Tần số quét tác động rất lớn đến trải nghiệm của người dùng khi chơi game. Đó là lý do việc ép xung màn hình sẽ giúp tối ưu hóa tốc độ làm mới. Qua đó mang đến thời gian chơi game mượt mà và mãn nhãn. Lần này, mình sẽ giới thiệu cách ép xung màn hình điện thoại và laptop thông qua bài viết bên dưới!
1. Tần số quét là gì?
Tần số quét chính là tần số cập nhật hình ảnh trên màn hình của bất kỳ thiết bị nào. Dù bạn sử dụng điện thoại, laptop hay PC thì tần số quét đều chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm của người dùng.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tần số quét điện thoại Android và máy tính của mình. Thông thường thời gian giữa các lần cập nhật sẽ được đo bằng mili giây. Còn đối với tần số quét sẽ là Hertz (Hz). Thông thường thời gian giữa các lần cập nhật sẽ được đo bằng mili giây. Còn đối với tần số quét sẽ là Hertz (Hz).
Nói một cách dễ hiểu, tần số quét đề cập đến việc màn hình có thể vẽ được bao nhiêu hình mới trong một giây. Tần số quét càng cao thì tốc độ hiển thị trên màn hình càng nhanh và mượt.
Có ba phần quan trọng nhất để cải thiện tần số quét, bao gồm: Màn hình, CPU, GPU. Tuy nhiên màn hình chỉ có thể hiển thị hình ảnh tốc độ cao trong tường hợp CPU và GPU có khả năng hoàn thành quá trình một vòng một cách nhanh chóng. Nếu hai phần này không đáp ứng được thì không thể tạo ra tần số quét quá cao.
Tuy nhiên không hề có khái niệm ép xung tần số quét màn hình mà thực chất đây vẫn là ép xung CPU và VGA mà thôi. Bởi bản chất không thể ép xung màn hình được. Còn ép xung có nghĩa là bạn sẽ ép màn hình hoạt động ở tần số quét cao hơn so với thiết lập mặc định ban đầu từ nhà sản xuất.
Ví dụ: Nếu tần số quét của máy là 144Hz tương đương với tốc độ làm mới màn hình trong một giây của nó là 144 lần. Nếu kết hợp với tốc độ khung hình cao của CPU và GPU thì sẽ giúp FPS tăng cao hơn, mang đến trải nghiệm mượt mà hơn.
Tóm lại, quá trình ép xung màn hình là việc điều chỉnh cho hệ thống màn hình hoạt động ở tần số quét cao hơn ban đầu.
2. Ép xung màn hình bằng công cụ Custom Resolution Utility (CRU)
Một trong những cách ép xung màn hình phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng công cụ Custom Resolution Utility (CRU). Đây là công cụ ép xung card màn hình được phát triển vào năm 2012 và được cập nhật liên tục theo từng năm. Qua đó đáp ứng được nhu cầu của từng thiết bị được ra mắt trong từng thời điểm khác nhau.
2.1. Chuẩn bị
Đầu tiên, bạn cần tải file cài đặt ép xung màn hình về máy, sau đó tiến hành giải nén thì sẽ xuất hiện các file bên dưới:
- CRU.exe: File dùng để thiết lập, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần cài đặt.
- Reset-all.exe: File dùng để reset mọi thiết lập trở về mặc định ban đầu.
- Restart.exe (dành cho Windows 32bit) và Restart64.exe (dành cho Windows 64bit): File này dùng để chạy ngay sau khi thiết lập xong mà không cần phải khởi động lại máy.
Giờ thì bạn sẽ cần mở file CRU.exe lên, khi cửa sổ xuất hiện thì bấm Yes.
2.2. Thêm độ phân giải
Ở cửa sổ làm việc của CRU, tại khung đầu tiên (nơi hiển thị tần số, độ phân giải màn hình,…), bạn ấn vào nút Add ở góc dưới để thêm độ phân giải.
2.3. Tùy chỉnh Refresh rate
Khi cửa sổ Detailed Resolution xuất hiện, bạn bỏ qua mọi thứ và chỉ tập trung vào phần Refresh rate. Tại đây, bạn đổi thông số của tần số quét. Tuy nhiên hãy nâng lên từ từ để có thể dễ dàng xác định đâu là tần số phù hợp với máy tính.
2.4. Thực hiện ép xung
Sau khi đã thay đổi tần số quét ở CRU, bạn tiếp tục thực hiện ép xung bằng màn hình bằng cách bước sau:
Bước 1: Bạn chạy file Restart.exe hoặc Restart64.exe. Quá trình thay đổi tần số quét cho màn hình máy tính sẽ diễn ra.
Bước 2: Đợi đến khi quá trình ép xung màn hình hoàn tất, bạn nhấp chuột phải vào màn hình desktop và chọn Display Settings.
Bước 3: Tiếp tục chọn Advanced Display Settings.
Bước 4: Khi xuất hiện cửa sổ như bên dưới, bạn nhấn vào liên kết sau.
Bước 5: Một cửa sổ sẽ xuất hiện trên màn hình, bạn di chuột đến tab Monitor, đến phần Screen refresh rate và chọn tần số muốn sử dụng cho màn hình. Tại đây sẽ có những tần số mới cao hơn mà bạn đã thêm vào ở trên.
Lưu ý: Nếu trong quá trình ép xung màn hình bị đen thì cũng đừng lo lắng. Đây là tình trạng màn hình không đáp ứng được tần số mà bạn đã thêm vào. Bạn chỉ cần chờ 20s thì màn hình sẽ trở lại. Sau đó bạn chọn một tần số quét thấp hơn lúc nãy là được.
3. Ép xung màn hình máy tính sử dụng Intel Graphics Control Panel
Một trong những cách ép xung màn hình máy tính khác là sử dụng Intel Graphics Control Panel. Đây là cách dùng cho những chiếc laptop sử dụng con chip Intel.
Quá trình ép xung card màn hình Intel diễn ra như sau:
Bước 1: Tại màn hình desktop, bạn nhấp chuột phải và chọn Graphics Properties…
Bước 2: Tiếp tục chọn Display.
Bước 3: Khi một cửa sổ xuất hiện, bạn chọn Custom Resolutions. Tại đây bạn nhập độ phân giải màn hình và Refresh Rate mong muốn. Tiếp tục nhấn vào nút Add ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 4: Trở lại tab General Settings, tại phần Refresh Rate thì bạn thử từ cao xuống thấp xem đâu là thông số tần số quét phù hợp với máy tính.
4. Ép xung màn hình thông qua Nvidia Control Panel
Ép xung card màn hình Nvidia Control Panel cũng được nhiều người sử dụng. Cách này áp dụng cho những chiếc máy tính sử dụng card rời của hãng Nvidia.
Hướng dẫn ép xung màn hình chi tiết từng bước như sau:
Bước 1: Tại màn hình desktop, bạn ấn chuột phải và chọn NVIDIA control panel.
Bước 2: Tại Display Menu, bạn chọn change resolution và kéo cuộn xuống để chọn mục Choose the resolution. Sau đó bạn click vào nút Customize và chọn Create custom resolution.
Bước 3: Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy phần Refresh rate. Đây là nơi giúp bạn có thể thay đổi tần số màn hình.
Lợi thế của việc ép xung màn hình bằng Nvidia Control Panel chính là nút Test. Nút Test này cho phép bạn kiểm tra tần số màn hình vừa thiết lập vừa phù hợp hay không.
5. Cách nhận biết màn hình đã ép xung thành công
Sau khi thực hiện đầy đủ các cách hướng dẫn được chia sẻ ở trên, bạn vẫn không biết việc ép xung màn hình đã thành công hay chưa? Cách nhận biết vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào trang web Testufo là được.
Khi truy cập vào trang web này, bạn chờ trong giây lát rồi quan sát nếu các ô màu đen trên cùng một dòng (Frame rate và Refresh rate) không bị gián đoạn thì có nghĩa bạn đã ép xung thành công.
6. Một số kinh nghiệm trong việc ép xung màn hình
Đối với việc ép xung màn hình, nhiều người lo lắng ép xung màn hình có hại không. Tuy hành động này tương tự việc “hack” tần số quét, nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng ảnh hưởng đến máy tính của bản thân.
Dưới đây là một số kinh nghiệm trong quá trình ép xung màn hình để đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn:
- Tìm hiểu tần số quét gốc của máy là điều cần thiết khi tìm hiểu làm sao để ép xung màn hình. Việc xác định tần số quét sẽ giúp bạn biết nên tăng tần số đến mức nào cho phù hợp nhất.
- Trước khi ép xung màn hình, bạn nên kích hoạt công nghệ Nvidia G-Sync (máy tính dùng card Nvidia) hay AMD FreeSync (máy tính dùng card AMD). Hai công nghệ này được đánh giá là mang đến việc ép xung ổn định hơn trong quá trình chơi game.
7. Tổng kết
Vậy là mình đã hoàn thành việc hướng dẫn Ép xung màn hình tăng tần số quét để chơi game mượt mà hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý đừng tăng tần số quét quá cao vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của màn hình.
Đừng quên tiếp tục theo dõi dchannel để lập tức cập nhật những thay đổi mới nhất trong lĩnh vực công nghệ điện tử trên hệ thống Di Động Việt. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của mình, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn!
Xem thêm:
- Hướng dẫn tất cả các cách tải File trên iPhone đơn giản hiệu quả nhanh nhất cho bạn
- Cách test màn hình laptop đúng chuẩn
- Bật mí cách chỉnh màu màn hình MacBook chính xác và hiệu quả nhất
- Hướng dẫn 9 cách sửa lỗi MacBook không nhận USB thành công 100%
Di Động Việt