AMD Radeon Graphics là gì và gồm có các dòng thiết bị nào bên trong hiện đang là thắc mắc của nhiều người dùng PC, laptop. Cùng theo dõi ngay bài viết này của mình để nắm được các thông tin quan trọng về card màn hình danh tiếng này và các sản phẩm của nó. Sẽ có nhiều thứ khiến bạn phải bất ngờ đấy.
1. AMD Radeon Graphics là gì?
AMD là một nhà sản xuất chuyên về card màn hình dành cho máy tính nổi tiếng bậc nhất trên thế giới hiện tại. Dòng card AMD Radeon Graphics được tạo ra bởi thương hiệu AMD này được trang bị nhiều tính năng, công nghệ thời thượng. Chúng sẽ đảm bảo được đầy đủ đa dạng các nhu cầu của người dùng.
Trước hết, chúng ta cùng quay về lịch sử để xem trước đâu Radeon là gì. Trước đây, hãng sản xuất này là chuyên tạo ra các sản phẩm về RAM, SSD, đồ họa. Nhà sáng lập có tên là ATi. Radeon chính là dòng card màn hình kế nhiệm của model Rage đến từ ATi. Sau đó, ATi được bán lại cho AMD vào thời điểm năm 2006. Khi đã có được thương vụ này, AMD đã tiến hành cấu trúc lại dòng thiết bị đó.
2. Ưu điểm mà AMD Radeon Graphics đem lại
Khi đã biết được khái niệm của card đồ họa AMD Radeon Graphics, chắc hẳn mọi người cũng muốn biết được các điểm mạnh của nó. Dưới đây chính là tất tần tật các ưu điểm mà card màn hình này sở hữu để đem lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất.
2.1. Chơi được các game yêu cầu cấu hình cao
Nếu bạn là một game thủ thứ thiệt thì không thể nào bỏ qua được những chiếc card AMD Radeon Graphics. Linh kiện này sẽ tạo điều kiện cho máy tính có thể cân được các tựa game đòi hỏi cấu hình khủng như là LOL, FIFA,…
Trong trường hợp bạn cần chiến game trên các thiết bị mà được trang bị card onboard thì cần phải tắt mọi hiệu ứng cũng như hạ đồ họa xuống còn tối thiểu. Vì thế, card AMD ra đời để giúp cho laptop của bạn được nâng cấp đáng kể về mặt hình ảnh hiển thị. Mọi chi tiết sẽ sắc nét hơn nhằm đem lại cho người dùng cảm giác cực đã khi trải nghiệm.
2.2. Xử lý hình ảnh, render các video nhanh chóng
Bên cạnh đó, AMD Radeon Graphics cũng nên là người bạn thân thiết bên cạnh khi bạn là dân chuyên edit video. Hình ảnh trong video sẽ được xử lý tốt hơn và đồng thời giúp cho con chip nhàn hơn. Do đó, hiệu năng chung của cả máy tính cũng sẽ được nâng cao lên và tốc độ xử lý mọi công việc được đẩy lên cao.
Chẳng hạn như bạn cần làm việc và render trên các ứng dụng phổ biến như là Adobe Premiere Pro hoặc chỉnh sửa, thiết kế ảnh trên AutoCad và Photoshop thì máy sẽ cân được tốt.
2.3. Tích hợp phần mềm độc quyền từ AMD
Nếu như laptop của các bạn được tích hợp card đồ họa AMD Radeon Graphics hoặc các card khác của AMD thì người dùng sẽ được sử dụng app AMD Crimson ReLive độc quyền của thương hiệu. Ứng dụng này sẽ hỗ trợ người dùng có thể thiết lập và cho phép phần mềm nào trên máy tính sử dụng được card màn hình của AMD lúc khởi động.
Hơn thế nữa, phần mềm xịn sò này còn hỗ trợ tối ưu phần cứng card màn hình AMD tốt hơn. Cụ thể, app sẽ nâng cấp hiệu năng đáng kể mỗi lúc chiến game. Đồng thời nó còn hỗ trợ chúng ta thiết lập lại các cài đặt để đem lại những phút giây trải nghiệm đỉnh cao cho bạn.
3. Các dòng sản phẩm của AMD Radeon Graphics
Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về các sản phẩm của dòng AMD Radeon Graphics để có cái nhìn chi tiết nhất. Dòng AMD này sở hữu 3 kiến trúc riêng biệt ứng với 3 thời kỳ là: TeraScale, GCN ᴠà RDNA.
3.1. Kiến trúc TeraScale
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiến trúc TeraScale của dòng AMD Radeon Graphics. Model HD 2000 series được sản xuất trên tiến trình 80 nm cùng với 65 nm. Trong khi đó, HD 3000 được làm trên tiến trình 65 nm cũng như 55 nm. Loại HD 4000 được sản xuất theo tiến trình 55 nm và 40 nm. Bộ đôi HD 5000 và HD 6000 được chế tạo theo tiến trình 40 nm. Bên dưới chính là các thông tin quan trọng liên quan tới kiến trúc TeraScale này.
HD 2000 series
- Những sản phẩm: HD 2350, HD 2400 XT, HD 2400 Pro, HD 2600 XT, HD 2600 Pro, HD 2900 XT, HD 2900 Pro.
- Thời điểm trình làng: 2007.
- Kiến trúc: Radeon R600.
- Tiến trình sản xuất: 80nm và 65nm.
- Chức năng mới nổi bật: CrossFireX.
HD 3000 series
- Những sản phẩm: HD 3410, HD 3450, HD 3470, HD 3550, HD 3570, HD 3610, HD 3650, HD 3730, HD 3750, HD 3830, HD 3850, HD 3870.
- Thời điểm trình làng: Tháng 10/2007.
- Kiến trúc: Radeon R600
- Tiến trình sản xuất: 65nm và 55nm
- Chức năng mới nổi bật: Hỗ trợ giao thức PCI Express 2.0, hỗ trợ OpenGL 3.3, tương thích với DirectX 10.0 và 10.1.
HD 4000 series
Những sản phẩm: HD 4350, HD 4550, HD 4570, HD 4580, HD 4650, HD 4670, HD 4730, HD 4750, HD 4770, HD 4810, HD 4830, HD 4850, HD 4860, HD 4870, HD 4890, HD 4850 X2, HD 4870 X2.
- Thời điểm trình làng: Tháng 6/2008.
- Kiến trúc: TeraScale 1.
- Tiến trình sản xuất: 55 nm và 50 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Tương thích với VRAM GDDR5, SIP block UVD 2.0-2.2, Chip PLX PEX8647 xuất hiện trên các mã X2, Hỗ trợ OpenCL 1.1, DirectX 10.1, Cụm điều khiển bộ nhớ mới.
HD 5000 series
- Những sản phẩm: HD 5450, HD 5550, HD 5570, HD 5610, HD 5670, HD 5750, HD 5770, HD 5830, HD 5850, HD 5870 Eyefinity Edition , HD 5870, HD 5970.
- Thời điểm trình làng: Tháng 9/2009.
- Kiến trúc: TeraScale 2.
- Tiến trình sản xuất: 40 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Hỗ trợ OpenGL 4.5 và OpenCL 1.2 và DirectX 11.3, tương thích với 2 màn hình CRT trên 1 card, xuất hiện AMD Eyefinity.
HD 6000 series: Dòng thiết bị tiên phong trong việc xóa bỏ ATi nằm trong tên sản phẩm của mình.
- Những sản phẩm: HD 6350, HD 6450, HD 6570, HD 6670, HD 6750, HD 6770, HD 6790, HD 6850, HD 6870, HD 6930, HD 6950, HD 6970, HD 6990.
- Thời điểm trình làng: Tháng 10/2010.
- Kiến trúc: TeraScale 2 và 3.
- Tiến trình sản xuất: 40 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Đa phần là thuộc về kiến trúc TeraScale 3.
3.2. Kiến trúc GCN
GCN được xem là đời kế nhiệm của kiến trúc TeraScale trong các dòng AMD Radeon Graphics. Dòng này đã có được sản phẩm thứ nhất của mình vào lúc tháng 1/2012.
HD 7000 series
- Những sản phẩm: HD 7730, HD 7750, HD 7770 GHz Edition, HD 7790, HD 7850, HD 7870 XT, HD 7870 GHz Edition, HD 7950 Boost, HD 7950, HD 7970 GHz Edition, HD 7970, HD 7990.
- Thời điểm trình làng: Tháng 1/2012.
- Tiến trình sản xuất: 28 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Hỗ trợ API Vulkan 1.0, PCI Express 3.0, Video Coding Engine, có kiến trúc GCN mới.
R7/R9 200 series
- Những sản phẩm: R7 240, R7 250E, R7 250, R7 250X, R7 260X, R7 260, R7 265, R9 270X, R9 270, R9 280X, R9 280, R9 285, R9 290X, R9 290, R9 295X2.
- Thời điểm trình làng: Tháng 10/2013.
- Kiến trúc: GCN thế hệ 2, một mã dùng GCN thế hệ 3 là R9 285.
- Tiến trình sản xuất: 28 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Tương thích với Crossfire với cả card thế hệ tiền nhiệm, hỗ trợ DirectX 12, AMD TrueAudio.
R7/R9 300 series
- Những sản phẩm: R7 350, R7 360, R9 370X, R7 370, R9 380X, R9 380, R9 390X, R9 390, R9 Fury, R9 Nano, Radeon Pro Duo Fiji, R9 Fury X.
- Thời điểm trình làng: Tháng 6/2015.
- Kiến trúc: GCN đời thứ nhất và thứ hai. Dòng Fury được trang bị GCN đời thứ ba.
- Tiến trình sản xuất: 28 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Hỗ trợ Virtual super resolution (render được hình ảnh với độ phân giải cao và hình ảnh cực mượt nhưng không cần phải khử răng cưa), bộ giới hạn khung hình, VRAM HBM xuất hiện lần đầu tiên (có trên R9 Fury X), hỗ trợ Liquid VR.
RX 400 series
- Những sản phẩm: RX 460, RX 470D, RX 470, RX 480.
- Thời điểm trình làng: Tháng 6/2016.
- Kiến trúc: GCN đời thứ tư.
- Tiến trình sản xuất: 14 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Kiến trúc GCN thuộc thế hệ thứ 4, bộ điều khiển màn hình mới, có tính năng HDR10 và DolbyVision, Decode HEVC ở mức 4K 60 FPS cùng kênh màu 10-bit.
RX 500 series
- Những sản phẩm: RX 550X, RX 550, RX 560, RX 570, RX 580, RX 590, RX 480.
- Thời điểm trình làng: Tháng 4/2017.
- Kiến trúc: GCN đời thứ tư.
- Tiến trình sản xuất: 14 nm và 12 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Được trang bị chuẩn màu HDR10, hỗ trợ chuẩn xuất hình là DisplayPort 1.4 HBR, HDMI 2.0b.
3.3. Kiến trúc RDNA
Kiến trúc RDNA được xem là cuộc cách mạng lớn của dòng AMD Radeon Graphics. Mẫu GPU thứ nhất mà được sản xuất trên tiến trình 7 nm chính là RX 5000. Dòng sản phẩm này được tích hợp nhiều công nghệ tối tân nên hiệu năng của máy được đẩy lên tối đa. Bên cạnh đó, bộ tản nhiệt cũng được tối ưu hóa rất tốt.
Chưa dừng lại ở đó, khả năng xử lý đồ họa và bộ nhớ đệm đa tầng cũng được cải tiến về chức năng. Bên cạnh đó, bộ nhớ 16GB cũng như GDDR6 cũng được nhân đôi về băng thông. Bộ đôi Radeon Display Engine cùng với Radeon Media Engine còn hỗ trợ cho quá trình mã hóa video nhanh hơn.
RX 5000 series
- Những sản phẩm: Radeon RX 5300 XT, Radeon RX 5300, RX 5500 XT, RX 5500, RX 5600 XT, RX 5600, RX 5700 XT, RX 5700, RX 5700 XT 50th Anniversary.
- Thời điểm trình làng: Tháng 7/2019.
- Kiến trúc: Radeon DNA (RDNA) đời thứ 1.
- Tiến trình sản xuất: TSMC 7nm FinFET.
- Chức năng mới nổi bật: Được hỗ trợ giao thức PCI Express 4.0 x16, có chuẩn VRAM mới là GDDR6.
Radeon RX 6000 series
Radeon RX 6000 series chính là dòng card AMD Radeon Graphics thuộc top 1 của thương hiệu này cho tới hiện tại. Dòng sản phẩm hứa hẹn sẽ nâng cấp đáng kể về mặt hiệu năng cho máy tính của bạn nhờ có kiến trúc thế hệ RDNA 2 hiện đại.
Trong tất cả các sản phẩm, AMD Radeon RX 6900 XT đang nắm giữ vị trí thứ nhất do được tích hợp tới 5120 bộ xử lý luồng cùng với bộ nhớ 16GB. Vì thế, những phút giây trải nghiệm chất lượng 4K trên màn ảnh. Bên cạnh đó, AMD Radeon RX 6800 XT cũng sở hữu tới 4608 bộ xử lý luồng đi kèm với bộ nhớ 16GB dạng GDDR6. Hơn thế nữa, AMD Radeon RX 6800 còn là một phiên bản thu nhỏ gọn của RX 6800 XT. Nó được trang bị 3840 bộ xử lý luồng cùng bộ nhớ loại GDDR6 16GB.
- Những sản phẩm: RX 6700 XTl, RX 6800 XT, RX 6800, RX 6900 XT.
- Thời điểm trình làng: Ngày 28/10/2020.
- Kiến trúc: RDNA 2.
- Tiến trình sản xuất: 7 nm.
- Chức năng mới nổi bật: Hiệu năng nhân đôi so với trước đây, Rage Mode: Ép xung tự động chỉ với một lần nhấp chuột, Infinity Cache, SAM, Hỗ trợ API DX12 Ultimate, Ray Tracing, sở hữu công nghệ Super Resolution (giống với DLSS của NVIDIA), Xung boost lên tới hơn 2000 MHz.
4. Giới thiệu laptop sử dụng AMD Radeon Graphics tại Di Động Việt
Khi đã biết được sức mạnh thực sự của dòng AMD Radeon Graphics qua các thông tin trên, hãy cùng khám phá thêm các dòng laptop dùng card này tại Di Động Việt bên dưới. Chúng chắc chắn là những sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy.
4.1. Laptop MSI Modern 14 B5M 204VN
Sản phẩm có AMD Radeon Graphics cực xịn sò hiện nay bạn nên sở hữu đó là Laptop MSI Modern 14 B5M 204VN. Nhờ chiếc card xịn sò này, việc sáng tạo của các bạn có thể dễ dàng hơn bao giờ hết với tốc độ siêu mượt. Đi kèm với đó chính là vi xử lý Ryzen 5 5500U. Vì thế, máy sẽ có thể hoàn thành được các nhiệm vụ cơ bản cực đỉnh.
Chưa hết, laptop MSI này còn được tích hợp màn hình kích thước 14 inch. Ngoài ra, tấm nền mà sản phẩm này sử dụng chính là IPS nên nó vừa hiển thị rộng rãi mà lại còn sắc nét rất nhiều. Dung lượng pin thiết bị sở hữu là rất cao, cho phép bạn có thể sử dụng được lên đến 10 tiếng liên tục.
4.2. Laptop MSI Modern 15 A5M 239VN
Sự lựa chọn kế tiếp nếu bạn muốn mua máy có AMD Radeon Graphics chính là Laptop MSI Modern 15 A5M 239VN. Đây là một chiếc card vừa mạnh mẽ, vừa thông minh, tạo mọi điều kiện cho các bạn thoải mái render video và hình ảnh. Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị vi xử lý Ryzen 7 5700U hiện đại, giúp cân được mọi tác vụ.
Ngoài ra, chiếc máy tính xách tay đầy thú vị này còn sở hữu kích thước màn hình lớn lên tới 15.6 inch. Đây được xem là kích cỡ giống với các dòng laptop gaming giá rẻ nên diện tích trải nghiệm là cực ổn áp và rộng mở. Hơn thế nữa, thời lượng pin của thiết bị lên tới 10 tiếng liên tục nên hoàn toàn có thể phục vụ cho bạn trong cả ngày dài.
5. Tạm kết
Hy vọng bài viết AMD Radeon Graphics là gì? Card đồ họa này có gì vượt trội? cũng giúp cho mọi người nắm được các thông tin siêu hữu ích của dòng card này trên máy tính để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
Đừng quên liên tục theo dõi kênh Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật tất tần tật mọi thứ về công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Xin cám ơn tất cả các bạn vì đã dành ít phút đọc qua bài viết này của mình.
Xem thêm:
- Thông tin Intel Xeon là gì? Ưu điểm và tính năng nổi bật của Intel Xeon so với Core i
- Intel Iris Xe Graphics là gì? Thông tin nổi bật về card đồ họa của chip Intel thế hệ 11
- Tìm hiểu về Card đồ họa tích hợp Intel UHD Graphics có gì nổi bật
- Chip AMD là gì? Điểm mạnh và yêu cầu con CPU AMD trong sử dụng
Di Động Việt