bất cứ thiệt hại nào.

IoT là gì
Đối với các doanh nghiệp

Ứng dụng IoT cho doanh nghiệp được chia thành hai phân khúc phổ biến như sau:

  • Dịch vụ dành riêng cho ngành: cảm biến trong nhà máy phát điện, thiết bị định vị thời gian thực nhằm chăm sóc sức khỏe.
  • Thiết bị IoT sử dụng trong các ngành công nghiệp: như điều hòa không khí thông minh, hệ thống an ninh…

8. Những công nghệ của IoT

Tiếp theo là nội dung mà chắc chắn những người đam mê công nghệ không nên bỏ qua. Đó chính là lời giải đáp cho thắc mắc công nghệ được sử dụng trong hệ thống IoT là gì?

8.1. Điện toán biên

Nó được hiểu là việc công nghệ được sử dụng để điều khiển những thiết bị thông minh thực hiện nhiều tác vụ hơn, không chỉ đơn thuần gửi nhận dữ liệu từ nền tảng IoT sẵn có. Đặc biệt, công nghệ này giúp tăng cường công suất cho điện toán tại biên của mạng lưới IoT, giảm thiểu tối đa độ trễ trong giao tiếp, đồng thời cải thiện tốc độ phản hồi.

IoT là gì
Điện toán biên

8.2. Điện toán đám mây

Công nghệ này được sử dụng phổ biến để lưu trữ dữ liệu từ xa và được quản lý bởi thiết bị IoT. Nhờ vậy mà nó không bị giới hạn thiết bị trong mạng lưới truy cập dữ liệu.

IoT là gì
Điện toán đám mây

8.3. Máy học

Đề cập đến phần mềm và các thuật toán được sử dụng nằm xử lý dữ liệu đầu vào, đưa ra các quyết định theo thời gian thực từ dữ liệu đó. Thông thường, những thuật toán máy học này có thể triển khai trên đám mây hoặc tại biên đều được.

IoT là gì
Máy học

9. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết “IoT là gì? Mọi thứ về Internets of Things và cách ứng dụng” giúp các bạn đã có cái nhìn tổng quát về IoT là gì và biết được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện nay.

Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để sở hữu sản phẩm với nhiều mức giá cực kỳ nhé.


Xem thêm:


Di Động Việt

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây