Cyberbullying là hành vi quấy rối và đe dọa liên tục trên các nền tảng mạng xã hội. Hiện tượng này thường gặp ở thanh thiếu niên, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Hãy cùng Di Động Việt tìm hiểu về cụm từ này nên làm khi đối mặt với bạo lực mạng.
1. Cyberbullying là gì?
Cyberbullying, hay bắt nạt qua môi trường số, là hành vi quấy rối được thực hiện qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, hay máy tính. Kẻ tấn công có thể sử dụng tin nhắn SMS, ứng dụng nhắn tin, hoặc chia sẻ thông tin tiêu cực nhằm vào nạn nhân.
Mạng xã hội thường trở thành công cụ chủ yếu cho các cuộc “tấn công ảo” nhờ khả năng lan truyền thông tin một cách nhanh chóng trên các nền tảng kỹ thuật số.
2. Nguyên nhân xảy ra Cyberbully
Một số nguyên nhân khiến vấn nạn Cyberbully ngày càng xảy ra rộng rãi hơn.
2.1. Thích thể hiện, cái tôi cao
Cyberbullying xảy ra trên nhiều nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok,… Phần lớn những kẻ đe dọa và nạn nhân đều là thanh thiếu niên và người trẻ. Ở độ tuổi này, cái tôi cá nhân thường được đề cao. Một cách thể hiện bản thân là thông qua hành vi bắt nạt.
Nếu như bạo lực học đường diễn ra trong trường học thì trên Internet, nó thể hiện qua sự đe dọa và công kích trên mạng xã hội. Kẻ thủ ác thường cảm thấy thỏa mãn khi thực hiện những hành vi này.
2.2. Không bị chỉ trích, phát hiện
Tất cả các hành vi đe dọa qua mạng đều diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, qua màn hình máy tính, điện thoại. Những hành động này được thực hiện dưới tên các tài khoản ảo. Do đó, kẻ thủ ác cảm thấy an toàn vì không bị những người xung quanh chỉ trích. Nếu như việc đánh đập ngoài đời thực bị can ngăn và trừng phạt, thì khi đe dọa qua mạng, thủ phạm thậm chí còn được nhiều người tán thưởng và ủng hộ.
2.3. Đe doạ để có được lợi ích
Nhiều người có thù oán cá nhân ngoài đời chọn cách Cyberbullying người khác qua mạng để trả thù. Ngoài ra, còn có những trường hợp đe dọa, tống tiền, ép buộc nạn nhân phải nộp một khoản tiền lớn.
3. Tác hại của Cyberbullying
Nạn nhân của Cyberbullying có thể chịu đựng những ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần, cảm xúc và thậm chí là thể chất. Một số trường hợp, họ có thể bị mất ngủ, hoặc mắc các triệu chứng như đau đầu, đau bụng,… Cyberbullying có thể được coi là một mối nguy “ẩn mình” vì thuật ngữ này vẫn còn xa lạ với nhiều người. Thậm chí, nhiều người đang bị quấy rối mà không hề hay biết.
Cyberbullying có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, và gây ra hậu quả lâu dài nếu không được ngăn chặn. Ví dụ, bạn có thể mất việc, bị đuổi học, hoặc thậm chí bị tấn công ngoài đời thực.
4. Làm sao biết mình là nạn nhân?
Trong những trường hợp dễ thấy, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn đe dọa hoặc có nội dung gây khó chịu, hoặc bị bêu xấu bằng những bài đăng sai sự thật trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nhận ra mình đang bị Cyberbullying. Ranh giới giữa những câu đùa và lời xúc phạm rất mong manh. Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong khi mọi người cười, có thể bạn đã trở thành nạn nhân của Cyberbullying.
5. Cách vượt qua khi bị Cyberbullying
Khi nhận ra mình là nạn nhân của hành vi này, bạn nên thực hiện ngay các bước sau:
5.1. Không trực tiếp phản ứng, âm thầm lưu bằng chứng
Khi phát hiện mình là mục tiêu của Cyberbullying, hãy tránh trả đũa hoặc phản ứng tiêu cực. Những hành động này chỉ làm tăng thêm xung đột và không giải quyết được vấn đề.
Ghi lại mọi tin nhắn, hình ảnh, video, hoặc bất kỳ hành vi bắt nạt trực tuyến nào bằng cách chụp màn hình, sao lưu tin nhắn hoặc lưu URL. Những bằng chứng này sẽ hữu ích khi bạn cần báo cáo cho nền tảng mạng xã hội hoặc cơ quan chức năng.
5.2. Báo cáo cho mạng xã hội hoặc nền tảng online
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc Twitter đều cung cấp chức năng báo cáo nội dung xấu. Hãy sử dụng chức năng này để thông báo về hành vi bắt nạt mà bạn gặp phải.
Với các dịch vụ trực tuyến khác, hãy tìm đến trung tâm trợ giúp hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ để báo cáo sự việc.
5.3. Nhờ bạn bè, người thân, chuyên gia tâm lý hỗ trợ
Hãy chia sẻ với những người thân thiết về những gì bạn đang trải qua. Họ có thể cho bạn lời khuyên, động viên và tạo ra một môi trường an toàn.
Trong một số trường hợp, tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn xử lý áp lực tinh thần và tìm cách đối phó hiệu quả với Cyberbullying.
5.4. Báo cáo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu tình trạng không giảm
Nếu đã báo cáo cho nền tảng mạng xã hội mà hành vi bắt nạt vẫn tiếp diễn, hãy cân nhắc báo cáo cho cơ quan chức năng.
Ở một số quốc gia, Cyberbullying có thể vi phạm luật và nạn nhân có quyền được bảo vệ. Nhưng trước hết cần đảm bảo bạn đã thu thập đủ bằng chứng khi tiến hành báo cáo.
6. Tổng kết
Cyberbullying, hay bắt nạt trực tuyến, đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Sự nguy hiểm của nó không chỉ dừng lại ở việc tấn công tinh thần nạn nhân mà còn gây ra những hậu quả lâu dài. Vì vậy, chống lại hành vi này là trách nhiệm của mỗi cá nhân và đòi hỏi sự phối hợp từ cộng đồng trực tuyến và toàn xã hội.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel thuộc hệ thống cửa hàng Di Động Việt để cập nhật mọi thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Xin chân thành gửi lời cám ơn rất nhiều tới các bạn vì đã đọc qua bài viết này của mình.
Khi lựa chọn Di Động Việt, khách hàng sẽ nhận được “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” hơn cả chính hãng. Chúng tôi luôn tận tâm và trách nhiệm trong việc mang đến các giá trị và lợi ích cao nhất cho mỗi khách hàng. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dùng khi sử dụng sản phẩm chính hãng với giá hợp lý.
Xem thêm:
- Slay nghĩa là gì? Vì sao đang là câu cửa miệng của nhiều GenZ đến vậy?
- OEM là gì? Dùng hàng OEM tốt không và các lưu ý khi chọn mua
- Chữa lành là gì? Làm sao để healing cho đúng để tái tạo năng lượng
- Skinship là gì trong tình yêu? Cách thể hiện tình cảm cực kỳ trending
Di Động Việt