Cảm biến tiệm cận đã trở nên quen thuộc trong mỗi chiếc điện thoại thông minh, nhưng vẫn chưa được nhiều người chú ý đến. Nếu bạn đang thắc mắc cảm biến tiệm cận điện thoại là gì? Công dụng và nó có bao nhiêu loại? thì hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cảm biến tiệm cận điện thoại là gì?
Về mặt kỹ thuật, cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor) là một loại cảm biến sử dụng trường điện từ hoặc bức xạ điện từ để phát hiện các vật thể ở khoảng cách gần mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Khả năng này của cảm biến tiệm cận đã được áp dụng trên điện thoại để nhận ra các hành động của người dùng, sau đó thu thập dữ liệu và truyền về cho bộ xử lý để thực hiện các chức năng cụ thể trên thiết bị. Cảm biến tiệm cận thường được đặt ở phía trước của điện thoại, với khoảng cách hoạt động từ 2 đến 5 cm.
2. Các loại cảm biến tiệm cận phổ biến
Sau khi hiểu được tiệm cận điện thoại là gì thì tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua các loại cảm biến tiệm cận phổ biến hiện nay nhé. Cảm biến tiệm cận bao gồm:
Cảm biến tiệm cận công nghệ cảm ứng từ: Cảm biến tiệm cận đạt được hiệu quả bằng cách tận dụng sự dao động tần số của các sóng cao tần trong đường truyền của nó, giúp phát hiện và nhận biết các vật thể. Cảm biến tiệm cận từ thường có khả năng chống nhiễu tốt, tuy nhiên, độ dài phát hiện của nó ngắn và chỉ giói hạn trong việc nhận diện kim loại.
Cảm biến tiệm cận công nghệ điện dung: còn được gọi là cảm biến tiệm cận điện môi, hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng tĩnh điện để phát hiện các vật thể. Điểm mạnh nhất của cảm biến tiệm cận điện dung là khả năng phát hiện đa dạng các loại vật thể, bao gồm cả chất lỏng.
3. Cách thức hoạt động của cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận hoạt động bằng cách phát ra một loại trường điện, tia xạ hoặc ánh sáng đặc biệt, sau đó quan sát sự biến đổi của trường điện hoặc các tín hiệu phản hồi để xác định xem thiết bị di động của bạn có gần hay không. Dựa trên thông tin này, nó sẽ kích hoạt một số chức năng liên quan đến cảm biến tiệm cận.
4. Công dụng của cảm biến tiệm cận
Để hiểu rõ hơn cảm biến tiệm cận điện thoại là gì thì tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng xem qua công dụng của chúng nhé.
- Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là một tính năng mở rộng của cảm biến tiệm cận. Nó hoạt động bằng cách sử dụng từ trường và các tia ánh sáng để phát hiện vật thể. Nhờ vậy, điện thoại có thể nhận thông tin và thực hiện các điều khiển tự động.
- Tắt màn hình thông minh giúp tiết kiệm pin: Khi bạn đặt điện thoại xuống hoặc đặt vào túi, cảm biến tiệm cận trên điện thoại có thể phát hiện vật cản và làm tối màn hình. Hoặc tự động tắt màn hình khi bạn thiết lập chế độ khóa.
- Tắt màn hình khi nhận cuộc gọi: Khi bạn đặt tai vào điện thoại, màn hình cùng một số phím trên màn hình sẽ tự động tắt để tránh việc nhấn nhầm kết thúc cuộc gọi và những sự nhầm lẫn khác. Bạn chỉ cần rời điện thoại ra xa và màn hình sẽ tự động sáng trở lại.
- Tự động điều chỉnh độ sáng màn hình: Khi bạn di chuyển đến những nơi có ánh sáng mạnh, cảm biến sẽ truyền dữ liệu để hệ thống tự điều chỉnh độ sáng màn hình lên cao. Ngược lại, ở những nơi có ánh sáng yếu, độ sáng cũng sẽ tự động giảm xuống. Chức năng này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn đóng góp vào việc bảo vệ mắt người dùng trong thời gian dài.
5. Kết luận
Thông qua bài kiến thức trên đây, mong rằng bạn đã hiểu được Cảm biến tiệm cận điện thoại là gì? Phân loại và công dụng trên điện thoại.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel thuộc hệ thống cửa hàng Di Động Việt để cập nhật mọi thứ mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Xin chân thành gửi lời cám ơn rất nhiều tới các bạn vì đã đọc qua bài viết này của mình.
Khi lựa chọn Di Động Việt, khách hàng sẽ nhận được “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” hơn cả chính hãng. Chúng tôi luôn tận tâm và trách nhiệm trong việc mang đến các giá trị và lợi ích cao nhất cho mỗi khách hàng. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dùng khi sử dụng sản phẩm chính hãng với giá hợp lý.
Xem thêm:
- Eduhome app là gì? Các tính năng và cách tải ứng dụng
- Google TV là gì? Các tính năng nổi trội bạn cần biết
- Power BI là gì? Các thành phần của Power BI nên biết
Di Động Việt