Cúng Rằm tháng 7 được xem là một ngày lễ vô cùng quan trọng trong truyền thống người Việt Nam từ bao đời qua. Đây là một dịp lễ để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ông bà, tổ tiên. Hãy cùng bài viết đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về Rằm tháng 7 và những lưu ý cần biết nhé.
1. Cúng Rằm tháng 7 là gì?
Rằm tháng 7 là một dịp lễ rất quan trọng về đời sống tâm linh của người Việt Nam từ bao đời qua. Vào ngày lễ này các gia đình thường sẽ chuẩn bị lễ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên, cha mẹ đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Đây là dịp để con cháu đi làm ở xa có thể quay về bên gia đình, cùng nhau hướng về cha mẹ, ông bà, báo đáp ơn dưỡng dục, sinh thành.
Trong tâm linh, phong tục dân gian nổi tiếng thường sẽ làm trùng vào ngày Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan và Lễ cúng các cô hồn. Ngày này thường sẽ rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng thường vào ngày 2 đến ngày 14 thì mọi người sẽ cúng Rằm gia tiên để tưởng nhớ công ơn của đấng sinh thành, tổ tiên. Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình thì lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ lớn nhỏ khác nhau thể hiện sự chân thành đến Phật, thần linh và ông bà tổ tiên.
2. Mâm cúng rằm tháng 7 cần phải chuẩn bị những gì?
Tuỳ vào từng mức điều kiện của từng gia đình mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ có thể đơn giản hoặc trang trọng, cầu kỳ. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, có lòng kính trọng với Phật, tổ tiên và có những ý niệm tốt với vong linh thụ lộc. Mâm cỗ cần được chuẩn bị chu đáo, có sự tỉ mỉ, lễ vật cúng phù hợp.
2.1. Mâm cúng chay lễ Phật
Cúng Rằm tháng 7, mâm cúng được dân lên cho các các vị chư Phật thường sẽ bao gồm các món chay để thể hiện được sự kính trọng, làm theo luật nhân quả và sẽ không sát sanh. Thông thường mâm cúng sẽ có các món như xôi gấc, đậu xanh, nem chay, nem nấm, canh rau củ, canh nấm, đậu hũ, các món ăn khác theo sở thích cũng như điều kiện của từng gia đình.
2.2. Mâm cúng Gia Tiên
Mâm cúng Rằm tháng 7 trong nhà còn được gọi với tên là mâm cúng gia tiên để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, đến ông bà gia tiên đã khuất. Mâm cúng cần phải được chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng, tươm tất. Mâm cúng gia tiên sẽ thường có các món như gà luộc, chả lụa, xôi gấc, cơm, canh,… Kèm theo là các loại trái cây, hoa cúng, nhang đèn. Đồng thời cũng sẽ có vàng mã, những vật dụng khác mà gia đình muốn gửi đến ông bà để có được cuộc sống sung túc đầy đủ.
2.3. Mâm cúng chúng sinh ở ngoài trời
Ngoại trừ mâm cúng Phật, gia tiên thì còn có một mâm cúng cỗ nữa dành cho các linh hồn vất vưởng còn vương vấn trên trần thế để thể hiện được lòng từ bi. Mâm cúng này sẽ thường được đặt ở trước cửa nhà, thực hiện vào buổi chiều của ngày 14 hoặc là buổi trưa của ngày 15 tháng 7 âm lịch. Lễ vật trên mâm cúng thường bao gồm bỏng ngô, bánh kẹo, nước, nhang đèn, cháo pha loãng, tiền vàng, trái cây, mía, gạo và muối.
3. Nên cúng Rằm tháng 7 ngày nào, khung giờ nào đẹp?
Tháng 7 âm lịch năm 2024 bắt đầu từ ngày 4 tháng 8 và kéo dài đến hết ngày 2 tháng 9. Rằm tháng Bảy là dịp lễ quan trọng, thường được gọi là lễ Vu Lan hay lễ Xá tội vong nhân.
Theo các chuyên gia phong thủy, ngày Rằm chính thức (18 tháng 8 dương lịch) được xem là ngày đẹp nhất để tiến hành lễ cúng. Vào ngày này, gia chủ có thể chọn các khoảng thời gian phù hợp để dâng lễ: từ 7h đến 9h, 9h đến 11h, và 13h đến 15h.
Ngoài ra, một số ngày khác cũng được coi là tốt để cúng lễ, như:
- Ngày 11 tháng 7 âm lịch (14 tháng 8 dương lịch) với các khung giờ: 7h – 9h, 9h – 11h, và 15h – 17h.
- Ngày 12 tháng 7 âm lịch (15 tháng 8 dương lịch) với khung giờ: 7h – 9h và 13h – 15h.
- Ngày 13 tháng 7 âm lịch (16 tháng 8 dương lịch) vào các khung giờ: từ 5h – 7h và chiều từ 15h – 19h. Đây là ngày Nhâm Tý, những người tuổi Mão, Ngọ, Dậu, và những năm sinh âm lịch có tận cùng là số 6 (1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016) không nên thực hiện lễ cúng.
Tương tự, ngày 14 tháng 7 âm lịch (17 tháng 8 dương lịch) sẽ ưu tiên các khung giờ: 5h – 7h, 9h – 11h, và 15h – 17h.
Ngoài cúng gia tiên, nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm lễ cúng chúng sinh. Thời điểm lý tưởng để thực hiện lễ cúng là từ 17h đến 19h và nên hoàn tất trước 12h ngày 15 tháng 7 âm lịch.
4. Tìm hiểu nghi lễ cúng Rằm tháng 7
Lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ có nhiều quan niệm, cùng với các phong tục khác nhau. Tuy nhiên, để có thể tổ chức được buổi cúng đúng thì bạn hãy tham khảo thêm một số nguyên tắc và quy ước chung dưới đây nhé.
4.1. Lễ cúng Phật
Lễ cúng Phật thường sẽ được thực hiện vào buổi sáng, người chủ trì cần phải ăn mặc thật lịch sự. Mâm cúng được bày biện đầy đủ, chỉnh chu, chủ lễ sẽ tiến hành thắp 3 nén nhang và đọc to rõ bài văn khấn, tốc độ không quá nhanh cũng không được quá chậm, sau đó chắp tay lạy 3 lần để kết thúc lễ cúng.
4.2. Lễ cúng chúng sinh, vong linh vất vưởng
Cúng Rằm tháng 7 với lễ cúng vong linh vất vưởng thường sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối, sau 5h đến 7 giờ tối. Sau khi đã bày xong mâm cúng thì gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và vái 3 lần, tiến hành đọc văn khấn, kết thúc buổi lễ sẽ vái lạy thêm 3 lần. Sau khi 1 tuần hương thì sẽ tiến hành rải muối gạo ra sân để những linh hồn không quang quẩn ở bên ngôi nhà.
4.3. Lễ cúng Gia Tiên
Tương tự những lễ cúng Phật thì mâm cúng gia tiên cũng phải được thực hiện vào buổi sáng, chủ sẽ phải thắp 3 nén nhang, đọc văn khấn, vái 3 lần và kết thúc buổi lễ. Sau đó đợi 1 tuần hương là sẽ khấn hóa vàng cho người thân.
5. Những lưu ý quan trọng cần biết khi chuẩn bị mâm cúng Rằm
Kế đến, hãy cùng bài viết điểm qua một số lưu ý quan trọng cần biết khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7.
- Cúng cần đảm bảo nhang hương, trà, hoa, xôi, chè những món cúng sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
- Điều cần kiêng là không được cúng thịt chó, rắn, mèo, tỏi, mắm,…
Cần phải giữ cho cơ thể của mình thật sạch sẽ trước khi cúng khoảng từ 2 ngày không nên dùng các loại thực phẩm có mùi làm ô uế cơ thể. Mâm cúng vong hồn cần phải được thực hiện trước nhà hoặc là ở trong chùa.
Do Rằm tháng 7 sẽ có nhiều vong hồn lang thang, vất vưởng, nên bạn cần ghi rõ họ tên người nhận lên những vật dụng mà mình muốn đốt đến người thân. Khi khấn văn thổ địa, thần linh thì cần phải đọc to rõ tên hương hồn tổ tiên, ông bà
6. Kết luận lại
“Cúng Rằm tháng 7: Cách cúng, mâm cúng và các lưu ý quan trọng” đã điểm qua một số thông tin cơ bản giới thiệu về phong tục cúng Rằm tháng 7 của người dân Việt Nam bao đời qua. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, thú vị hơn thì hãy tìm hiểu thêm tại trang web Dchannel nhé.
“DI ĐỘNG VIỆT CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” không chỉ đơn thuần là một cửa hàng bán điện thoại di động. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội thông qua sự chuyển giao của công nghệ và dịch vụ. Mang đến sự hài lòng, an tâm, tin tưởng nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
- Năm 2024 là năm con gì, mệnh gì? Hợp với những tuổi nào khác?
- Màu sắc may mắn của 12 cung hoàng đạo – Những điều có thể bạn chưa biết
- Tết Đoan Ngọ là gì? Ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì, cúng gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
- Ngày của cha là ngày nào trong năm? Tìm hiểu chính xác về nguồn gốc ý nghĩa
Di Động Việt