1. Chipset là gì?
Trong phần đầu của bài viết công nghệ này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm về chipset là gì để hiểu tổng quan về bộ vi xử lý.
1.1 Chip là gì?
Chip được xem là bộ phận đầu não điều khiển mọi hoạt động của thiết bị. Có thể nói, con chip này tổng hợp các linh kiện điện tử và giữ nhiệm vụ điều khiển lưu lượng mainboard (bo mạch chủ). Nó có liên quan mật thiết đến các bộ phận như CPU, RAM, ổ cứng và card đồ họa.
1.2. Chipset là gì?
Chipset là một tập hợp chip.Với máy tính thì khi nhắc đến chipset dùng để đề cập đến chip đặc biệt trên mainboard hoặc trên các card mở rộng. Đối với PC, chip để nhắc đến chip cầu bắc và chip cầu nam, là chip trên bo mạch chính. Chip bắc cầu là chip nằm trên cùng phía bắc của bo mạch chủ. Nó vận hành và quản lý tác vụ nặng hơn so với chip nam cầu. Phần về 2 loại chip này mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau.
Chipset được xem là nơi kết nối giữa phần mềm và phần cứng giữa mainboard. Và giúp tìm ra thiết bị ngoại vi phù hợp cho máy tính. Những thiết bị ngoại vi này bao gồm CPU, RAM, ổ cứng…
2. Vai trò của Chipset
Sau khi đã biết được chipset là gì, bạn cũng cần nắm được vai trò của nó trong hệ thống máy tính. Có 3 nhiệm vụ chính mà chipset đảm nhận gồm: quyết định sự tương thích của phần cứng, quyết định các tùy chọn mở rộng và quyết định khả năng OC của hệ thống.
2.1. Chipset quyết định sự tương thích của phần cứng
Vai trò đầu tiên cũng là cơ bản nhất của chipset chính là quyết định sự tương thích của phần cứng. Nói một cách dễ hiểu là chipset có khả năng chọn lựa được những bộ phận khác có phù hợp với mình hay không. Bạn sẽ dựa vào nó để chọn phần cứng còn lại.
Ví dụ, bạn sẽ dựa vào chip đó mà đưa ra quyết định dùng loại RAM gì (DDR3 hay DDR4), tốc độ như thế nào, ổ cứng gì và số lượng ổ có thể gắn, các loại card đồ họa và có hỗ trợ nhiều card (thiết lập SLI hay CrossFire) hay không cùng với đó là những card mở rộng khác. Trường hợp con chip sử dụng cho máy tính hay laptop gaming đòi hỏi cấu hình cao thì những phần cứng khác cũng phải cao cấp và mạnh mẽ để đáp ứng được.
2.2. Chipset quyết định các tùy chọn mở rộng
Vai trò quan trọng thứ 2 của chipset là quyết định các tùy chọn mở rộng. Dựa vào bus mà chipset sẽ quyết định đến phần cứng mở rộng. Bus chính là đường dẫn để kết nối dữ liệu, hỗ trợ việc truyền dẫn dữ liệu. Ở mỗi mainboard sẽ có các bus chả giống nhau. Có 2 loại bus đó là bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus).
Một loại điển hình trong internal bus là PCIe. Và nó đóng vai trò khai thác các lane để các thành phần như card mở rộng (card đồ họa, card âm thanh, card mạng …), RAM giao tiếp được với CPU.
Mỗi lane gồm có 2 cặp dây dẫn khác nhau, một dây gửi dữ liệu đi và dây kia nhận dữ liệu. Mà PCIe x1 sẽ có 4 dây, nên có thể tính PCIe x2 sẽ là 8 dây … Nếu dây càng nhiều thì dữ liệu được trao đổi sẽ càng nhiều.
Số lượng lane sẵn có trên mainboard sẽ còn phụ thuộc vào khả năng của CPU và bo mạch chủ. Chẳng hạn, rất nhiều CPU dành cho desktop của Intel có 16 lane và còn số khác CPU thế hệ mới, dòng cao cấp hỗ trợ từ 28 đến 40 lane, cao hơn đáng kể. Khi mainboard sử dùng chipset Z170 thường cung cấp thêm từ 20 lane.
Trường hợp bạn gắn hệ thống này một chiếc card đồ họa dùng PCIe x16 thì sẽ sử dụng đến 16 lane. Nếu như bạn gắn 2 card vào thì chỉ còn lại 4 lane để cho các phần khác.
2.3. Chipset quyết định khả năng OC của hệ thống
OC hay còn gọi là ép xung. Ép xung là thúc đẩy tốc độ của xung nhịp trở nên cao hơn bình thường. Nó sẽ giúp vận hành các tác vụ nặng tốt hơn. Tuy nhiên, khi ép xung bạn cần chú ý đến vấn đề tản nhiệt của máy tính.
Không phải loại CPU nào cũng ép xung được mà còn tùy loại. Chỉ một số loại chipset có hỗ trợ tiến hành ép xung và một số đòi hỏi phải có firmware. Vì thế, ngay từ đầu khi mua máy tính người dùng cần xác định muốn ép xung không. Nếu bạn muốn ép xung thì cần chọn loại máy chipset cho khả năng OC.
Chipset có thể giúp bạn ép xung thì phải có điều cần thiết trong khi ép xung như điện áp, multiplier, xung nhịp … trong UEFI hay BIOS.
3. Lịch sử hình thành
Năm 1986, chipset lần đầu tiên xuất hiện và được sáng chế bởi Chips and Technologies. Chipset đầu tiên được biết đến với tên gọi là 82C206. Ban đầu 82C206 bao gồm các chức năng như tạo xung nhịp 82284, bộ điều khiển bus 82288, bộ điều khiển 8237 DMA, bộ định thời hệ thống 8254, bộ điều khiển ngắt 8259 kép, kép và đồng hồ MC146818.
Và bốn trong số các chip 82C206 đã được thay thế bằng CS8221 hoặc NEATChipset (AT nâng cao mới) chỉ chứa ba chip. Mãi về sau này nó được thay thế bằng chipset 82C836 SCAT (chip đơn AT) kết hợp tất cả các chip trong bộ thành một chip.
4. Các loại chipset có trên mainboard
Ở trên chúng ta đã nêu qua về chip cầu bắc và chip cầu nam nhưng không chuyên sâu, trong phần này bạn sẽ cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về 2 loại chip này.
4.1. Chip cầu bắc Northbridge
Chip cầu bắc Northbridge đóng vai trò như sợ dây liên kết giữa CPU, RAM, AGP hoặc PCI Eхpreѕѕ, ᴠà chip cầu nam. Có đôi khi nó còn gồm có chương trình điều khiển ᴠideo tích hợp.
Các bộ хử lý ᴠà RAM khác nhau đòi hỏi các tín hiệu khác nhau nên một chip cầu bắc chỉ làm ᴠiệc ᴠới một hoặc hai loại CPU ᴠà chỉ làm việc ᴠới một loại RAM. Chỉ có một ᴠài loại chipѕet hỗ trợ hai loại RAM. Có thể kể đến như chipѕet NVIDIA nForce2 làm ᴠiệc ᴠới bộ хử lý Duron, Athlon, ᴠà Athlon XP ᴠới DDR SDRAM.
Ngoài ra có chipѕet Intel i875 chỉ làm ᴠiệc ᴠới hệ thống ѕử dụng bộ хử lý Pentium 4 hoặc Celeron có tốc độ lớn hơn 1.3 GHᴢ ᴠà ѕử dụng DDR SDRAM. Hay chip Intel i915g chỉ làm ᴠiệc ᴠới Intel Pentium 4 ᴠà Intel Celeron. Song, bạn vẫn có thể ѕử dụng bộ nhớ DDR hoặc DDR2.
Nếu đặt lên bàn cân thì chip cầu bắc giữ vai trò quan trọng hơn và mang yếu tố quyết định khi nó có thể gánh các tác vụ nặng. Nó nắm giữ quуết định ѕố lượng, tốc độ ᴠà loại CPU cũng như dung lượng, tốc độ ᴠà loại RAM. Với Pentium có bộ nhớ là 128 MB. Trong khi đó, các máу dùng Pentium 4 có giới hạn RAM là 4 GB.
4.2. Chip cầu nam Northbridge
Đối với chip cầu nam được biết với tên gọi khác là I/O Controller Hub (ICH). Đây là loại một chip giữ vai trò những ᴠiệc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipѕet. Chip cầu nam không được liên kếti trực tiếp ᴠới CPU. Nó phải kết nối với CPU qua chip cầu bắc.
5. Một số chipset xử lý Intel
Để bạn biết được cụ thể những con chipset Intel, dưới đây sẽ là tên một số bộ vi xử lý phổ biến.
5.1 chipset bộ xử lý Intel Xeon dành cho máy chủ
Dưới đây là một số bộ xử lý Intel Xeon dành cho máy chủ.
Chipset máy chủ Intel | Bộ xử lý | Bus hệ thống |
Intel® C608 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C606 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C604 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C602 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C226 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E3 | 2,5 GHz |
Intel® 3000 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 3000 series | 1066/800/533 MHz |
Intel® 5000P | Bộ xử lý Intel® Xeon® 5000 series | 1066/1333 MHz |
Intel® 5400 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 5400 series Bộ xử lý Intel® Xeon® 5200 series | 1066/1333 MHz |
5.2. Chipset dành cho máy trạm
Bên cạnh những bộ xử lý Intel Xeon dành cho máy chủ thì cũng có loại dành cho máy trạm hay còn gọi là Workstation.
6. Danh sách các dòng chipset mainboard
Nếu như bạn là người thạo công nghệ sẽ chú ý đến mỗi dòng mainboard trên thị trường sẽ có tên chipset ở ngay sau tên main. Chẳng hạn như ở Samsung H61S1, thì main ở đây chính là do Samsung sản xuất. Chipset H61 chỉ tiến hành hỗ trợ CPU dòng IVY BRIGDE hoặc Sandy Bridge như I5 2400 hay I7 2600.
Nếu muốn nắm rõ hơn về các dòng chipset mainboard, bạn có thể tham khảo bảng các tiền tốt chip dưới đây.
Loại chipset | Đặc điểm |
H | Dòng chipset bình dân, chính vì giá cả rẻ hơn những loại khác nên hạn chế một số tính năng. |
B | Dòng chipset tầm trung được trang bị nhiều tính năng hơn chip phổ thông và có công nghệ tiên tiến. |
Z | Dòng chipset cao cấp, có hiệu năng vượt trội, có khả năng ép xung (kết hợp Intel dòng K). |
X | Dòng chipset cao cấp, có hiệu năng vượt trội, có khả năng ép xung (kết hợp Intel dòng K). |
7. Tổng kết
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Chipset là gì? Vai trò và nhiệm vụ của chipset trong máy tính. Hy vọng những gì vừa cung cấp ở bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức thật bổ ích cho bạn.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật các thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Cám ơn các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc qua bài so sánh này.
Xem thêm:
- Mainboard là gì? Có vai trò như nào? Tầm quan trọng ra sao trong máy tính
- Socket CPU là gì? Tìm hiểu các loại socket CPU phổ biến 2022
- BIOS là gì? Công dụng như thế nào? Cách sử dụng BIOS máy tính đúng nhất!
- Khe cắm PCIe là cái gì? Có quan trọng trong máy tính khi sử dụng?
Di Động Việt